Trang chủNewsThời sựLàm sao để người dân biết được thông tin chất lượng nước...

Làm sao để người dân biết được thông tin chất lượng nước sinh hoạt?


Nước không phải nguồn tài nguyên vô tận và bất biến

Chiều 20/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, Việt Nam là quốc gia có may mắn sở hữu nguồn tài nguyên nước đa dạng và dồi dào. Tuy nhiên, nước không phải nguồn tài nguyên vô tận và bất biến.

“Chính việc chưa coi nước là tài nguyên quý giá nên việc khai thác, sử dụng nước thời gian qua nhiều khi chưa được quan tâm đúng mức đến việc tiết kiệm, hiệu quả, gắn khai thác, sử dụng với việc bảo vệ nguồn nước và hành lang nguồn nước khiến cho nhiều nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, bị cạn kiệt, ảnh hưởng tiêu cực tới môi sinh, cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân”, đại biểu đoàn Hải Dương nêu.

Riêng việc ô nhiễm nguồn nước, đại biểu Nga dẫn chứng con số thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 9.000 người tử vong do nguồn nước và vệ sinh kém; gần 250.000 người nhập viện vì tiêu chảy cấp bởi nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm; khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm mà một trong những nguyên nhân chính là ô nhiễm nguồn nước.

Đối thoại - Làm sao để người dân biết được thông tin chất lượng nước sinh hoạt?

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu thảo luận tại hội trường.

Bên cạnh đó, việc sụt giảm đến mức báo động về trữ lượng nước do nhiều nguyên nhân cũng đòi hỏi có những quy định, giải pháp quyết liệt để ngăn ngừa nguy cơ mất an ninh nguồn nước.

Bởi thế, việc nhấn mạnh khía cạnh tài nguyên của nước trong tên gọi của Luật và quy định xuyên suốt trong các nội dung của luật, nhất quán quan điểm: Nước là tài sản công và sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.

“Tài nguyên nước là cốt lõi trong xây dựng, quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch dân cư, quy hoạch các ngành, lĩnh vực có khai thác, sử dụng nước, hoạch định chiến lược phát triển đất nước. Phạm vi điều chỉnh của luật quy định tại điều 1, theo tôi là phù hợp và đầy đủ”, bà Nga nói.

Về các hành vi bị nghiêm cấm, bà Nga cho rằng, điều 10 đã quy định tương đối đầy đủ và rõ ràng các hành vi bị nghiêm cấm trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

So với luật Tài nguyên nước hiện hành, dự thảo luật lần này có bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm, đảm bảo việc quản lý nguồn nước được chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trong khoản 4 có quy định hành vi bị cấm là “lấp sông suối, kênh rạch” chưa rõ các hành vi bị cấm. Trên thực tế hiện nay, rất nhiều dòng sông tuy chưa bị lấp nhưng bị người dân lấn chiếm phần diện tích ven sông rất nhiều bằng cách đổ vật liệu bồi đắp biến phần mặt nước sông thành diện tích đất để sử dụng.

“Hầu như những con sông có các hộ gia đình sinh sống hai bên bờ sông đều rơi vào tình trạng bị lấn chiếm. Vì vậy,  cần quy định rõ hành vi bị cấm là lấn chiếm, lấp sông suối, kênh rạch…”, bà Nga đề nghị.

Về chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước, Dự thảo Luật đã quy định về việc ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước để cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước ngọt.

Để chính sách này có thể đi vào thực tế cuộc sống, có cơ chế để triển khai thực hiện hiệu quả, cần làm rõ việc ưu tiên và các chính sách ưu đãi được thực hiện như thế nào. Kinh nghiệm cho thấy, các chính sách ưu tiên, ưu đãi chỉ đạt được hiệu quả khi có các quy định, quy trình cụ thể để triển khai. Nếu các quy định về chính sách ưu đãi chỉ mang tính chất chung chung sẽ rất dễ bị vướng, thậm chí bị lãng quên khi Luật có hiệu lực thi hành.

Công bố thông tin như thế nào?

Về bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt (điều 28), đại biểu cho biết, mục b khoản 2 của điều 10 trong dự thảo luật quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm: Tổ chức công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng của nguồn nước sinh hoạt đối với các nguồn nước trên địa bàn.

Theo bà Nga, quy định về trách nhiệm nói trên của UBND cấp tỉnh là hợp lý và cần thiết để tăng cường tính hiệu lực, hiêu quả và trách nhiệm của chính quyền cũng như người dân trong bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, để đông đảo nhân dân nắm được thông tin về chất lượng nguồn nước sinh hoạt để có phương án lựa chọn sử dụng nước hợp vệ sinh.

Đối thoại - Làm sao để người dân biết được thông tin chất lượng nước sinh hoạt? (Hình 2).

Các đại biểu tại phiên thảo luận tại hội trường chiều 20/6.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy định trên còn quá chung chung, chưa rõ hình thức thực hiện: Công bố thông tin như thế nào? Trên các kênh nào? Theo chu kỳ nào? Bao lâu phải công bố một lần hay công bố từng năm? Đại biểu đề nghị điều này cần được quy định rõ hơn để có thể thực hiện một cách thực chất và hiệu quả.

Đại biểu đoàn Hải Dương cũng nhất trí cao với việc bổ sung nội dung phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vào dự thảo luật để đảm bảo loại trừ tối đa các hành vi tác động tiêu cực tới nguồn nước.

Khoản 5 điều này quy định: Các hồ chứa, đập dâng và công trình khai thác, sử dụng nước khác khai thác nước không hiệu quả, gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng thì phải cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc phá dỡ.

“Quy định như trên còn khá dễ dãi, chưa nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn nước khi “gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước” tới mức nghiêm trọng mới phải cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc phá dỡ”, bà Nga nhận định.

Mặt khác, mức độ “ô nhiễm nghiêm trọng” cụ thể là như thế nào cũng chưa được quy định rõ, bà đề nghị sửa theo hướng bỏ cụm từ “nghiêm trọng”, các hồ chứa, đập dâng và công trình khai thác nước sử dụng không hiệu quả, gây suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước phải cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc phá dỡ. Như vậy mới nâng cao được trách nhiệm, hiệu quả của việc phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về giải pháp công nghệ trong hoạt động của Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu Ban Thư ký Quốc hội Việt Nam kết thúc tốt đẹp Hội nghị Hiệp hội Tổng Thư ký Nghị viện thế giới (ASGP) vừa diễn ra tại Thụy Sĩ vào 26/3. Tham gia Hội nghị ASGP lần này có khoảng 150 đại biểu đến từ trên 90 Ban Thư ký nghị viện các nước thành viên IPU và một số...

Chuẩn bị cho việc hoàn thành nhiệm vụ lập pháp của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, theo Luật Tổ chức Quốc hội, Quy chế làm việc, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rất quan tâm và định kỳ tổ chức...

Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 10 dự án luật tại Kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 10 dự án luật và cho ý kiến đối với 10 dự án luật khác, chưa kể một số lượng khá lớn các dự thảo Nghị quyết mà Chính phủ đang đề xuất. Sáng 26/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị...

Đề xuất cho Hà Nội cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp 7 vào tháng 5 tới đây. Mô hình mới để tạo đột phá cho Thủ đô Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng xác định nội dung, lĩnh vực được phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát,...

Ngành Tư pháp phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024

Ngày 22/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024 với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố. Đồng chí Lê Thành Long, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị. Các Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Trần Tiến Dũng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GTVT đề xuất quy định mới liên quan đến đăng kiểm xe ô tô

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi, lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, Sở GTVT, hiệp hội doanh nghiêp đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10/1/2018 của...

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Đà phục hồi của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Theo Kinh tế & Đô thị, bước sang năm 2024 với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, trong việc tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân dự án đầu tư công, đặc biệt là những dự án về hạ tầng giao thông kết nối các vùng kinh tế trọng điểm như: Sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Bắc Nam,...

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Cuối năm 2023, ngành giáo dục Trung Quốc chứng kiến tình trạng đóng cửa, sáp nhập trường mẫu giáo, nhà trẻ gia tăng trên toàn quốc. Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021. Việc đóng cửa các nhà trẻ được cho là có nguyên nhân phần lớn xuất phát từ tỉ lệ sinh giảm. Số trẻ...

Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Theo Vietnamplus, ngày 27/3, các nhân viên điều tra của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) đã tiếp cận và thu thập được hộp đen của con tàu chở hàng đâm sập cầu ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland (Mỹ) một ngày trước đó. Cây cầu Francis Scott Key khi chưa bị sập. Ảnh cắt từ clip. Cây cầu Francis Scott Key sau khi bị tàu hàng đâm sập. Ảnh cắt từ clip. Chủ tịch NTSB Jennifer...

Kinh tế Đức sẽ hầu như “đứng im không nhúc nhích”

Đức vẫn đang phải vật lộn với “bộ 3 vấn đề”, bao gồm lạm phát cao, lãi suất cao và xuất khẩu yếu, vốn đã khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu thu hẹp 0,3% trong năm ngoái. Nền kinh tế Đức được dự đoán sẽ khó tăng trưởng trong năm nay, các viện kinh tế hàng đầu cho biết hôm 27/3, cùng với việc nhu cầu yếu trong và ngoài nước làm chậm con đường phục...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Cùng chuyên mục

Đường 760 tỷ ở Cà Mau có nguy cơ chậm tiến độ do vướng mặt bằng

Theo UBND tỉnh Cà Mau, Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến...

Tuyên truyền pháp luật và cắt tóc miễn phí cho học sinh khu vực biên giới

HUẾ - Bộ đội biên phòng Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên truyền pháp luật và cắt tóc cho hàng chục học sinh khu vực biên giới. ...

Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 sẽ diễn ra tại Hải Phòng

Ngày 28/3, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum) và Golden Dragon Awards lần thứ 23. Diễn đàn Vietnam Connect là sự kiện thường niên, được tổ chức quy mô cấp quốc gia với mục đích nâng cao hiệu quả kết nối, tăng cường cơ hội hợp tác đầu...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử...

Tham dự Lễ phát động có: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc...

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền...

Bên cạnh đó, cần rà soát, phân công, điều chỉnh một số nhiệm vụ cho sở, ngành, địa phương chủ trì thực hiện các dự án, tiểu dự án để thực hiện một cách có hiệu quả; trong đó chú trọng đến việc các vấn đề cần thiết, bức xúc, nâng cao thu nhập cho người dân. Địa phương cũng đang tính toán để có phương pháp mới, cách làm mới trong việc hỗ trợ thực hiện...

Mới nhất

Thẩm định đầy đủ hợp lệ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Bộ Công Thương rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép hợp kim Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát chống bán phá giá đối với sản phẩm Sorbitol Mới đây, 9 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam bao gồm Công ty Cổ...

8 ứng viên tiềm năng thay HLV Troussier

Bên cạnh những gương mặt quen thuộc như Park Hang-seo hay Mano Polking, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có thể cân nhắc Lee Young-jin, Velizar Popov, Chu Đình Nghiêm cho vị trí HLV trưởng đội tuyển Việt Nam. HLV Hoàng Anh Tuấn (sinh năm 1968, Khánh Hòa). Sau khi thôi hợp đồng sớm với HLV Philippe Troussier, VFF đã chọn HLV...

Lạc bước vào khu rừng đẹp như cổ tích trên đỉnh Sa Mu, Putaleng

23/03/2024 | 14:23 TPO - Trên hành trình chinh phục đỉnh Sa Mu xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La), các bạn trẻ sẽ được chiêm...

Tuyên truyền pháp luật và cắt tóc miễn phí cho học sinh khu vực biên giới

HUẾ - Bộ đội biên phòng Thừa Thiên Huế tổ chức tuyên truyền pháp luật và cắt tóc cho hàng chục học sinh khu vực biên giới. ...

Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 sẽ diễn ra tại Hải Phòng

Ngày 28/3, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum) và Golden Dragon Awards lần thứ 23. Diễn đàn Vietnam Connect là sự kiện thường niên, được tổ chức quy...

Mới nhất