Trang chủNewsThế giớiLãnh đạo Mỹ-Trung trao đổi ‘thực chất’, IDF có động thái ở...

Lãnh đạo Mỹ-Trung trao đổi ‘thực chất’, IDF có động thái ở Al-Shifa



Tổng thống Ukraine thừa nhận một điều, Ngoại trưởng Anh lên tiếng, ADMM+ mở màn ở Indonesia…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(11.15) Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ngày 15/11 tại vườn Filoli, bang California, Mỹ. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ngày 15/11 tại vườn Filoli, bang California, Mỹ. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Nga kiên định lập trường việc Ukraine gia nhập NATO: Ngày 15/11, phát biểu tại họp báo hàng tuần, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova tuyên bố việc nước láng giềng gia nhập một “liên minh quân sự hung hăng” đe dọa tới an ninh của Nga.

Bà nhắc lại mục tiêu của Nga là “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraine. Theo đó, Ukraine phải giữ thái độ trung lập và không tham gia bất kỳ khối quân sự nào, trước tiên là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đồng thời, bà Zakharova khẳng định NATO coi thường luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và không thể nhận thức được lợi ích của các trung tâm quyền lực thay thế. Theo bà, Nga coi gói trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) là ví dụ về “chính sách hung hăng của phương Tây” và vi phạm luật pháp quốc tế.

Trước đó, trả lời phỏng vấn The Guardian (Anh) ngày 11/11, cựu Tổng thư ký NATO Anders Rasmussen gợi ý rằng Ukraine nên gia nhập NATO mà không có các vùng lãnh thổ đã mất. Ông lập luận rằng việc loại trừ các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát khỏi NATO sẽ làm giảm nguy cơ xung đột giữa hai bên. (TASS)

* Ukraine tuyên bố bắn hạ loạt UAV Nga: Ngày 16/11, Lực lượng Không quân nước này cho biết đã bắn hạ 16/18 máy bay không người lái (UAV) tấn công do quân đội Nga triển khai cũng như một tên lửa trong các cuộc tấn công qua đêm.

Giới chức trách Ukraine cũng cho biết cơ sở hạ tầng dân sự ở khu vực Kharkov đã bị S-300 làm hư hại. Hiện chưa có thông tin về thương vong. (Reuters)

* Ukraine “sẽ khủng hoảng nếu thiếu hỗ trợ phương Tây: Ngày 15/11, trong video cuộc họp trên kênh YouTube của Văn phòng Tổng thống nước này, ông Volodymyr Zelensky nhấn mạnh: “Tôi sẽ nói thẳng với các bạn – nếu không có sự hỗ trợ (từ phương Tây) thì sẽ rất khó khăn. Tất cả số tiền kiếm được, Ukraine đều chi cho quân đội.

Nếu chúng tôi không được hỗ trợ về an sinh xã hội cho các lĩnh vực quan trọng như thanh toán cho người hưu trí, cũng như một số hỗ trợ cho người đang cần, mọi thứ sẽ rất khó khăn. Chúng tôi sẽ phải giảm hỗ trợ cho quân đội, tiền lương cho họ hoặc không trả trợ cấp. Đó sẽ là một cuộc khủng hoảng”.

Ông tuyên bố việc chấm dứt hỗ trợ tài chính không ảnh hưởng đến diễn biến cuộc xung đột quân sự và khả năng Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) tác chiến. Nhà lãnh đạo này cũng không đồng tình với quan điểm rằng Ukraine hoàn toàn phụ thuộc vào hỗ trợ quân sự của phương Tây. Ông nói: “Nhận định Ukraine chỉ phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự của phương Tây là không đúng”.

Gần đây, truyền thông phương Tây thường nêu chủ đề về sự mệt mỏi của các đối tác với xung đột, cũng như bất đồng gia tăng với Kiev khi VSU chưa đạt thành công thực sự, song lại yêu cầu thêm nhiều hỗ trợ tài chính và quân sự. (Reuters)

* Ngoại trưởng Anh khẳng định London ủng hộ Ukraine: Ngày 16/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp với Ngoại trưởng Anh David Cameron tại Kiev, trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của quan chức này.

Trong đoạn video do Văn phòng Tổng thống Ukraine đăng tải, ông Cameron đã nhấn mạnh sự ủng hộ của London với Kiev. Quan chức này nêu rõ: “Điều tôi muốn nói khi có mặt ở đây là chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các bạn về mặt tinh thần, hỗ trợ về mặt ngoại giao… Song trên hết, đó là sự hỗ trợ về mặt quân sự mà các bạn cần không chỉ trong năm nay, năm tới, chừng nào còn cần thiết”. Người đứng đầu ngành ngoại giao Anh nói thêm rằng London sẽ phối hợp với các nước đồng minh “để bảo đảm cộng đồng quốc tế chuyển sự chú ý tới cuộc xung đột ở Ukraine”.

Về phần mình, ông Zelensky cảm ơn động thái trên của Anh. Nhà lãnh đạo này cũng cho rằng xung đột ở Trung Đông thu hút sự chú ý của toàn cầu khỏi xung đột Nga-Ukraine, hiện đã bước sang tháng thứ 21 và chưa có hồi kết. Tổng thống Zelensky nói: “Thế giới không còn quá tập trung vào tình hình ở Ukraine. Rõ ràng, việc phân chia trọng tâm này thực sự không giúp ích gì”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Na Uy ‘mạnh tay’ chi tiền kỷ lục cho lĩnh vực này

* Quân đội Israel rút khỏi khu vực bên trong bệnh viện Al-Shifa: Ngày 15/11, AFP dẫn lời một nhà báo bị mắc kẹt trong bệnh viện này cho biết, binh lính Israel đã rút khỏi bên trong địa điểm này và đang triển khai ở các khu vực xung quanh.

Trước đó, đầu giờ sáng ngày 15/11, các lực lượng Israel đã đột kích vào bệnh viện lớn nhất Dải Gaza, làm dấy lên quan ngại về an toàn của hàng nghìn bệnh nhân, nhân viên y tế và những thường dân bị mắc kẹt bên trong bệnh viện.

Trả lời kênh MSNBC (Mỹ) sau đó, ông Mark Regev, cố vấn của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, tuyên bố: “Chúng tôi đã tìm thấy vũ khí và thứ khác. Chúng tôi tiến vào bệnh viện dựa trên thông tin tình báo đáng tin cậy”. (AFP/Reuters)

* Israel thông tin về vụ tấn công ở Nam Jerusalem: Sáng 16/11, truyền thông Israel đưa tin về một vụ “tấn công khủng bố” bằng súng tại chốt an ninh lối vào Đường số 60, còn được gọi là “đường hầm” ở phía Nam thành phố Jerusalem khiến 8 người bị thương. Theo truyền thông, các kẻ tấn công đã đi trên xe ô tô, mang súng tiểu liên M-16 và 2 khẩu súng ngắn. Trước tình hình đó, Lực lượng an ninh Israel đã bắn hạ 3 tay súng, được cho là đến từ thành phố Hebron ở Bờ Tây của Palestine, từ đó ngăn chặn nguy cơ vụ việc diễn biến nghiêm trọng hơn.

Vụ tấn công đã khiến 6 nhân viên an ninh và 2 dân thường Israel bị thương, trong đó có một người bị thương nặng. Tất cả nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện gần đó để chữa trị. Các lực lượng an ninh Israel đang mở rộng điều tra tại khu vực. (Times of Israel)

* Israel yêu cầu cư dân của Khan Yunis sơ tán: Sáng 16/11, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã thả truyền đơn xuống phía Đông thành phố Khan Yunis ở miền Nam Dải Gaza, cảnh báo người dân phải rời khỏi khu vực này. Tờ này yêu cầu dân thường phải sơ tán ngay khỏi khu vực và bất kỳ ai ở gần vị trí các tay súng Palestine sẽ gặp nguy hiểm về tính mạng. Trước đó, IDF đã rải những tờ truyền đơn tương tự xuống phía Bắc dải Gaza trước khi đổ bộ vào khu vực này.

Hiện nay, IDF thực hiện ngừng bắn nhân đạo khoảng 4 tiếng/ngày để người dân Palestine di dời xuống phía Nam Dải Gaza. Việc lực lượng này rải truyền đơn yêu cầu người dân ở phía Đông thành phố Khan Yunis phải sơ tán là dấu hiệu cho thấy Nhà nước Do Thái chuẩn bị đánh mạnh vào địa điểm này. (Jerusalem Post)

* Phong trào Houthi đe dọa tấn công tàu Israel: Ngày 16/11, tờ Al-Akhbar (Lebanon) có lập trường ủng hộ phong trào Hồi giáo Hezbollah cho biết, lực lượng Houthi ở Yemen đã lập danh sách các mục tiêu để tấn công, trong đó có toàn bộ tàu thuyền của Israel, cả dân sự và quân sự. Theo đó, Houthi vừa tấn công các tàu chở dầu chạy tuyến Eilat-Ashkelon, theo lộ trình từ Biển Đỏ vào Địa Trung Hải.

Đồng thời, Houthi đang “chuẩn bị cho bất cứ phản ứng nào từ phía Mỹ”. Theo đó, mọi hành động của Washington “sẽ bị đáp trả bằng việc tấn công hàng loạt các mục tiêu khác, bao gồm cả tàu bè của Mỹ di chuyển qua Biển Đỏ”.

Đáng chú ý, tờ này cho rằng, Mỹ đã đề nghị trao cho Houthi một số lợi ích như trong vấn đề nhân đạo, dỡ bỏ phong tỏa các quỹ để Houthi trả lương cho nhân viên ở Sanaa, gỡ phong tỏa đường biển và mở một đường bay quốc tế cho các nước khác bay tới Yemen. Tuy nhiên, Houthi từ chối đề nghị này từ phía Mỹ.

Các nguồn tin của tờ Al-Akhbar cho biết “có một vài cuộc đối thoại giữa chính quyền Saudi Arabia và Yemen, cũng như tìm kiếm một thể thức có thể hài hòa lợi ích cho cả đôi bên vốn đang trong tình trạng xung đột hiện nay”. (Reuters)

* Mỹ ủng hộ loại bỏ nguy cơ từ Hamas: Ngày 15/11, phát biểu sau hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định ông “không biết xung đột ở Dải Gaza sẽ kéo dài bao lâu, nhưng Israel sẽ kết thúc chiến dịch khi Hamas không còn khả năng gây ra sự đe dọa đối với người Do Thái”.

Nhà lãnh đạo này nêu rõ: “Israel có nghĩa vụ cẩn thận khi tấn công các mục tiêu trong Dải Gaza… Sẽ là sai lầm nếu Israel tái chiếm đóng Dải Gaza”. Tổng thống Mỹ cũng cho biết, ông đã trao đổi với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, khẳng định: “Giải pháp duy nhất (chấm dứt xung đột) là giải pháp hai nhà nước”.

Cùng ngày, quan chức cấp cao Mỹ cho biết, ông Biden đã đề nghị ông Tập can thiệp để Iran không leo thang căng thẳng ở Trung Đông, dẫn đến các hành vi khiêu khích. Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc cũng cho hay đã thảo luận với quan chức Iran liên quan những nguy cơ ở Trung Đông. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Israel – Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

* Thượng đỉnh Mỹ-Trung khép lại với nhiều kết quả: Ngày 15/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Tổng thống chủ nhà Joe Biden tại khu nghỉ dưỡng Filoli, bang California, cách San Francisco 40km về phía Nam.

Tại đây, ông khẳng định Trung Quốc luôn cam kết về mối quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững với Mỹ. Chủ tịch Tập Cận Bình hy vọng hai nước có thể là đối tác tôn trọng lẫn nhau và cùng tồn tại hòa bình. Ông kêu gọi Trung Quốc và Mỹ cùng nhau giải quyết bất đồng một cách hiệu quả, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi.

Nhà lãnh đạo này nêu rõ hai nước có lợi ích chung trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực truyền thống như kinh tế, thương mại và nông nghiệp, cũng như các lĩnh vực mới nổi như biến đổi khí hậu và trí tuệ nhân tạo (AI). Theo ông, quan trọng là phải tận dụng tối đa các cơ chế trong chính sách đối ngoại, kinh tế, tài chính, thương mại, nông nghiệp và các lĩnh vực khác, thực hiện hợp tác trong chống tội phạm ma túy, tư pháp và thực thi pháp luật, AI, khoa học và công nghệ.

Về phần mình, cùng ngày, Nhà Trắng khẳng định, hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp “thực chất và mang tính xây dựng về một loạt vấn đề song phương và toàn cầu, cũng như trao đổi quan điểm về các lĩnh vực khác biệt”.

Phát biểu tại cuộc gặp, ông Joe Biden nhấn mạnh song phương cần bảo đảm rằng cạnh tranh hiện nay “không dẫn đến xung đột” và quản lý quan hệ một cách “có trách nhiệm”. Đồng thời, nhà lãnh đạo xứ cờ hoa nhấn mạnh rằng các vấn đề như biến đổi khí hậu, chống ma túy và AI đòi hỏi sự quan tâm chung của hai nước.

Tại cuộc gặp, lãnh đạo song phương nhất trí thiết lập đối thoại cấp chính phủ về AI và tái khởi động đàm phán quân sự cấp cao. Hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy giao lưu nhân dân, mở rộng hợp tác về du lịch và giáo dục, tăng thêm đáng kể số lượng chuyến bay thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vào đầu năm tới. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Kỳ vọng gì ở thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc?

Đông Nam Á

* Hội nghị ADMM+ lần thứ 10 khai mạc tại Indonesia: Ngày 16/11, Hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) đã khai mạc tại Jakarta, Indonesia.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng chủ nhà Prabowo Subianto nêu rõ: “Indonesia cho rằng nhiều vấn đề an ninh khu vực, từ các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống, chỉ có thể được giải quyết với sự hợp tác toàn cầu rộng mở và toàn diện”. Tuy nhiên, ông lại không đề cập vấn đề cụ thể nào.

Trước đó, phát biểu tại ADMM ngày 15/11, ông đã nhắc tới Biển Đông, bán đảo Triều Tiên và Myanmar là “điểm nóng có thể gây bất ổn khu vực”. Tại đây, các bộ trưởng quốc phòng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi ngừng bắn ở Gaza và giải pháp bền vững ở Myanmar, trong bối cảnh các cuộc xung đột ngày càng gay gắt. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN nhất trí thúc đẩy hoàn tất COC

Đông Bắc Á

* Hàn Quốc: Triều Tiên có thể thử IRBM nhiên liệu rắn: Ngày 16/11, người phát ngôn Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS), Đại tá Lee Sung Jun cho rằng Triều Tiên có thể phóng thử một loại tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) mới. Ông cho biết, tên lửa IRBM sử dụng nhiên liệu rắn đang được Bình Nhưỡng phát triển có tầm bắn vươn tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và đảo Guam, cũng như các căn cứ hậu phương của Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc ở Nhật Bản.

Theo quan chức này, Triều Tiên “nhiều khả năng tiến hành một vụ thử nghiệm thực tế (của IRBM) trong tương lai”. Hoạt động thử nghiệm nhiên liệu rắn sẽ khó bị phát hiện hơn do thời gian chuẩn bị ngắn hơn. Đồng thời, nó là một phần trong kế hoạch của Bình Nhưỡng theo đuổi tên lửa nhiên liệu rắn với các tầm bắn khác nhau, bên cạnh tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới và tên lửa Hwasong-18, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từng được phóng thử vào hồi tháng 4 và tháng 7 năm nay.

Ông cho biết: “Tình báo Hàn Quốc và Mỹ đang phối hợp giám sát chặt chẽ sự phát triển công nghệ, hoạt động và khả năng gây ra nhiều hành động khác nhau của Triều Tiên”. Trước đó một ngày, Triều Tiên tuyên bố thử thành công động cơ mới sử dụng nhiên liệu có lực đẩy cao dành cho một loại IRBM mới tuần qua. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ chuyển giao tên lửa AIM-9X cho đồng minh Đông Á

* Nga cảnh báo trả đũa Czech vì phong tỏa tài sản: Ngày 16/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Tất cả các cơ sở có thể là tài sản của chúng tôi ở đó, ngoại trừ những cơ sở có tư cách ngoại giao, hiện đang bị đe dọa. Tình hình hiện đang được đánh giá để giảm thiểu rủi ro bằng cách nào đó. Tất nhiên, quan điểm chống Nga sâu sắc của Czech nhằm gây hoang mang. Chúng tôi kiên quyết bác bỏ quan điểm này. Điều này là không thể chấp nhận được”.

Trước đó, ngày 15/11, Chính phủ Czech tuyên bố nước này đã đóng băng tài sản thuộc sở hữu nhà nước của Nga trên lãnh thổ Czech, qua đó gia tăng các lệnh trừng phạt áp đặt đối Moscow liên quan tới xung đột tại Ukraine. (Reuters)

* Nga hoàn tất sửa chữa cáp thông tin ngầm trên Biển Baltic: Ngày 16/11, Lực lượng bảo vệ bờ biển Phần Lan cho hay Nga đã hoàn tất việc sửa chữa đường cáp viễn thông ngầm dưới Biển Baltic của xứ bạch dương, vốn bị hư hỏng cách đây 6 tuần. Đường cáp viễn thông này kéo dài từ Kingisepp chạy tới khu vực Kaliningrad của Nga thông qua vùng đặc quyền kinh tế Phần Lan, có chức năng kết nối khu vực Kaliningrad với hệ thống kỹ thuật số của Liên bang Nga.

Trước đó, Nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp kỹ thuật số Nga (Rostelecom) đã thông báo cho Phần Lan về sự cố cáp viễn thông đi qua vùng đặc quyền kinh tế của nước này và dự định đến hiện trường để tiến hành sửa chữa ngày 12/10. Tuy nhiên, chính quyền Phần Lan đã yêu cầu hoãn tiến trình sửa chữa do đang điều tra vụ việc liên quan sự cố đường ống dẫn khí Balticconector. Vị trí sửa chữa nằm cách đoạn đường ống dẫn khí đốt Balticconector 28 km.

Rostelecom bắt đầu sửa chữa từ ngày 5/11. Tuy nhiên, trong quá trình sửa chữa, thông tin liên lạc ở Kaliningrad hoạt động bình thường, dữ liệu được truyền qua các tuyến mặt đất cũng như qua các kênh liên lạc dự phòng. (TTXVN)

* Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ tranh luận về việc Thụy Điển gia nhập NATO: Ngày 16/11, Ủy ban đối ngoại quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã tranh luận về nguyện vọng của Thụy Điển gia nhập NATO. Các cuộc thảo luận cho thấy một thời điểm quan trọng đối với an ninh châu Âu, cũng như quan hệ của Ankara với phương Tây.

Trước đó, năm 2022, Thụy Điển cùng với Phần Lan xúc tiến các thủ tục gia nhập NATO. Để chính thức trở thành thành viên của NATO, đơn xin gia nhập của hai nước này phải được toàn bộ các nước thành viên liên minh phê chuẩn. Hồi tháng 4 vừa qua, Phần Lan đã chính thức gia nhập NATO, trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự này. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary là hai nước thành viên vẫn chưa phê chuẩn nghị định thư về việc Thụy Điển gia nhập NATO. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Sự cố đường ống Balticconnector: Phần Lan tiết lộ về tiến trình điều tra, Trung Quốc cam kết điều gì?

* APEC 2023: Các nước CPTPP tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận thành viên mới: Ngày 15/11, các bộ trưởng thương mại của 12 nước thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã họp bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 tại San Francisco, Mỹ. Đây là cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên có sự tham dự của Anh, quốc gia thành viên mới gia nhập khối thương mại này hồi tháng 7 vừa qua.

Theo một tuyên bố chung được đăng trên trang web của Bộ Thương mại Anh, tại cuộc họp này, các bộ trưởng tái khẳng định “CPTPP mở cửa đón nhận các nền kinh tế sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn cao của hiệp định này và có một khuôn mẫu thể hiện tuân thủ các cam kết thương mại”. Văn bản này cũng nêu rõ việc kết nạp các thành viên mới cần có sự đồng thuận của toàn khối. Kể từ tháng 7 vừa qua, khối này đã “thu thập thông tin về việc liệu các nền kinh tế có nguyện vọng gia nhập có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cao của CPTPP hay không”. Ngoài ra, khối này cũng sẽ áp dụng những bài học đã rút ra trong quá trình kết nạp Anh.

Hiện CPTPP bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Vương quốc Anh và Việt Nam. (TTXVN)





Nguồn

Cùng chủ đề

Chiến dịch gây quỹ của Trump hụt hơi giữa rắc rối tiền phạt

Khi Donald Trump đối mặt khủng hoảng tiền phạt vì thua kiện, chiến dịch gây quỹ của ông cũng không thể thu hút được nhiều nguồn tài trợ. Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Joe Biden tuần này tiếp tục khoe về những thắng lợi trong nỗ lực gây quỹ trước thềm bầu cử tháng 11. Nhóm của ông Biden ngày 20/3 thông báo họ có 71 triệu USD trong tài khoản tính tới cuối tháng 2, gấp...

Nga bắt giữ nghi can “khủng bố”, tàu Trung Quốc chặn tàu Philippines ở Biển Đông, Moscow tiết lộ lý do không kích ồ...

Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga; Đức - Pháp thỏa thuận "đột phá' về vũ khí, Israel bắt giữ hàng trăm chiến binh Palestine tại bệnh viện Gaza … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Dâng cao nguy cơ khủng bố ở Đan Mạch

Ngày 21/3, Cơ quan an ninh và tình báo Đan Mạch (PET) cho biết mối đe dọa khủng bố với nước này gia tăng do xung đột giữa Israel và Hamas và một loạt vụ đốt kinh Koran năm 2023.

Hội nghị thượng đỉnh châu Âu bàn nhiều chuyện “nóng”

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brussels (Bỉ) trong hai ngày (21 và 22-3) tập trung thảo luận về các vấn đề cấp bách hiện nay như đẩy nhanh viện trợ cho Ukraine; xây dựng chiến lược phòng thủ chung cho châu Âu; tình hình nhân đạo tại Gaza; chuẩn bị cho việc mở rộng liên minh... Thay đổi nhận thức Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn...

Ukraine đón khách VIP từ NATO, Australia xuất khẩu xe bọc thép sang Đức, Nghị viện New Zealand “gật đầu” FTA với EU

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/3.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Nữ nhân lãng mạn ở phố Trịnh

Chiều Xuân Hà Nội dịu dàng se lạnh, thật thích hợp để trò chuyện với một người yêu Hà Nội và dành nhiều tâm huyết cho phố đi bộ như chị Phan Thu Hằng.

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nghị sĩ Cộng hòa yêu cầu phế truất Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Nghị sĩ Marjorie Greene đề xuất bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, khởi động quy trình có thể khiến ông Mike Johnson mất chức. Nghị sĩ Cộng hòa theo đường lối cứng rắn Marjorie Taylor Greene hôm 22/3 thông báo nộp đơn "đề xuất bãi nhiệm" Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, sau khi ông phớt lờ nhiều thành viên trong đảng Cộng hòa nhằm thông qua dự luật ngân sách 1.200 tỷ USD giúp chính phủ...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Cùng chuyên mục

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Hàn Quốc: Giới giáo sư y khoa sẵn sàng từ chức hàng loạt

Ngày 24-3, các quan chức Hàn Quốc cho biết, cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng giữa chính phủ và các bác sĩ được cho là sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các giáo sư trường y từ chức hàng loạt. Theo Hội đồng giáo sư trường y quốc gia Hàn Quốc, các giáo sư của các trường y trên toàn quốc sẽ bắt đầu nộp đơn từ chức vào ngày 25-3 và sẽ giảm...

Israel không kích thành trì Hezbollah

Quân đội Israel không kích xưởng vũ khí của Hezbollah ở thành phố Baalbek ở miền bắc, nơi được mệnh danh là thành trì của nhóm. Theo phóng viên AFP, không quân Israel ngày 24/3 tấn công một cơ sở của Hezbollah ở Baalbek mà nhóm đã bỏ hoang trong một thời gian, khiến ba cư dân sống gần đó bị thương. "5 tên lửa Israel đánh trúng một tòa nhà hai tầng có người ở tại al-Osseira, ngoại...

Mới nhất

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối...

Nữ nhân lãng mạn ở phố Trịnh

Chiều Xuân Hà Nội dịu dàng se lạnh, thật thích hợp để trò chuyện với một người yêu Hà Nội và dành nhiều tâm huyết cho phố đi bộ như chị Phan Thu Hằng.

Khoảnh khắc mỗi năm chỉ xuất hiện một lần trên dòng sông Đà hùng vĩ

Những ngày cuối tháng ba, sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình có màu nước xanh trong cuộn chảy, hai bên bờ là khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Sông Đà chảy trên địa phận tỉnh Hoà Bình dài khoảng 93km và có khoảng 70km chảy trên địa phận các xã vùng cao thuộc huyện Đà Bắc có...

Mới nhất