Trang chủDestinationsTây NinhLễ rước đại lịch của người Khmer

Lễ rước đại lịch của người Khmer


Chú tiểu lau tượng Phật, chuẩn bị đón tết. Ảnh: Lê Văn Hải

Chol Chnam Thmay là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, thường diễn ra từ ba đến bốn ngày vào trung tuần tháng tư dương lịch. Trong những ngày này, chủ yếu có ba nghi lễ chính, đó là rước đại lịch, đắp núi cát và tắm Phật tắm sư. Trong đó, lễ rước đại lịch được xem là thiêng liêng và quan trọng hơn cả. 

Trước khi nói về nghi thức và sự tích rước đại lịch, xin sơ lược về lịch của người Khmer. Theo lịch âm dương của người Khmer, thì một năm có 12 tháng, tháng Meakase (tháng 1) có 29 ngày, tháng Pos (tháng 2) có 30 ngày… và luân phiên chẵn lẻ như thế cho đến tháng Kadak (tháng 12) có 30 ngày.

Như vậy, theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, một năm có 354 ngày, mỗi tháng trung bình có 29 ngày và 1/2 ngày của tháng sau. Người Khmer không ăn tết vào tháng giêng như những dân tộc khác, mà ăn tết vào tháng Chett (tháng 5), tương đương khoảng thời gian từ ngày 13-16.4 dương lịch.

Lý do thứ nhất là chu kỳ của mặt trăng giáp vào tháng này, thứ hai là tháng Chett đã hoàn thành công việc gặt hái, mọi nhà không bận bịu công việc đồng áng. Bên cạnh đó, đây là thời điểm của mùa nắng ráo, phum sóc sạch sẽ, phù hợp cho mọi người vui chơi sinh hoạt và nghỉ ngơi. 

Người Khmer đến chùa Khedol cúng dường. Ảnh: Nguyễn Minh Thiện

Đại lịch trong tiếng Khmer được gọi là Moha Sankran (មហាសង្ក្រាន្ត). Đây là loại lịch cổ truyền do các Hô Ra (Chiêm tinh gia) soạn ra để sử dụng trong một năm. Đại lịch ghi rõ các ngày, tháng và thời khắc diễn ra tất cả các lễ hội, mưa nắng, điềm tốt xấu trong một năm. Người Khmer dựa vào đại lịch để tổ chức giao thừa, thời khắc vào năm mới và bói điều hung kiết trong năm.

Nếu như Chnam là tính theo sự vận chuyển của mặt trời và đánh dấu bước đầu vào năm mới, thì Chol là tính theo sự vận chuyển của mặt trăng và đánh dấu việc thay đổi của 12 con giáp trong một chu kỳ.

Dựa vào sự tính toán của các Hô Ra trong đại lịch, thì năm 2023, thời khắc giao thừa sẽ diễn ra vào 16 giờ ngày 14.4, tức là năm 2567 Phật lịch. Ngày 14.4 lại là ngày thứ sáu, nên Quản Thế Thiên [Têvôđa Roksamonusslok – ទេវតារក្សាមនុស្សលោក] của năm Thos [ឆ្នាំថោះ- năm con thỏ] sẽ là người con gái thứ sáu của Đại Phạm Thiên [Pres Moha Prum – ព្រះមហាព្រហ្ម], nàng tên Kếmira Têvy [កិមិរាទេវ] ngồi trên lưng bạch ngưu xuống cai quản trần gian.

Để giải thích cho nghi thức văn hoá này, người Khmer có câu chuyện về Hoàng tử Dhammabal Palakumar và Thần Bốn Mặt – Đại Phạm Thiên như sau: “Thuở xa xưa có một vị hoàng tử tên là Dhammabal Palakumar cực kỳ thông minh, có thể trả lời tất cả những câu hỏi.

Đại Phạm Thiên biết được rất tức giận, một hôm ông xuất hiện trước mặt Dhammabal Palakumar và đưa ra ba câu hỏi cực kỳ khó, đó là “buổi sáng có thể tìm hạnh phúc ở đâu, buổi chiều và buổi tối thì tìm ở đâu?”. Đại Phạm Thiên nói rằng hoàng tử không trả lời được sẽ bị chặt đầu; nếu trả lời được thì Đại Phạm Thiên sẽ tự chặt đầu mình.

Dhammabal Palakumar nghe xong rất buồn và đi vào rừng, đột nhiên ông nghe hai con chim đại bàng nói với nhau rằng “vào buổi sáng hạnh phúc hiện diện ở trên mặt, buổi chiều ở trên thân thể và buổi tối thì nằm ở đôi chân”. Đây chính là nguồn gốc tập tục người Khmer vào ngày tết dùng nước thơm để rửa mặt buổi sáng, tắm rửa thân thể vào buổi chiều và rửa chân vào buổi tối.

Hoàng tử trở về và đem câu trả lời đó đối đáp với Đại Phạm Thiên, thế là ngài chịu thua và phải tự chặt đầu mình. Đại Phạm Thiên có bảy người con gái, sau khi tự cắt đầu, ông giao cho người con gái thứ nhất đặt vào tháp, từ đó về sau, mỗi năm một lần, đúng ngày này, bảy cô con gái của ngài xuống trần, vào tháp bưng đầu lâu bốn mặt của cha đến núi Tudi, đi theo hướng mặt trời vòng quanh chân núi ba lần. Mỗi năm một cô gái bưng một lần, theo thứ tự ứng vào mỗi ngày trong tuần lễ. Ngày rước đầu lâu là ngày thiên hạ thái bình, đó cũng là ngày đầu năm mới của người Khmer”.

Bảy người con gái của Đại Phạm Thiên theo thứ tự từ cả đến út có tên như sau: Tungsa Têvy (cả); Khôrakhă Têvy (2); Riakhayasa Têvy (3); Monthia Têvy (4); Kếrếnây Têvy (5); Kếmira Têvy (6) và Mahathăria (7).

Năm nào giao thừa rơi vào ngày thứ mấy thì sẽ tương ứng thứ tự của con gái thần Maha Prum xuống trần gian đảm nhiệm chức Quản Thế Thiên. Năm nay (2023), giao thừa rơi vào ngày thứ sáu, nên Quản Thế Thiên là tiên nữ Kếmira Têvy. Đi cùng Quản Thế Thiên xuống trần gian còn có các vị Thiên tôn của Ngọc Đế Indra.

Các Thiên tôn này đều được thay đổi mỗi năm chiếu theo 12 con giáp trong một kỷ. Khi xuống trần gian, các Thiên tôn cưỡi thú, trang phục, ăn uống, sử dụng pháp khí khác nhau theo từng năm. Các Hô Ra của người Khmer dựa vào tính tình và cách ăn uống, trang phục, sử dụng pháp khí của Quản Thế Thiên và các Thiên tôn bói ra điềm lành dữ của năm để có hướng liệu tính cho khoảng thời gian của tương lai năm mới.

Người dân Khmer đến chùa Khedol cúng Phật trong dịp Tết Chol Chnam Thmay. Ảnh: Lê Văn Hải

Để chuẩn bị cho nghi lễ rước đại lịch, gần chiều, bà con Khmer tắm gội sạch sẽ và thay y phục truyền thống, trang điểm đẹp đẽ, rồi mang nhang đèn lên chùa để làm lễ rước Đại lịch Moha Sankran mới.

Tại sân chùa, dưới sự hướng dẫn của vị Kru Achar (chủ lễ của phum sóc), bà con xếp thành hàng tư, hàng năm, khi tiếng trống nổi lên thì đoàn người cũng bắt đầu đi vòng quanh chánh điện ba vòng để thể hiện sự cung kính đối với đức Phật và đón chư thiên năm mới.

Xong, Kru Achar đội mâm lễ vật trên đầu (gồm quyển Đại lịch, baisây, slathor, nhang đèn, hoa quả…) cùng mọi người vào chánh điện để vị sư cả tiếp nhận quyển đại lịch, đặt lên bệ thờ, tụng kinh đón Quản Thế Thiên của năm mới và tụng kinh cầu an cho tất cả dân làng…

Đối với những gia đình không có điều kiện tham gia rước đại lịch tại chùa thì thực hiện nghi thức đón năm mới tại nhà của mình. Bà con Khmer thường tổ chức hành lễ trước sân nhà với khay lễ gồm quyển đại lịch, một đôi baisây, một đôi slathor, nước ướp hương, nhang, đèn cầy, cốm nổ, hoa quả, bánh trái… Đến thời khắc giao thừa, tiếng trống hiệu của nhà chùa vang lên, thì cả nhà tập trung về nơi hành lễ, thắp nhang đèn, phát tâm thanh sạch, tiến hành nghi thức đón chư thiên tại gia đình.

Lễ rước đại lịch của bà con Khmer Tây Ninh không khác gì mấy so với bà con Khmer Nam bộ. Nghi lễ này có ý nghĩa tương tự lễ đón giao thừa trong tết nguyên đán của các dân tộc Việt, Hoa… nhằm tiễn đưa những điều xui xẻo trong năm cũ, gửi gắm ước vọng vào điều mới mẻ, may mắn, tốt lành trong năm mới.

Tống tiễn Quản Thế Thiên và Chư thiên của năm cũ để nghinh đón Quản Thế Thiên và Chư thiên của năm mới, qua đó bói ra những điềm hung kiết để liệu tính, trấn an, khắc phục hạn chế để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Lễ đón giao thừa của người Việt thường tổ chức cố định vào lúc 00 giờ ngày mùng một tháng giêng âm lịch; còn lễ rước đại lịch đón năm mới của đồng bào Khmer lại không cố định về thời gian, luôn thay đổi tuỳ từng năm, đó chính là nét riêng và một phần bản sắc của văn hoá Khmer.

Đào Thái Sơn



Source link

Cùng chủ đề

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông Nguyễn Quỳnh Thiện vừa ký...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua.   Đảo hiếm hoi giữa lòng phố thị, bốn mặt giáp sông Tọa lạc tại Vũ Yên (Hải Phòng), hòn đảo...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết lộ, nhưng đây là vòng mà các startup rất cần nguồn vốn để phát triển ý tưởng kinh doanh. Đứng sau...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người dân ngày càng có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Cùng...

Tôn vinh các vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu

Ngày 24/3, chương trình “Vinh quang Thể thao Việt Nam”, trao thưởng vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu toàn quốc năm 2023 và Lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 49 - Vì hòa bình năm 2024 diễn ra sôi động tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Đây là sự kiện trọng điểm trong chuỗi hoạt động Ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiểm tra liên ngành đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2023

Kiểm tra giấy tờ của thuyền trưởng. Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra về xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng và tổ chức các hoạt động trên đường thuỷ nội địa; quy định về hoạt động của phương tiện; hoạt động của thuyền viên, người lái phương tiện, chủ phương tiện; vi phạm quy tắc giao thông và quy định về tín hiệu của phương tiện; quản lý, khai thác...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: An ninh lương thực trong nước vẫn được đảm bảo

Sản lượng lúa sẽ bảo đảm kế hoạch, đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Theo kế hoạch, chiều 15/8/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan sẽ đăng đàn trả lời chất vấn các vấn đề của ngành nông nghiệp tại phiên họp thứ 25 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong dự thảo báo cáo để giải trình trước Quốc hội, Bộ...

Xã Mỏ Công (Tân Biên): Tổ chức ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023

Khen thưởng cho 5 Công an viên có thành tích đột xuất trong công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn xã Mỏ Công. Chiều 14.8, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) xã Mỏ Công tổ chức lễ kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2023”. Đây là địa phương được Ban Chỉ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Kiểm tra liên ngành đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2023

Kiểm tra giấy tờ của thuyền trưởng. Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra về xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng và tổ chức các hoạt động trên đường thuỷ nội địa; quy định về hoạt động của phương tiện; hoạt động của thuyền viên, người lái phương tiện, chủ phương tiện; vi phạm quy tắc giao thông và quy định về tín hiệu của phương tiện; quản lý, khai thác...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: An ninh lương thực trong nước vẫn được đảm bảo

Sản lượng lúa sẽ bảo đảm kế hoạch, đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Theo kế hoạch, chiều 15/8/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan sẽ đăng đàn trả lời chất vấn các vấn đề của ngành nông nghiệp tại phiên họp thứ 25 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong dự thảo báo cáo để giải trình trước Quốc hội, Bộ...

Xã Mỏ Công (Tân Biên): Tổ chức ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023

Khen thưởng cho 5 Công an viên có thành tích đột xuất trong công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn xã Mỏ Công. Chiều 14.8, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) xã Mỏ Công tổ chức lễ kỷ niệm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2023”. Đây là địa phương được Ban Chỉ...

Giá xăng được dự báo giảm, giá dầu có thể tăng từ chiều nay 11/8

Những biến động liên tục của giá xăng dầu thế giới đã khiến các chuyên gia khó dự đoán giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều chỉnh chiều nay 11/8. Trước đó, nhiều dự báo cho rằng giá xăng khó tránh được phiên tăng thứ tư liên tiếp. Tuy nhiên, diễn biến mới trên thế giới có thể giúp giá xăng trong nước hôm nay đảo chiều đi xuống. Thông tin với VTC News, lãnh đạo nhiều doanh...

Thông báo tìm bị hại liên quan đến thủ đoạn mua bán các loại “Công cụ tài chính”, “Bảo chứng tiền, vàng”

Đối tượng Lê Thanh Liêm và Nguyễn Hoàng Minh Đức. Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Tây Ninh đang thụ lý điều tra vụ án hình sự “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả”, xảy ra ngày 10.5.2023 tại khu phố 1, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu do các bị can Lê Thanh Liêm (sinh năm 1978, cư trú số 106/23, đường Trương Phước Phan, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP. Hồ...

Mới nhất

Mới nhất