Trang chủNewsChính trịLuật mới, kỳ vọng mới

Luật mới, kỳ vọng mới


6-7-a11.jpg
Sau thời điểm 1/1/2025, cơ hội sẽ tốt hơn đối với người mua nhà để ở. Ảnh: Quang Vinh.

Vấn đề được đặt ra là cần sớm có hướng dẫn thi hành Luật. Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV (ngày 7/3/2024), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh: Điều quan trọng tiếp theo là việc tổ chức triển khai cần phải được tiến hành rất khẩn trương, đồng bộ, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung đưa các quy định mới của luật đi vào thực tế và phát huy tác dụng trong cuộc sống.

anhbaitren67.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các ĐBQH trao đổi bên lề sau Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), ngày 18/1/2024. Nguồn: Quochoi.vn

Một bộ luật được xây dựng rất công phu, kỹ lưỡng

Sáng 18/1/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Luật Đất đai (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội khóa XV biểu quyết thông qua. Trước khi thông qua, dự án đã qua 4 kỳ họp Quốc hội, 2 Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách, 8 phiên họp của UBTVQH. Dự thảo đã nhận được hơn 12 triệu lượt ý kiến của nhân dân.

Trước đó, cho ý kiến tại phiên làm việc ngày 16/11/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự án sửa đổi Luật Đất đai được Chính phủ, UBTVQH thống nhất chưa thông qua tại kỳ họp kỳ 6 đang diễn ra; chuyển sang phiên họp bất thường vào tháng 1/2024.

Theo đó, Dự thảo còn 14 vấn đề có 2 phương án cần xin ý kiến Quốc hội. Trong đó vấn đề được giới chuyên gia, ĐBQH góp ý nhiều nhất và liên tục phải chỉnh sửa qua các lần dự thảo là Nhà nước thu hồi đất (Điều 79, 126 và 128).

Với dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ, có 2 luồng ý kiến. Thứ nhất, Nhà nước cần kiểm soát địa tô chênh lệch thông qua thu hồi đất để đấu giá, đấu thầu. Việc này giúp Nhà nước có nguồn lực để đền bù; đồng thời tránh tình trạng mỗi người bị thu hồi đòi một giá khiến dự án đình trệ, kéo theo bất bình đẳng trong đền bù. Thứ hai, ngược lại, cho rằng nên áp dụng cơ chế tự thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất và đạt được sự đồng thuận với chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, phương pháp định giá đất và các trường hợp, điều kiện áp dụng (Điều 159) cũng còn nhiều ý kiến trái chiều.

Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều. Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc thông qua Luật Đất đai cùng với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi, đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là thành quả của quá trình phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, từ sớm, từ xa, với nỗ lực và quyết tâm rất cao của Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, MTTQ Việt Nam…

Những điểm mới nổi bật

Ngay sau khi được Quốc hội thông qua, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký chứng thực, với nhiều điểm mới nổi bật. Luật gồm 16 chương, 260 điều, tập trung hoàn thiện các quy định, chính sách. Trong đó, xây dựng hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai đồng bộ ở 3 cấp; đổi mới quy trình, nội dung, phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Luật Đất đai 2024 có nhiều nội dung quan trọng như giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và HĐND tỉnh trong việc xây dựng bảng giá đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất…

Đáng chú ý, Luật Đất đai mới quy định cụ thể việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (còn gọi là sổ đỏ) đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đến trước 1/7/2014.

Cụ thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước 18/12/1980, được xã xác nhận không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

– Thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống nếu diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở và không phải nộp tiền sử dụng đất.

– Thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống nếu diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất đó và không phải nộp tiền sử dụng đất.

– Thửa đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ thì công nhận đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp theo diện tích thực tế đã sử dụng; hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài…

Hạn mức công nhận đất ở, Luật quy định UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định cụ thể với trường hợp sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 và từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993.

Với những điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2024, nhiều ý kiến cho rằng sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS. Trong đó thủ tục hành chính rõ ràng, nhanh chóng, cởi trói thủ tục cho người dân, doanh nghiệp (DN), đất của người dân sẽ thuận lợi được cấp sổ. Luật cũng quy định rõ hơn việc phải bồi thường, tái định cư xong mới được thu hồi đất, chủ đầu tư không lo bị khiếu kiện. Cùng đó, với các phương pháp định giá đất rõ ràng, các dự án triển khai thuận lợi, tránh việc “chạy” dự án, giảm tiêu cực, tạo sự minh bạch, công bằng.

Cơ hội tốt cho người có nhu cầu thực

Tới 1/1/2025, Luật Đất đai 2024 sẽ chính thức có hiệu lực. Vậy, ngay tại thời điểm này thị trường BĐS sẽ ra sao và lựa chọn nào là tối ưu?

Theo TS Huỳnh Phước Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Kinh tế, Luật và Quản lý (Trường Đại học Kinh tế TPHCM – UEH), bối cảnh thực tế của nền kinh tế là đang thanh lọc những công ty BĐS yếu kém. Hiện thị trường cũng chỉ có DN có năng lực, đủ tài chính mới triển khai, mở bán được dự án. Do đó, năm 2024 vẫn là năm có nhiều cơ hội cho nhà đầu tư BĐS.

Trong khi đó, đại diện Trung tâm Giao dịch BĐS Căn Nhà Mới cho rằng, cũng không nhất thiết phải đợi đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực, mà thị trường đáp ứng được nguồn hàng phù hợp thì người dân vẫn sẽ mua. Đặc biệt là căn hộ chung cư.

Tuy nhiên, ở thời điểm này, giá căn hộ chung cư liên tục tăng mà chưa thấy điểm dừng (nhất là ở Hà Nội và TPHCM), sẽ đặt người mua nhà vào tình thế phải đưa ra quyết định một cách rất khó khăn. Thời điểm này người mua nhà để ở hay đầu tư, thì vấn đề là ở dòng tiền nhàn rỗi có sẵn, bởi vay ngân hàng thương mại vẫn khá rủi ro về vấn đề lãi suất.

Vì thế, theo phân tích của Trung tâm Giao dịch BĐS Căn Nhà Mới, sau thời điểm 1/1/2025, cơ hội sẽ tốt hơn đối với người mua nhà để ở. Bởi lẽ khi cả 3 luật (sửa đổi) cùng có hiệu lực (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS) – sẽ bảo vệ toàn diện hơn quyền lợi của người mua nhà và nguồn cung nhà ở sẽ được khơi thông, từ đó có nhiều lựa chọn hơn.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng các luật (sửa đổi) khi được áp dụng sẽ tác động trực tiếp tới sự phát triển của thị trường BĐS, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi thị trường.

“Tâm lý chờ đợi của người mua nhà, nhà đầu tư dần được cởi bỏ. Tuy nhiên, về phía DN năm 2024 vẫn là lúc để tiếp tục tái cơ cấu sản phẩm, dồn trọng tâm vào các dự án khả thi. DN cần hạn chế phát triển sản phẩm phục vụ đầu tư, ưu tiên phát triển sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực của người dân” – ông Đính lưu ý.

Tại điều 4, Luật Đất đai 2024 quy định về người sử dụng đất được bổ sung thêm nhóm gốc Việt định cư ở nước ngoài nhưng không có quốc tịch Việt Nam (hay còn gọi là Việt kiều). Nhóm này sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về đất đai, nhà ở như công dân trong nước và người Việt định cư ở nước ngoài (người còn quốc tịch Việt Nam). Trong Luật mới, điều 28 quy định cụ thể người gốc Việt định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà (luật hiện hành không có những quy định này).
Hiện có khoảng 5,5 triệu người Việt ở nước ngoài. Trong số này hơn 20% đến tuổi nghỉ hưu, đa số muốn trở về quê hương sinh sống, đầu tư, gắn bó với nguồn cội. Một khảo sát của Câu lạc bộ bất động sản TPHCM cho thấy, khoảng 3 triệu Việt kiều có nhu cầu sở hữu bất động sản khi trở về Việt Nam sinh sống.



Nguồn

Cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật trong Luật Đất đai sửa đổi

Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Huyện Cô Tô lưu ý phát triển thế mạnh dịch vụ, du lịch’

Mở đầu phần Lễ, các đại biểu đã cùng ôn lại hành trình 30 năm xây dựng và phát triển huyện Cô Tô.Huyện đảo Cô Tô ở vị trí cửa ngõ tiền tiêu, “phên giậu” vùng Đông Bắc...

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến dâng hương tại tượng đài Bác Hồ ở Cô Tô

Ngay khi đặt chân đến huyện đảo Cô Tô, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến và đoàn công tác đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích Quốc gia đặc...

Hội thảo khoa học các trường chuyên khu vực Trung du phía Bắc

Hội thảo khoa học Trại hè Hùng Vương các trường THPT chuyên khu vực trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVIII - năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 23-24/3, tại trường THPT chuyên Hạ...

Bài đọc nhiều

Quyền Chủ tịch nước chia buồn với Tổng thống Putin sau vụ khủng bố ở Nga

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng gửi điện chia buồn tới Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Sáng 23/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: "Chúng tôi hết sức bàng hoàng khi nhận thông tin về vụ tấn công khủng bố dã man này và xin gửi tới Chính phủ, nhân dân Nga cùng với gia đình các nạn nhân lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc nhất". Việt Nam lên án mạnh mẽ...

TPHCM vận động được hơn 300 tỷ đồng chăm lo cho người nghèo

Nhờ nguồn vận động này mà hoạt động chăm lo được tổ chức nhiều hơn, đối tượng đa dạng hơn, nội dung chăm lo cho các đối tượng ngày càng thiết thực hơn, nhất là chăm lo người...

‘Huyện Cô Tô lưu ý phát triển thế mạnh dịch vụ, du lịch’

Mở đầu phần Lễ, các đại biểu đã cùng ôn lại hành trình 30 năm xây dựng và phát triển huyện Cô Tô.Huyện đảo Cô Tô ở vị trí cửa ngõ tiền tiêu, “phên giậu” vùng Đông Bắc...

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu đã trao quyết định của Chủ tịch UBND TPHCM, bổ nhiệm bà Đinh...

Thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương và thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Theo đó, thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 96 của Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hôm nay (22/3), Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị các cơ quan thông tấn, báo, đài đăng tải 2 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Cụ thể như sau: 1. Nghị quyết số 1012/NQ-UBTVQH15 ngày 19/3/2024...

Cùng chuyên mục

Tăng cường giám sát, đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ dân sinh

Theo Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phan Văn Tôn, trong 2 năm 2022 và 2023, Hòa Vang được giao triển khai thực hiện 8 dự án nhóm C, trong đó, có 2 dự án đã hoàn thành, 6 dự án đang thi công. Năm 2024 được giao làm chủ đầu tư 39 dự án, với tổng kinh phí gần 70 tỷ đồng. Hiện, có 2 dự án chậm tiến độ kéo dài trên 3 năm, đều...

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt 2 tỉnh, thành phía Nam

TPO - Trong tuần qua, 2 tỉnh, thành phía Nam là TPHCM, Bình Thuận đã triển khai nhiều quyết định điều động, chỉ định và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt. Chủ tịch TPHCM bổ nhiệm cán bộ chủ chốt Ngày 21/3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu chủ trì Lễ trao quyết định cán bộ. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu đã trao quyết định của Chủ tịch UBND TPHCM, bổ nhiệm bà Đinh...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Pháp tìm hiểu, hợp tác đầu tư tại Đà Nẵng

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng được củng cố và phát triển. Theo Chủ tịch Lê Trung Chinh, hiện thành phố Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như: du lịch, bất động sản nghĩ dưỡng, công nghệ cao, phát triển chip bán dẫn, logictic. ...

‘Huyện Cô Tô lưu ý phát triển thế mạnh dịch vụ, du lịch’

Mở đầu phần Lễ, các đại biểu đã cùng ôn lại hành trình 30 năm xây dựng và phát triển huyện Cô Tô.Huyện đảo Cô Tô ở vị trí cửa ngõ tiền tiêu, “phên giậu” vùng Đông Bắc...

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Mới nhất

Việt Nam vào chung kết billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh viết tiếp lịch sử cho billiards Việt Nam, khi thắng Mỹ tại bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Trong trận bán kết với Mỹ hôm nay 24/3, Quyết Chiến đấu với Raymon Groot, còn Phương Vinh gặp Hugo Patino. Cả hai cơ thủ Mỹ đều nằm ngoài Top...

Nhận diện: Bác bỏ các luận điệu xuyên tạc ổn định chính trị ở Việt Nam

Đất nước chúng ta vừa trải qua một tuần có những sự thay đổi to lớn trong bộ máy chính trị. Và việc xử lý cán bộ vi phạm, khuyết điểm vừa qua một lần nữa cho thấy quyết tâm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của Đảng. Nói đi đôi với làm, Đảng đang thực sự cho...

Tai nạn xe đầu kéo và ô tô tải trên cao tốc Cam Lộ – La Sơn, giao thông ùn tắc

Chiều 24/3, Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Trị biết, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 15h10 cùng ngày, tại Km35+935 tuyến cao tốc Cam Lộ - La...

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Mới nhất