Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLý do nhiều cha mẹ "cậy nhờ" ứng dụng hẹn hò

Lý do nhiều cha mẹ “cậy nhờ” ứng dụng hẹn hò

Khi tỷ lệ kết hôn ngày càng giảm, ngành công nghiệp ứng dụng hẹn hò của Trung Quốc đánh vào sự lo lắng ngày càng tăng của các bậc cha mẹ.

Trung Quốc: Lý do nhiều cha mẹ 'cậy nhờ' ứng dụng hẹn hò
Các cặp đôi đến thăm Triển lãm cưới Thâm Quyến vào tháng 3 năm 2023

Các bậc cha mẹ Trung Quốc đang chuyển sang một loạt các dịch vụ mai mối trực tuyến mới, nơi họ có thể tạo hồ sơ hẹn hò và thiết lập những cuộc hẹn hò đầu tiên cho những đứa con chưa lập gia đình của họ.

Hơn 1,5 năm qua, bà Wang Xiangmei, một công nhân đã nghỉ hưu ở Chiết Giang, Trung Quốc, đã sử dụng ba ứng dụng hẹn hò khác nhau để tìm kiếm một người chồng hoàn hảo – không phải cho bản thân mà cho cô con gái 28 tuổi của mình. Trên các ứng dụng, bà Wang, 52 tuổi, đặt ra những tiêu chí cho chàng rể tương lai như: có bằng cử nhân, cao ít nhất 1m73, dưới 33 tuổi, gia đình khá giả, nhân thân tốt, gia đình có truyền thống thương yêu đùm bọc nhau…

Bà Wang tin rằng con gái mình cần gấp một người bạn trai trước khi tất cả những người đàn ông tốt đều bị phụ nữ khác chộp lấy. Cũng theo bà Wang, cô con gái cũng phải sinh con khi bà đủ khỏe để giúp nuôi nấng những đứa trẻ. Tuy nhiên, đến nay, cô con gái FA của bà chưa có động tĩnh gì khiến bà quyết định tự mình giải quyết vấn đề.

Các bậc cha mẹ tuyệt vọng ở Trung Quốc như Wang đang chuyển sang một loạt các nền tảng mai mối trực tuyến mới như Vợ chồng rể hoàn hảo, Mai mối xây dựng gia đình và Mai mối cho cha mẹ, qua đó, các phụ huỳnh tạo hồ sơ để quảng cáo con cái của họ với những người cầu hôn tiềm năng — đôi khi không có sự đồng ý của con cái họ. Sau khi đã mai mối, bố mẹ sẽ làm quen với nhau trước.

Trung Quốc: Lý do nhiều cha mẹ 'cậy nhờ' ứng dụng hẹn hò
Trên các ứng dụng mai mối, các bậc cha mẹ quảng cáo những đứa con chưa lập gia đình của mình cho các bậc cha mẹ khác bằng cách liệt kê tuổi, chiều cao và thu nhập của những đứa trẻ.

Mặc dù các cuộc hôn nhân sắp đặt đã trở nên hiếm hơn ở Trung Quốc, các bậc cha mẹ ở quốc gia này vẫn sắp đặt cho con cái họ những người bạn đời tiềm năng — thường thông qua những người mai mối chuyên nghiệp hoặc tại các chợ hôn nhân. Những năm gần đây, khi tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc giảm, các bậc cha mẹ lo lắng ngày càng gây áp lực cho con cái của họ – thường là con một do chính sách một con trước đây của Trung Quốc – kết hôn, sinh con và nối dõi tông đường.

Ngành công nghiệp ứng dụng hẹn hò của Trung Quốc đã đánh vào sự lo lắng ngày càng tăng của các bậc cha mẹ bằng cách cung cấp dịch vụ mai mối trực tuyến. Nhiều phụ huynh đã tìm ra các ứng dụng mai mối thông qua quảng cáo trên ứng dụng Douyin – một sản phẩm anh em với TikTok. Người dùng phải trả phí đăng ký để xem hồ sơ và mở khóa thông tin liên hệ. Ví dụ, một gói đăng ký cơ bản trên ứng dụng Perfect In-Laws có mức giá trọn đời 1.299 nhân dân tệ Trung Quốc (181 USD).

Theo thống kê, không rõ có bao nhiêu phụ huynh đang sử dụng các ứng dụng mai mối. Ứng dụng mai mối của công ty trò chơi Perfect World tuyên bố có hơn 2 triệu người dùng và đã tạo điều kiện thuận lợi cho hơn 53.000 cuộc hôn nhân kể từ khi ra mắt vào năm 2020. Còn ứng dụng của gã khổng lồ hẹn hò trực tuyến Zhenai.com cũng tự hào có hàng triệu người dùng.

So với các ứng dụng hẹn hò nhắm đến giới trẻ, như Tinder hay Momo, nền tảng hẹn hò lớn nhất Trung Quốc, các ứng dụng mai mối dành cho phụ huynh mới chú trọng nhiều hơn đến vấn đề tài chính của người dùng. Thông tin như mức lương, quyền sở hữu xe hơi và tài sản, và nơi làm việc (khu vực nhà nước hoặc tư nhân) được hiển thị nổi bật trên hồ sơ người dùng.

Trung Quốc: Lý do nhiều cha mẹ 'cậy nhờ' ứng dụng hẹn hò
Nền tảng Mai mối cho phụ huynh cũng tổ chức các buổi phát trực tiếp hàng ngày, nơi các bậc cha mẹ gọi điện để thảo luận về hồ sơ của con cái họ với một người mai mối chuyên nghiệp.

Sybil Wu không chia sẻ sự nhiệt tình của mẹ cô đối với quá trình mai mối. Mẹ cô, tuổi 50 và đến từ tỉnh Chiết Giang, đã trả 299 nhân dân tệ (42 USD) cho gói đăng ký một năm trên Parent Matchmaking. Lúc đầu, bà ấy chỉ chơi ứng dụng cho vui, nhưng sớm nhận ra thực sự có thể tìm được ai đó cho cô con gái đang học cao học ở Bắc Kinh. Tiêu chuẩn của mẹ Sybill Wu rất khắt khe: phải đẹp trai, cao ít nhất 175 cm, sinh trước năm 1999, có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ và sở hữu một căn hộ.

Sau khi tìm được đối tác tương lai, mẹ của Wu và nhà bạn trai kia đang thảo luận về kế hoạch nghề nghiệp của các con và trao đổi ảnh của chúng trên ứng dụng nhắn tin WeChat. Một số phụ huynh đã hỏi mẹ cô liệu Wu có từng học tại các trường trung học hàng đầu hay không. Những người khác nói họ chỉ muốn những cô gái còn trinh – một yêu cầu mà mẹ cô không chấp nhận.

Wu cho biết đã nhắn tin trò chuyện với người đàn ông mà mẹ cô ấy tìm thấy thông qua ứng dụng, nhưng mối quan hệ không thành. Theo Wu, “Không đời nào thành công. Đó hoàn toàn là việc cha mẹ lựa chọn bố mẹ chồng yêu thích của họ.”

Mâu thuẫn về các ứng dụng mai mối này cho thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa cách nhìn của những người trẻ tuổi và cha mẹ của họ về hôn nhân. Kailing Xie, trợ lý giáo sư tại Đại học Birmingham, người nghiên cứu về hôn nhân và giới tính ở Trung Quốc, cho biết vì giới trẻ Trung Quốc thường dựa vào sự giúp đỡ của cha mẹ để mua tài sản và nuôi dạy con cái nên cha mẹ muốn đảm bảo con cái họ kết hôn để phục vụ lợi ích tốt nhất của gia đình. Với chính sách một con trước đây của Trung Quốc, nhiều cha mẹ ngày càng thêm lo lắng. “Việc của con cái cũng là việc của cha mẹ vì chúng thường được coi là niềm hy vọng duy nhất của gia đình,” Xie nói.

Nhưng cha mẹ và con cái đôi khi có những kỳ vọng khác nhau về những điều mà hôn nhân nên mang lại. “Các bậc cha mẹ đang cố gắng kiểm soát quá trình lựa chọn dựa trên các tiêu chuẩn vật chất,” Xie nói, “trong khi thế hệ trẻ có thể quan tâm nhiều hơn đến sự thân mật với người khác.”

Trái ngược với thế hệ cha mẹ của họ, những người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ sinh vào những năm 1990 và 2000, ngày càng chọn kết hôn muộn hơn. Năm nay, tỷ lệ kết hôn giảm xuống mức thấp nhất chưa từng có trong hơn ba thập kỷ. Theo một cuộc khảo sát thực hiện vào năm 2021, khoảng 44% phụ nữ trẻ thành thị ở Trung Quốc được hỏi cho biết không có kế hoạch kết hôn, trong đó nhiều người lo lắng về chi phí tài chính để nuôi nấng gia đình.

Elaine Yang, con gái của Wang Xiangmei, hiện là giáo viên ở thành phố Hàng Châu, cho biết đôi khi cô tranh cãi với mẹ qua điện thoại vì bà không ngừng gây áp lực buộc cô phải kết hôn sớm. Yang nói rằng mặc dù cô đồng cảm với áp lực xã hội mà mẹ cô phải chịu đựng khi có một cô con gái chưa chồng, nhưng hiện tại, cô hạnh phúc với cuộc sống độc thân.

Bất chấp sự phản đối của Yang, mẹ cô đang lên kế hoạch đăng ký các ứng dụng mai mối và sắp xếp cho những người mai mối trực tuyến sắp xếp ngày cho cô. “Tôi không biết những người trẻ tuổi ngày nay có vấn đề gì,” Wang nói. “Tôi đã có con khi tôi 25 tuổi.”





Nguồn

Cùng chủ đề

Chỉ một nửa người Hàn Quốc muốn kết hôn

Khảo sát do Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc thực hiện tháng 8/2023 cho thấy chỉ một nửa số người từ 19 đến 49 tuổi nói có mong muốn kết hôn. Trong số những người có ý định kết hôn, chưa đầy một nửa bày tỏ ý định có con trong tương lai.Kết quả cuộc khảo sát này mới được Ủy ban Tổng thống về Chính sách dân số và xã hội già hóa Hàn Quốc công...

Tỷ lệ kết hôn của Hàn Quốc năm 2023 tăng sau 11 năm tụt dốc

Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 19/3, Hàn Quốc có tổng số 193.657 cặp đôi kết hôn vào năm 2023, tăng 1,0% so với 191.690 cặp đôi kết hôn năm 2022, đánh dấu mức tăng đầu tiên kể từ năm 2011. ...

Có tiền mới dám kết hôn, tích lũy đến bao giờ mới đủ?

Đồng quan điểm về việc tài chính cần vững thì mới kết hôn nhưng các bạn trẻ cho rằng mỗi người có thước đo khác nhau và tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi người.Hạ Tú (28 tuổi, ngụ Tân Bình) vừa mới kết hôn cho biết vợ chồng cô quyết định cưới khi bản thân đã có một khoản tiền ít...

Nam giới ‘ế’ vợ ở Trung Quốc ngày càng nhiều

Đòi hỏi về sính lễ, trình độ học vấn và tài sản trước khi kết hôn khiến thanh niên nông thôn Trung Quốc gặp khó khi tìm bạn đời. Khảo sát đầu năm 2024 của chính phủ Trung Quốc với gần 1.800 hộ gia đình tại 119 làng ở 26 tỉnh, cho thấy gần 43% cán bộ địa phương và hơn 46% hộ gia đình thừa nhận gặp khó khăn trong việc tìm vợ cho nhóm nam giới trên...

Hôn nhân, về cơ bản là không đoán được điều gì

Tôi và vợ quen nhau 3 năm trước khi quyết định tiến đến hôn nhân. 3 năm tuy không phải là khoảng thời gian quá dài, nhưng cũng đâu phải là ngắn để hiểu về một người, hiểu về mình và tình cảm mà cả hai dành cho nhau. Tôi quyết định tiến đến hôn nhân vì hạnh phúc của cả...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Chính thức khai hội Tây Thiên 2024

Được tổ chức từ ngày 15-17/2 Âm lịch hằng năm, Lễ hội Tây Thiên diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, thu hút rất đông du khách tới hành hương, chiêm bái.

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Bắt tạm giam người phụ nữ ‘nổ’ quen biết tại Tổng lãnh sự quán Mỹ, có thể lo đi du học

Ngày 24-3, đại diện Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra (PC01) Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Phương Thanh (36 tuổi, ngụ quận 10) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".Viện kiểm sát nhân...

Mới nhất

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...
14:02:20

Ngây ngất trước non nước như tiên cảnh của Tràng An – Ninh Bình

Nếu có dịp đi du lịch Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá khu du lịch Tràng An - nơi được mệnh danh là tiên cảnh chốn nhân gian. Laodong.vn Nguồn

Chuyên gia chỉ cách ăn an toàn

Lòng lợn là món ăn dân dã nhưng lại được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Lòng...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế...

Chân dung nhà lãnh đạo trẻ về kinh tế tham gia Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn năm nay sẽ xoay quanh chủ đề bao quát "Việt Nam phát triển mạnh trong sự thay đổi", tập trung vào ba câu hỏi chính: Thứ nhất, phương tiện để đoàn kết nguồn lực để đánh thức tiềm năng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng. Thứ hai là làm thế nào để nâng cao vị...

Mới nhất