Trang chủNewsThế giớiLy kỳ kế hoạch để CIA đánh cắp tàu ngầm Liên Xô

Ly kỳ kế hoạch để CIA đánh cắp tàu ngầm Liên Xô


Vào năm 1974, tàu khai thác Glomar đã thu hút sự chú ý với kích thước khổng lồ. Nó từng lọt vào tầm mắt của Hải quân Liên Xô khi hoạt động ngoài khơi vùng biển Hawaii. Tuy nhiên, công chúng khi đó không biết sứ mệnh thật sự của con tàu ngoại cỡ này.

Tàu Glomar khai thác khoáng sản là câu chuyện “bình phong” cho hoạt động bí mật của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), với kế hoạch trục vớt xác tàu ngầm Liên Xô – con tàu được cho là mang nhiều bí mật thời Chiến tranh Lạnh, cũng như chứa đầy tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.

Ly kỳ kế hoạch để CIA đánh cắp tàu ngầm Liên Xô- Ảnh 1.

Con tàu Hughes Glomar Explorer từng được dùng để trục vớt tàu ngầm Liên Xô

Tàu ngầm K-129 của Liên Xô đã đã chìm vào năm 1968. Tình báo Mỹ tin rằng giới chức Liên Xô không biết chính xác vị trí con tàu, sau khi đã mất 2 tháng tìm kiếm. Với công nghệ theo dõi âm thanh, Washington đã định vị được nơi tàu chìm, song phải mất 6 năm để Mỹ chuẩn bị kế hoạch và trang thiết bị cho chiến dịch công phu, với tên gọi “Dự án Azorian”, theo trang Popular Mechanics.

6 năm chuẩn bị

Mọi việc bắt đầu vào tháng 7.1969, khi CIA tìm đến sự giúp đỡ của tỉ phú người Mỹ Howard Hughes. Ít ai nghĩ rằng vị tỉ phú lại muốn ủng hộ sứ mệnh đóng con tàu ngoại cỡ để mang đến Thái Bình Dương khai thác nốt mangan, nhưng rồi tất cả kinh ngạc khi Hughes Glomar Explorer bắt đầu được chế tạo vào năm 1971.

Các bài báo về con tàu rất tỉ mỉ, từ địa điểm đóng tàu ở thành phố Chester (bang Pennsylvania), đến thông tin con tàu phải đi qua eo biển Magellan ở Nam Mỹ để vào Thái Bình Dương do kích cỡ không vừa kênh đào Panama.

Từ nhiệm vụ bí mật của hải quân Mỹ đến tìm thấy xác tàu Titanic

Ông Andrew Hammond, người phụ trách Bảo tàng Điệp viên Quốc tế (Mỹ), cho biết: “Mức độ chi tiết, quy mô hoạt động và sự táo bạo của dự án là đáng kinh ngạc. Phải mất nhiều năm làm việc kiên nhẫn. Có quá nhiều điều phải suy nghĩ và rủi ro cũng rất cao, khi về cơ bản chúng tôi đang đánh cắp tàu ngầm Liên Xô từ đáy đại dương”.

Đến năm 1970, các kỹ sư CIA và phía nhà thầu đóng tàu xác định cách duy nhất để vớt tàu ngầm là dùng tời kéo tàu hạng nặng. Ky tàu được đặt vào năm 1971, trong khi máy móc cho tàu Glomar được thiết kế chuyên biệt để phù hợp với kích thước của nó. Con tàu hoàn chỉnh trông giống một giàn khoan dầu di động, có một cần cẩu chuyển ống, hai chân đế cao, một bệ trung tâm giúp đóng mở sàn giếng, trong khi hệ thống kẹp dạng móng vuốt sẽ là “cánh tay” trục vớt tàu ngầm. Việc vận chuyển thiết bị chuyên dụng cũng được diễn ra trong bí mật tại bang California.

Ly kỳ kế hoạch để CIA đánh cắp tàu ngầm Liên Xô- Ảnh 2.

Móc kẹp được dùng để trục vớt tàu ngầm K-129

Sứ mệnh gian nan

Tàu Glomar đã đến địa điểm xác tàu ngầm vào ngày 4.7.1974. Khoảng 200 thuyền viên đã dành nhiều tuần cho nhiệm vụ trục vớt. Tuy nhiên, con tàu không dễ gì hoạt động trơn tru trước tai mắt của Liên Xô.
“Tưởng tượng bạn thấy tàu Liên Xô đến gần theo dõi, chụp ảnh, điều đó sẽ khiến bạn khó tập trung. Bạn không loại trừ khả năng có chuyện xấu xảy ra”, ông Hammond nói.

Liên Xô đã điều tàu giám sát, bao gồm một tàu kéo neo đậu gần Glomar trong 2 tuần. Trực thăng Liên Xô liên tục bay quanh con tàu và thuyền viên phải xếp những thùng hàng lên bãi đáp trực thăng để ngăn nguy cơ Liên Xô hạ cánh. Tài liệu của CIA có đề cập nội dung rằng “sẵn sàng ra lệnh tiêu hủy khẩn cấp những vật liệu nhạy cảm nếu Liên Xô cố gắng lên tàu”.

Ly kỳ kế hoạch để CIA đánh cắp tàu ngầm Liên Xô- Ảnh 3.

Ảnh minh họa về quá trình tàu Glomar thả móc kéo xác tàu ngầm

CHỤP MÀN HÌNH DEEP SEA MINING

Sau cùng, con tàu cũng có thể hạ móc kẹp để kéo xác tàu ngầm lên, nhưng một sự cố đã xuất hiện. Khi còn cách 2.700 m so với mặt nước biển, con tàu ngầm dài 100 m bất ngờ vỡ ra, với 30 m thân trước rơi lại xuống đáy biển. Các thuyền viên cuối cùng đã trục vớt được một phần của K-129 lên tàu Glomar sau 8 ngày. Một phần xác tàu đã được đem đến bang Hawaii để kiểm tra, song chi tiết tài liệu từ tàu ngầm đến nay vẫn chưa được giải mật.

Kế hoạch bại lộ

6 năm dày công chuẩn bị, song Dự án Azorian chỉ thu được kết quả cục bộ. Khi CIA bắt đầu cho kế hoạch thứ hai, bí mật về tàu Glomar dần được sáng tỏ.

Trong một lần văn phòng của ông Howard Hughes tại thành phố Los Angeles bị đột nhập, kẻ trộm đã tiếp cận được tài liệu chứng minh vị tỉ phú và tàu Glomar có dính líu đến CIA. Ban đầu, một số phóng viên chủ động không để thông tin này đến tai công chúng. Nhưng vào tháng 2.1975, Báo Los Angeles Times đã kết nối được mối liên hệ giữa ông Hughes và CIA với tàu Glomar, khiến kế hoạch bại lộ. Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Gerald Ford khi đó đã ngăn CIA tiến hành những nhiệm vụ tương tự.

Phi công Liên Xô trộm tiêm kích MiG-25 đào tẩu đã qua đời

Trong một bài đăng, CIA viết rằng: “Dù dự án Azorian không thể hoàn thành tất cả mục tiêu, đây là một trong những vụ đánh cắp vĩ đại nhất của giới tình báo thời Chiến tranh Lạnh. Dự án này đã thúc đẩy công nghệ khai thác khoáng sản dưới đại dương và phát triển thiết bị nâng hạng nặng”.

Ông Hammond nói rằng nếu tình báo Liên Xô nổi danh nhờ yếu tố con người thì công nghệ là điểm ưu việt của tình báo Mỹ, mà dự án với tàu Glomar là ví dụ điển hình. Vụ việc này còn là cơ sở để đặt tên cho thuật ngữ “phản hồi Glomar”, với câu nói phổ biến của CIA: “Chúng tôi không xác nhận cũng không phủ nhận”.

Con tàu Glomar sau đó thực hiện một vài hoạt động khai khoáng ở đại dương, trước khi được một công ty dầu khí mua lại và cải tạo để khai thác dầu đến năm 2015. Những vật dụng phục vụ kế hoạch trục vớt tàu ngầm được trưng bày trong viện bảo tàng.




Nguồn: https://thanhnien.vn/ly-ky-ke-hoach-de-cia-danh-cap-tau-ngam-lien-xo-185240525102248547.htm

Cùng chủ đề

Cuộc giải cứu trinh sát cơ Mỹ của tiêm kích Thụy Điển năm 1987

Trinh sát cơ SR-71 Mỹ gặp trục trặc trên vùng trời Baltic tháng 6/1987, được tiêm kích Thụy Điển hộ tống và ngăn chiến đấu cơ Liên Xô tiếp cận. Hồi tháng 3, Thụy Điển trở thành thành viên liên minh quân sự NATO và chấm dứt chính sách trung lập kéo dài nhiều năm.Thời Chiến tranh Lạnh, không quân Thụy Điển từng thường xuyên điều động tiêm kích ngăn chặn, giám sát máy bay của cả NATO và...

Phi hành gia mắc kẹt trên vũ trụ, trở thành ‘công dân Liên Xô cuối cùng’

Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, phi hành gia Sergei Krikalev đang ở trên trạm vũ trụ Mir và được mệnh danh là "công dân Liên Xô cuối cùng". Thời điểm ấy, ông Krikalev được thông báo rằng ông không thể quay lại Trái đất vì đất nước hứa đưa ông trở về đã không còn tồn tại.Chuyện xảy ra với KrikalevBốn tháng trước đó, Krikalev, kỹ sư không gian 33 tuổi, đã lên đường tới...

Hạ viện Mỹ phê chuẩn gia hạn chương trình do thám FISA

Với 273 phiếu thuận và 147 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn việc gia hạn Điều khoản 702 của Đạo luật Do thám tình báo nước ngoài (FISA) - chương trình do thám được đánh giá là rất quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ, dự kiến hết hạn vào ngày 19-4 tới. Điều khoản 702 cho phép Chính phủ Mỹ thu thập thông tin liên lạc của công dân nước ngoài...

Tên lửa đạn đạo chiến thuật 9M723 Nga tấn công, S-300 Ukraine vỡ vụn

S-300 Ukraine bị phá hủy sau đòn tấn công chính xác SF vừa công khai đoạn video cho thấy khoảnh khắc quân đội Nga không kích hệ thống phòng không S-300 của Lực lượng Vũ trang Ukraine được triển khai ở gần thành phố Apostolovo thuộc vùng Dnepropetrovsk. Đoạn video cho thấy, một tên lửa đạn đạo chiến thuật, rất có thể là 9M723 được bắn bởi hệ thống Iskander - M, phát nổ trên xe radar, bệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Tình báo Nga cáo buộc Ukraine dính líu trực tiếp tới vụ khủng bố Crocus, Iran công bố báo cáo đầu tiên về vụ...

Giám đốc CIA tới Paris để bàn về điều gì? Nhật Bản, Mỹ tổ chức Đối thoại 2+2, Armenia trả lại 4 ngôi làng biên giới cho Azerbaijan, Nga và Cuba hướng tới hợp tác an ninh mạng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Việt Nam thu hút du khách châu Âu trong dịp hè

Nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda cho biết, Việt Nam đứng thứ ba trong danh sách những điểm đến châu Á thu hút du khách châu Âu nhất dựa trên lượt tìm kiếm chỗ ở. Dự án bất động sản nghìn tỷ "phá bỏ" định kiến du lịch Đồ Sơn Phấn đấu xây dựng khu cảnh quan thác Bản Giốc...

Sách lược “tiếp cận nhiều giỏ” của Tổng thống Hàn Quốc

Hàn Quốc chủ động thúc đẩy nối lại cơ chế Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn vốn đã bị đình trệ từ 2019 cho thấy nỗ lực muốn phá bế tắc trong vấn đề Triều Tiên và nhu cầu để lại di sản của Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Hơn 300 người có thể đã thiệt mạng do lở đất ở Papua New Guinea

Ngày 25-5, các đội cứu hộ đã đến địa điểm xảy ra vụ lở đất lớn ở vùng cao nguyên xa xôi của Papua New Guinea, giúp người dân tìm kiếm hàng trăm người được cho là đã thiệt mạng dưới các đống đổ nát và bùn cao hàng mét. Thảm họa xảy ra tại làng Kaokalam, thị trấn Porgera thuộc tỉnh Enga, cách thủ đô Port Moresby khoảng 600km về phía Tây Bắc. Thời điểm...

Cùng chuyên mục

Hòa đàm với Ukraine, Đại sứ Nga tố Mỹ “đổi trắng thay đen”

Trả lời phỏng vấn tuần báo Newsweek của Mỹ, Đại sứ Nga tại Washington - ông Anatoly Antonov - cáo buộc Mỹ cố ý “đảo lộn mọi thứ” thông qua tuyên bố Moscow được cho là chưa sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraine. Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov. (Nguồn: Reuters) Đại sứ Antonov công kích: “Chúng tôi coi những tuyên bố của các đại diện chính...

Hamas phủ nhận vấn đề liên quan đến các cuộc đàm phán, Italy cam kết hỗ trợ, Ai Cập cảnh báo thảm họa nhân...

Ngày 25/5, một quan chức Hamas đã phủ nhận thông tin mà truyền thông Israel cho rằng, những cuộc đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sẽ tiếp tục diễn ra ở Cairo từ ngày 28/5.

10 năm Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ

Ngày 24-5 (giờ địa phương), tại New York (Mỹ), Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức lễ kỷ niệm 76 năm Ngày Gìn giữ hòa bình LHQ và 10 năm Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ dưới sự chủ trì của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đặng Hoàng Giang. Sau khi điểm lại quá trình hình thành, phát triển và những đóng...

Đức xác nhận chuyển giao thêm hệ thống phòng không IRIS-T cho Ukraine

Kiev đã nhận được một hệ thống phòng không IRIS-T khác từ Berlin vào ngày 24/5. Thông tin trên đã được Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius xác nhận trên X/Twitter. “Chúng tôi một lần nữa đã giao đơn vị hỏa lực kết hợp IRIS-T SLM và IRIS-T SLS cho Ukraine – một hệ thống phòng không tầm trung và tầm ngắn rất hiện đại và đã được chứng minh hiệu quả, trực tiếp đến từ ngành...

Mới nhất

Miền trung tạo động lực tăng trưởng mới từ du lịch biển

Bài 1: Những khởi sắc ấn tượng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định du lịch biển, đảo là một trong bốn dòng sản phẩm chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam. Sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, đảo, du...

Tham vọng từng khiến tôi khổ sở, giờ chỉ cần bình yên là thấy hạnh phúc

Mi Lan - Huyền Chi (thực hiện)   -   Chủ nhật, 26/05/2024 10:00 (GMT+7) Suy nghĩ của chị khi khán giả phản ứng với kịch bản phim, với cách xây dựng quá nhiều drama, kéo theo đó, nhiều tình tiết bị cho là vô lý, thiếu thuyết phục? - Bộ phim nào cũng phải tạo...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tỷ phú sáng lập Tập đoàn Infosys

NDO - Chiều tối 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Nagavara Ramaroa Narayana Murthy, nguyên Chủ tịch, người sáng lập Tập đoàn Infosys (Ấn Độ). Cùng dự có Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn...

Muốn phát triển đường dài, nhân lực ngành game cần được đào tạo bài bản

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện (VTC), tại Ngày hội Vietnam GameVerse 2024 diễn ra mới đây. Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, nếu hiểu game là ngành nội dung số dựa trên công nghệ số thì điều đầu tiên cần quan tâm là nguồn nhân...

Thủ tướng chỉ đạo điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp

Văn phòng Chính phủ vừa phát Thông báo số 244/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tình hình bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024, các năm tiếp theo và việc tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu...

Mới nhất