Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốMạng xã hội và những người 'não bỏng ngô'

Mạng xã hội và những người ‘não bỏng ngô’


Nếu cảm thấy bị choáng ngợp bởi nhịp sống số không ngừng nghỉ trên mạng xã hội, bản thân phải vất vả mới có thể tập trung vào một vấn đề hay thời gian chú ý giảm sút, bạn có thể là một trong những người gặp chứng “não bỏng ngô” (popcorn brain).

“Não bỏng ngô” là một thuật ngữ được đưa ra từ năm 2011 bởi David Levy, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Washington (Mỹ). “Thuật ngữ này diễn tả xu hướng chú ý và tập trung chuyển đổi nhanh chóng từ thứ này sang thứ khác, giống như hạt ngô nổ bỏng”, chuyên gia tâm lý học lâm sàng Daniel Glazer giải thích.

"Não bỏng ngô" là hiện tượng có hại cho não, gây ra bởi việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều

“Não bỏng ngô” là hiện tượng có hại cho não, gây ra bởi việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều

Khi cuộc sống ngày càng liên quan nhiều đến môi trường số, các chuyên gia sức khỏe tâm lý càng quan tâm và muốn chia sẻ thêm những cách để chống lại hiện tượng trên. Theo NY Times, một nghiên cứu từng chỉ ra rằng có tới 62,3% dân số toàn cầu sử dụng mạng xã hội, với thời gian sử dụng trung bình mỗi ngày là 2 giờ và 23 phút (tính đến cuối tháng 1.2024).

Theo báo cáo từ Đại học California (Mỹ), quãng thời gian tập trung trước màn hình của con người trước khi chuyển sang thứ khác đã giảm từ trung bình 2,5 phút (năm 2004) xuống 75 giây vào năm 2012 và tiếp tục thấp hơn, còn 47 giây tính đến thời điểm này.

Việc cuộn, duyệt nội dung quá mức từ các bài đăng, cảnh báo, tương tác và quảng cáo đã kích thích cơ thể tiết ra một lượng nhỏ dopamine (hoóc môn kiêm chất dẫn truyền thần kinh) có tác dụng “thưởng” cho não bộ và thúc đẩy chu trình này tái diễn, theo nhà tâm lý học Dannielle Haig.

“Theo thời gian, nhu cầu dành cho sự chú ý và chuyển đổi nhanh giữa các nhiệm vụ có thể dẫn đến cảm giác bồn chồn về tinh thần hoặc não bộ phải ‘nhảy số liên tục’ khi vật lộn nhằm duy trì sự tập trung vào một tác vụ bất kỳ trong thời gian dài”, bà Haig giải thích.

Vị chuyên gia cảnh báo hiện tượng “não bỏng ngô” có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các tương tác xã hội, sự kiên nhẫn, cảm xúc hạnh phúc, năng suất, đồng thời làm tăng sự lo lắng và nguy cơ kiệt sức.

Chuyên gia Daniel Glazer nói thêm: “Các ứng dụng phổ biến hiện nay xét về một số khía cạnh thì phù hợp với thói chú ý phân tán, kích thích chuyển đổi nhanh giữa các nội dung được thiết kế gây nghiện để tối đa hóa sự tương tác từ người dùng. Sự kích thích kỹ thuật số liên tục đó gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động não bộ”.

Để giảm tình trạng “não bỏng ngô” hay suy giảm tập trung, các chuyên gia cho rằng người dùng nên đặt giới hạn cho việc sử dụng thiết bị công nghệ, “cai nghiện” kỹ thuật số để não được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng, tham gia hoạt động không có sự xuất hiện của các loại màn hình như thiền định, luyện tập, vận động, đọc sách (giấy), sáng tạo nghệ thuật hay hòa mình vào thiên nhiên. Nên tập trung vào nhiệm vụ duy nhất để rèn luyện trí não, không phải lúc nào cũng làm nhiều việc cùng lúc; xóa bớt ứng dụng và cố gắng kiểm soát hành vi sử dụng mạng xã hội.



Source link

Cùng chủ đề

Không chờ đến lúc quá mệt mới đi ngủ, nhưng làm sao để ngủ ngon hơn?

Giấc ngủ vốn là khái niệm quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Thế nhưng, có nhiều thứ xoay quanh giấc ngủ hơn những gì mọi người thường nghĩ. Trên hết, làm thế nào để có một giấc ngủ ngon, giúp sạc đầy năng lượng mới là điều quan trọng.Ai cũng từng gặp rắc rối với giấc ngủTheo một nghiên cứu của...

Trần Đặng Đăng Khoa: Làm tốt việc của mình, đừng lên mạng hơn thua để ‘thể hiện’

* Các chuyến đi xa, gặp nhiều người lạ, va chạm cũng không ít đã giúp Khoa trở nên điềm tĩnh hơn như thế nào? - Những chuyến đi xa, trải nghiệm nhiều thì tôi biết được là mỗi người sẽ luôn có quan điểm riêng. Suy nghĩ và hành động sẽ được định hình qua môi trường sống, qua nền văn hóa,...

Hãy thất bại một cách thành công

Học cách vực dậy sau thất bạiVới những bạn trẻ, cần hiểu rằng thất bại là một phần tự nhiên của sự trưởng thành và phát triển nghề nghiệp. Thậm chí, nếu không thất bại, có khả năng chúng ta đang không phát triển hoặc học hỏi một cách tối ưu. Nên học cách tận dụng mỗi trải nghiệm thất bại để học...

Đừng FOMO nữa, hãy JOMO đi!

Nghiên cứu về JOMO (Joy of Missing Out) chỉ mới nổi lên gần đây và tập trung vào tác động của mạng xã hội. Tuy nhiên, mỗi người đều có thể trải nghiệm cảm giác JOMO trong đời mình bằng cách chọn thời điểm chúng ta muốn bỏ qua. JOMO có thể khiến ta cảm thấy nhẹ lòng hơn vì nó giúp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Thể thao đỉnh cao ảnh hưởng tới VĐV thế nào

Từ mắt cá chân phồng, đôi chân gân guốc đến những ngón chân bị biến dạng, báo Anh Sportmail liệt kê những VĐV chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc thi đấu đỉnh cao. Bàn chân của Cristiano RonaldoRonaldo làm dậy sóng mạng xã hội khi đăng tải bức ảnh đang nghỉ ngơi sau khi ghi bàn duy...

Huyện đảo Cô Tô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tối 23/3, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, địa phương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện (23/3/1994 - 23/3/2024). Tại buổi lễ, thừa ủy quyền, ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng,...

Đồng bằng Bắc Bộ nồm ẩm, Tây Bắc nắng nóng

Khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ tuần tới trời nồm, nhà cửa ẩm ướt, trong khi đó Tây Bắc Bộ nóng 29-33 độ C. Miền Bắc tuần qua thời tiết thay đổi liên tục, hôm qua trời nắng thì hôm nay chìm trong sương mù, mưa nhỏ. Nguyên nhân là khu vực này đang chịu sự tranh...

Mới nhất