Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhMột loạt chỉ số kinh tế thấp hơn kỳ vọng, những bài...

Một loạt chỉ số kinh tế thấp hơn kỳ vọng, những bài toán hóc búa nào đang thách thức Trung Quốc?


Thế giới kỳ vọng kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi sau đại dịch với các dự báo về xuất khẩu và đầu tư được cho là bùng nổ mạnh mẽ. Tuy nhiên, một loạt đánh giá kinh tế mới nhất, từ sản lượng công nghiệp, tài chính bất động sản, chi tiêu cơ sở hạ tầng và đầu tư nước ngoài đều cho thấy kết quả thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tại phiên họp ngày 16/6 của Bộ Chính trị Trung Quốc, Thủ tướng Lý Cường đã trình bày với Hội đồng Nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kế hoạch thúc đẩy “tính hiệu quả” bên trong nền kinh tế trì trệ.

Một tuyên bố từ Hội đồng nhấn mạnh: “Để đối phó với bối cảnh kinh tế đang thay đổi, bắt buộc phải đưa ra các chính sách mạnh mẽ hơn. Những chính sách đáp ứng các điều kiện cần thiết phải nhanh chóng được công bố và thực hiện không chậm trễ”.

Một loạt chỉ số kinh tế thấp hơn kỳ vọng, những bài toán hóc búa nào đang thách thức Trung Quốc?
Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc báo cáo hiệu suất tốt hơn mong đợi trong quý đầu tiên của năm 2023 nhưng sự phục hồi kinh tế không được duy trì. (Nguồn: Reuters)

Đà phục hồi không như mong đợi

Tuy nhiên, những biện pháp đó cụ thể sẽ là gì, hoặc khi nào các biện pháp này sẽ được thực hiện thì không được nêu chi tiết.

Nhưng đây là một sự thừa nhận rõ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị đình trệ. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố chiến thắng Covid-19 vào cuối năm ngoái và bất ngờ kết thúc chiến dịch phong tỏa kéo dài 3 năm.

Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc báo cáo hiệu suất tốt hơn mong đợi trong quý đầu tiên của năm 2023 nhưng sự phục hồi kinh tế không được duy trì. Giai đoạn tháng 4-6/2023 ghi nhận tốc độ tăng trưởng là 0%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tại Trung Quốc tăng vọt lên 20%. Các khoản nợ của hộ gia đình và địa phương đang tăng lên. Lĩnh vực bất động sản vẫn suy yếu với mức giảm 22%.

Tuần trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã tiến hành “khử rung” nền kinh tế đang bị đình trệ. PBoC tiến hành cắt giảm một số lãi suất chính. Các nhà phân tích mong đợi nhiều động thái hơn trong những tuần tới.

Mức độ quan ngại về kinh tế của Bắc Kinh có thể được nhìn thấy trong các thông điệp của giới chức Trung Quốc. Năm 2023, Trung Quốc đã chuyển sang áp dụng các mối quan ngại về “an ninh quốc gia” đối với một số báo cáo kinh tế quan trọng. Bắc Kinh cũng coi các công ty kiểm toán đa quốc gia là rủi ro “an ninh quốc gia”.

Năm 2022, tỷ trọng xuất khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ giảm xuống 50,7%, từ hơn 70% vào năm 2013. Theo các nhà phân tích, điều đó phản ánh xu hướng của các thỏa thuận thương mại và đầu tư hiện nay. Ngay cả các triệu phú của Trung Quốc dường như cũng đang tìm đường “tháo chạy”. Dự kiến Trung Quốc sẽ ghi nhận sự mất mát của 13.500 cá nhân như vậy trong năm 2023, tăng từ mức 10.800 người vào năm 2022.

Một sự thay đổi phi thường là cần thiết để kinh tế Trung Quốc đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023 là khoảng 5%. Người phát ngôn của Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Meng Wei cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi. Bà nói: “Trong quá trình phục hồi kinh tế, những biến động tạm thời trong một số lĩnh vực nhất định là bình thường”.

Nhưng Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc đã cảnh báo về “áp lực gia tăng” trong nền kinh tế trong nước. Cơ quan này cho biết, sản xuất công nghiệp, đầu tư bất động sản, doanh số bán lẻ và thương mại đều không đạt được như dự đoán và đưa ra cảnh báo về áp lực giảm phát.

Dù vậy, theo tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, nước này đã bước vào một giai đoạn phát triển mới và quá trình chuyển đổi từ tăng trưởng tốc độ cao sang chất lượng cao sẽ cải thiện cấu trúc và chất lượng kinh tế.

Những phân tích của truyền thông phương Tây về kinh tế Trung Quốc thường không đáng tin cậy vì luôn phóng đại mặt tiêu cực, thổi phồng thuyết “Trung Quốc sụp đổ”. Nếu các nhà đầu tư tin vào những đánh giá này sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn với Trung Quốc.

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết, các vấn đề của nền kinh tế có nguyên do từ môi trường bên ngoài ngày càng phức tạp và sự suy giảm trong thương mại và đầu tư toàn cầu. Nền kinh tế nói chung của Trung Quốc đang hồi phục và cải thiện, với nhu cầu thị trường phục hồi, sản lượng và nguồn cung tăng, giá cả và việc làm ổn định cũng như tiến bộ vững chắc trong phát triển chất lượng cao.

Giới chức nước này dường như cho rằng, các kế hoạch vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Chủ tịch Tập Cận Bình đang chuẩn bị đưa người dân về một “kỷ nguyên mới” của tăng trưởng kinh tế thấp nhưng thiên về chất lượng hơn số lượng.

Thách thức vẫn còn đó

Hơn 70% tài sản của Trung Quốc đổ vào bất động sản. Nhưng thị trường phát triển quá nóng đã dẫn đến việc các nhà phát triển phải bán tài sản sớm trước khi chúng được xây dựng và những chủ nhà tương lai đã phải gánh khoản nợ của họ.

Các chính quyền địa phương với nguồn thu nhập chính đã cạn kiệt, phải quay sang chính phủ trung ương và xin tài trợ – và đó là tăng học phí của trường công và học phí đại học tới 54%.

Thương mại quốc tế của Trung Quốc – nhập khẩu và xuất khẩu – chưa kịp phục hồi kể từ khi nước này chấm dứt chính sách đóng cửa đất nước. Các chính phủ toàn cầu và các tập đoàn đa quốc gia đang tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác.

Theo Hội đồng Đại Tây Dương, các nhà đầu tư nước ngoài đã từ bỏ một lượng lớn tài sản của Trung Quốc trong hai năm qua. Chuyên gia Jeremy Mark của Hội đồng Đại Tây Dương cho biết: “Họ (các nhà đầu tư) đã bán một lượng lớn chứng khoán trong hai năm qua do các chính sách của Trung Quốc và căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng gia tăng”.

Đầu tư vào Trung Quốc sẽ trở nên rủi ro hơn và việc loại bỏ rủi ro sẽ trở nên phổ biến hơn.

Tuy nhiên, theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, trong khi các phương tiện truyền thông phương Tây tuyên bố động lực kinh tế của Trung Quốc đang suy yếu, ngày càng có nhiều CEO đa quốc gia và các giám đốc điều hành cấp cao khác gần đây đã đến Trung Quốc, bày tỏ sự tin tưởng và lạc quan về triển vọng phát triển của nền kinh tế hàng đầu thế giới này.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhà đầu tư ngoại đã có xu hướng “rót tiền” vào bất động sản?

Cơ hội đầu tư tại Việt Nam Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện cao nhất của 2 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá cao...

Vì sao ngành y tế hút nhiều vốn ngoại?

Hàng trăm triệu USD vốn ngoại rót vào ngành y tế khi tầng lớp trung lưu gia tăng, dân số già hóa và ý thức chăm sóc sức khỏe càng cao. Từ chỉ một vài thương vụ riêng lẻ mỗi năm, trong hơn một năm qua, ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ Việt Nam đón dòng vốn ngoại lớn. Cao điểm trong quý III/2023, hàng loạt thương vụ đầu tư vào lĩnh vực y tế và chăm...

Nhà đầu tư ngoại sẽ tự tin giải ngân

Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhà đầu tư ngoại sẽ tự tin giải ngânViệc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư, giúp thị trường vốn thể hiện rõ nét hơn vai trò của kênh dẫn vốn hữu hiệu cho nền kinh tế. Mục tiêu mà Chính phủ đặt...

Trung Quốc thoát giảm phát

Lần đầu tiên sau gần nửa năm, giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng trở lại, giúp nền kinh tế này thoát giảm phát. Hôm 9/3, Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước này tăng 0,7% trong tháng 2. Đây là lần đầu tiên trong gần nửa năm qua, CPI Trung Quốc đi lên.Trước đó, nước này ghi nhận 4 tháng giảm phát liên tục....

Mục tiêu phát triển Trung Quốc năm 2024 qua các con số trong ‘Lưỡng hội’

Tại phiên Khai mạc Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã trình bày Báo cáo công tác của Chính phủ, công bố nhiều “con số” quan trọng cho mục tiêu phát triển dự kiến ​​của Trung Quốc trong năm 2024.Tăng trưởng kinh tế 5%Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 5% trong năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Palestine có Nội các mới

Ngày 28/3, Palestine công bố việc thành lập Nội các mới trong bối cảnh cộng đồng quốc tế gây sức ép ngày một tăng trong vấn đề cải tổ.

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương

Đối mặt với sự gia tăng của thách thức khí hậu toàn cầu, 6 nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng nỗ lực hợp tác để giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực cũng như phúc lợi của người dân.

Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moscow hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý và nhiều câu hỏi về quốc gia Trung Á này được đưa ra.

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.

Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và nền văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, đặc biệt là những lễ hội đặc sắc, ấn tượng.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

55% nhà bán hàng vừa bán trực tiếp, vừa bán online

29/01/2024 12:45 Vân Hằng In bài ANTD.VN - Kết quả khảo sát 15.000 khách hàng của Sapo- nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh cho biết, 55,4% nhà bán hàng hiện tại lựa chọn hình thức vừa trực tiếp, vừa qua thương mại điện tử. Bán lẻ giảm sút trong năm 2023 Sapo cho biết,...

Trương Mỹ Lan – ‘bà trùm’ dựng lên hệ sinh thái khủng vươn vòi hút chục tỷ USD

Hệ sinh thái 'khủng' của Vạn Thịnh Phát Bà Trương Mỹ Lan (1956) thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát từ năm 1992, ban đầu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng - khách sạn. Sau này, công ty mở rộng thành Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ. Sau nhiều...

Mục sở thị ‘thương cảng’ The Venice long lanh trước ngày khai trương Mega Grand World Hà Nội

31/10/2023 21:28 P.V In bài ANTD.VN - Chỉ còn gần hai tháng nữa Mega Grand World Hà Nội sẽ chính thức khai trương. Theo thông tin cập nhật mới nhất từ công trường, các hạng mục cuối cùng đang được tăng tốc, gấp rút hoàn thiện. Trong đó, diện mạo của “thương cảng” The Venice đang dần thành hình và được đánh giá là long lanh hơn cả phối cảnh. ...

35 năm chủ động thu hút FDI

Trong 35 năm qua, Việt Nam từ một nền kinh tế mở cửa đón vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trở thành một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cùng chuyên mục

Tiền tỷ gửi ngân hàng đột ngột “bốc hơi”: Xử lý thế nào?

Những ngày gần đây, một số vụ việc “bốc hơi” tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng khiến dư luận liên tục đặt ra dấu hỏi lớn đối với sự an toàn trong quy trình giao dịch gửi, rút tiền. Mới đây nhất là sự việc một khách hàng đã gửi hơn 58 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Ngày 12/10/2023, vị khách đến chi nhánh MSB tại Hà Nội yêu cầu...

Quỹ bình ổn dư cả nghìn tỉ đồng vẫn để giá xăng dầu tăng liên tiếp

Giá xăng tiếp tục tăngTheo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, chiều 28.3, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) tăng 530 đồng, lên 24.810 đồng một lít; E5 RON 92 thêm 410 đồng, lên 23.620 đồng một lít. Tuy nhiên, các mặt hàng dầu (trừ mazut) giảm, trong đó dầu diesel là 21.690 đồng một lít (giảm 320/lít); dầu hỏa có mức giá mới là 20.870 đồng (giảm 390 đồng/lít).Tính...

Bộ Công Thương đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu

Các doanh nghiệp đầu mối có thể được tự quyết giá bán xăng dầu, Nhà nước chỉ công bố giá thế giới bình quân 15 ngày, theo đề xuất của Bộ Công Thương. Đề xuất được Bộ Công Thương nêu tại tờ trình Chính phủ dự thảo nghị định mới, thay thế các nghị định trước đây về kinh doanh xăng dầu.Theo quy định hiện hành, Nhà nước đưa ra giá cơ sở để làm căn cứ điều hành...

Hoàn thiện Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2021/VPCP-CN ngày 28/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (Đề án).Cụ...

Doanh nghiệp Canada muốn đầu tư vào năng lượng, nông nghiệp ở Việt Nam

Canada muốn hợp tác, đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, công nghệ xanh - sạch với Việt Nam, theo Bộ trưởng Mary Ng. Theo Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng, các doanh nghiệp Canada nhìn thấy cơ hội hợp tác ở Việt Nam. Vì thế, đi cùng bà trong chuyến thăm, làm việc lần này có Phái đoàn thương mại Canada gồm 168 công ty...

Mới nhất

Dự án đường Vành đai 3: Ban Dân nguyện chuyển kiến nghị của công dân đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có các Văn bản số 222/BDN và 223/BDN về việc chuyển đơn của công dân ở TP. Hồ Chí Minh...

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Hầu hết cán bộ qua luân chuyển đều có bước trưởng thành nhanh, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn ở các lĩnh vực của địa phương, có quan điểm nhìn nhận và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sát thực tế hơn, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ trước mắt và...

Rà soát các vướng mắc tại dự án 4 tỷ USD

Tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu các đơn vị rà soát tồn tại, vướng mắc của dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An có tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét giải quyết. ...

Chứng khoán Nhất Việt tăng vốn “thần tốc” nhờ hệ sinh thái Amber Holdings

Chứng khoán Nhất Việt tăng vốn “thần tốc” nhờ hệ sinh thái Amber HoldingsKể từ khi về tay nhóm Amber Holdings, Chứng khoán Nhất Việt liên tục tăng vốn gấp nhiều lần. Dòng tiền này chủ yếu để tự doanh mua cổ phần, trái phiếu. ...

Tọa đàm về Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

PGS.TS Phạm Minh Anh - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; TS Vũ Lộc An - Phó Hiệu trưởng; Thạc sĩ Đỗ Lê Triều - Trưởng khoa Xây dựng Đảng chủ trì tọa đàm. Dự Tọa đàm có các đồng chí trong Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người...

Mới nhất