Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốNăm 2024, TP. Hồ Chí Minh quyết tâm thực hiện hiệu quả...

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số


TP. Hồ Chí Minh xác định chủ đề năm 2024 là “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội’.

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số
Năm 2024, TP. HCM quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số. Ảnh minh họa. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử TP.

Trong 4 mục tiêu tổng quát về chủ đề năm 2024, TP. Hồ Chí Minh xác định cần tận dụng lợi thế về hạ tầng, thị trường, nhân lực và điều kiện đặc thù để phát triển mạnh kinh tế số; thúc đẩy tương tác giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu 100% hạ tầng công nghệ thông tin được rà soát, nâng cấp, đảm bảo liên thông kết nối từ Thành phố đến cấp huyện và phường xã thị trấn;

Phấn đấu nằm trong nhóm 5 tỉnh/thành phố dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh; 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố.

Đặc biệt, năm 2024, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu “phấn đấu đóng góp của kinh tế số trong GRDP đạt 22%”.

Để đạt được điều đó, Nghị quyết của HĐND Thành phố yêu cầu phải đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; xây dựng thành phố thông minh.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đột phá thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp, chuyển đổi số quốc gia; nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp thu hút vốn FDI gắn với phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, tạo động lực tăng trưởng mới cho kinh tế thành phố. Các dự án đổi mới sáng tạo phải gắn với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Theo ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh, chương trình chuyển đổi số của thành phố tập trung 4 vấn đề quan trọng gồm: Phương thức triển khai từ tin học hoá sang chuyển đổi số; Kết quả tổng thể; Hạn chế, khó khăn; Giải pháp thực hiện chủ đề năm 2024.

Thực hiện chuyển đổi số là thay đổi cách tổ chức, vận hành một cách toàn diện bằng công nghệ và dữ liệu.

Vì vậy, thành phố đã thay cách làm công nghệ thông tin so với trước đây khi chuyển từ việc mua sắm, đầu tư các hệ thống riêng lẻ sang tập trung xây dựng các nền tảng số thống nhất toàn thành phố.

Trong đó, chuyển từ xây dựng các phần mềm rời rạc sang tập trung các nền tảng số.

Ông Lâm Đình Thắng cho biết, hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang vận hành 14 nền tảng số lớn. Riêng trong năm 2023, đã tập trung xây dựng, phát triển 5 nền tảng quan trọng gồm: Nền tảng giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công; Nâng cấp hệ thống tiếp nhận, trả lời và xử lý phản ánh, kiến nghị người dân (tổng đài 1022); Nền tảng bản đồ số TP. Hồ Chí Minh; Hệ thống đánh giá chỉ số chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh và Hệ thống Quản trị thực thi của Thành phố trên các nền tảng số.

Sắp tới, nền tảng lắng nghe mạng xã hội có ứng dụng AI cũng được áp dụng để mỗi sở, ngành, quận, huyện có thể theo dõi thông tin hằng ngày về đơn vị; Trả lời câu hỏi 10 vấn đề người dân thành phố quan tâm nhất từng ngày, từng tuần là gì.

Tuy nhiên, theo ông Lâm Đình Thắng, so với yêu cầu thực tiễn và mong muốn thì quá trình chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh còn hạn chế, còn nhiều điều cần phải làm.

Bởi lẽ, chuyển đổi số là một quá trình về cả giải pháp công nghệ lẫn kiến tạo thể chế, tái cấu trúc quy trình – nghiệp vụ, cần thời gian và lộ trình để chuyển đổi.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tập huấn về chuyển đổi số và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí

Tham dự hội nghị có 184 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, nhân viên, phóng viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Chi hội Nhà báo phóng viên thường trú, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn...

Hải Phòng: Doanh nghiệp đề nghị sở, ngành chung tay trong chuyển đổi số với Hải quan

(HQ Online) - Để phát huy được tối đa lợi ích từ quá trình chuyển đổi số của cơ quan Hải quan, doanh nghiệp đề nghị các sở, ngành liên quan ở Hải Phòng cần có sự cải tiến để tạo đồng bộ. Ông Trương Gia Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhôm Đông Á nêu ý kiến tại Hội nghị....

Chuyển đổi số phục vụ người dân

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, đồng thời là công việc mới, khó, nhạy cảm. Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển.

Chờ đợi các giải pháp cụ thể

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2024: Chờ đợi các giải pháp cụ thểKhông có lấn cấn nào về sự tiên phong của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thực hiện chiến lược xanh, nhưng cộng đồng doanh nghiệp vẫn gửi đi thông điệp rất trông đợi các giải pháp cụ thể, mạnh mẽ từ Chính phủ. ...

Thanh niên nông thôn tiếp cận chuyển đổi số, học bán hàng trên TikTok

17/03/2024 | 17:37 TPO - Tuổi trẻ Đà Nẵng triển khai nhiều mô hình đồng hành cùng thanh niên nông thôn tiếp cận chuyển đổi số, khởi nghiệp, lập nghiệp trong ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới" năm 2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Ra mắt nhiều tác phẩm văn học mới viết cho thiếu nhi

Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất (2023-2025) là giải thưởng do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức với mong muốn phát hiện thêm những cây bút viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam.

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng “tham vọng”?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và cả hai nước đều hết sức quan tâm đến lợi ích của nhau.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Indonesia thiếu ngôi sao ném biên ở buổi tập trên sân Mỹ Đình

Indonesia đăng ký 26 cầu thủ sang Việt Nam, nhưng chỉ 22 người xuất hiện tại sân Mỹ Đình. Bốn cầu thủ vắng mặt là hậu vệ Pratama Arhan, tiền vệ Ivar Jenner, tiền đạo Rafael Struick và Dimas Drajad. Cả bốn được cho thuộc nhóm cầu thủ bị sốt sau trận thắng Việt Nam 1-0 trên sân...

Merck và GSK thiếu vaccine sởi cung ứng cho Canada

Hãng dược Merck và GSK thông báo thiếu vaccine sởi, chỉ đủ để cung ứng cho chương trình tiêm chủng công cộng, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh. Báo cáo từ hai hãng dược được công bố trên website về tình trạng thiếu thuốc của Bộ Y tế Canada, cập nhật mới nhất ngày 22/3. Theo đó,...

Vì sao thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng?

Theo BHXH Việt Nam, thẻ BHYT được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế. Thẻ BHYT mẫu...

Nga đẩy mạnh tấn công, kho đạn chiến lược của Ukraine bị phá hủy

Hôm Chủ Nhật (24/3), Bộ Quốc phòng Nga đã công bố những thành công đáng kể của lực lượng vũ trang nước này ở Ukraine. Theo Bộ Quốc phòng Nga, pháo binh và hàng không Nga đã phá hủy một số mục tiêu quan trọng chiến lược, bao gồm kho chứa đạn dược và máy bay không...

Mới nhất