Trang chủNewsNhân quyềnChuyển đổi số phục vụ người dân

Chuyển đổi số phục vụ người dân


Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, đồng thời là công việc mới, khó, nhạy cảm. Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển.

Chuyển đổi số phục vụ người dân
Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển.

Hoàn thiện hành lang pháp lý

Năm 2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó xác định mục tiêu tổng quát là “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”.

Từ năm 2020-2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, ban hành nhiều quyết định, chiến lược chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, trong đó phải kể đến Quyết định số 749/QĐ-TTg ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia với ba trụ cột là: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; Chiến lược chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số; Chiến lược kinh tế số và xã hội số.

Tiếp sau đó, gần như tất cả các bộ, ngành và địa phương đã ban hành nghị quyết, chiến lược và chương trình chuyển đổi số. Đây là thuận lợi cơ bản, có tính quyết định cho thành công ở những bước tiếp theo. Xét trên góc độ này, quyết tâm, khát vọng và sự nhanh nhạy của Việt Nam không kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Để bảo vệ quyền con người trên không gian mạng và lợi ích quốc gia, nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật An toàn thông tin, Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin… đã được ban hành, trong đó có các quy định cụ thể về quyền của người dân khi sử dụng và kinh doanh trên mạng Internet. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn, xử lý tin xấu độc với các nền tảng xuyên biên giới được coi là nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan chức năng.

Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 cũng góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với số lượng người sử dụng Internet đạt hơn 70 triệu người, tương đương 73% tổng dân số. Dữ liệu cá nhân từ vị trí chưa thực sự quan trọng, trở thành nguyên liệu chính cho hoạt động của các ngành, nghề, dịch vụ kinh doanh và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng thể lĩnh vực tạo ra giá trị lợi nhuận cao trong nền kinh tế quốc dân.

Điều này đặt ra bài toán phải quản lý hiệu quả, tương đồng giữa sử dụng và bảo vệ dữ liệu cá nhân, ứng phó, hạn chế nguy cơ, xử lý vi phạm để giữ vững sự phát triển và giá trị do dữ liệu cá nhân tạo ra.

Trong từng lĩnh vực, chính phủ, các bộ, ngành cũng xây dựng văn bản, hướng dẫn theo thẩm quyền, quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn về tương tác an toàn trên không gian mạng.

Cụ thể như Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy và chuyển sang môi trường số; Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên; Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP do Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp ban hành; Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2022 và Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo “Phát triển các kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung toàn ngành giáo dục”, chủ trì và phối hợp Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội “Xây dựng mạng lưới thư viện điện tử, các nền tảng tài nguyên giáo dục mở, thí điểm xây dựng và triển khai chương trình sách giáo khoa mở”; Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 1/6/2021 phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025″…

Có thể khẳng định, hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về chuyển đổi số ở Việt Nam đã đề cập và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội xảy ra trên môi trường mạng tương đối toàn diện và tương thích với các chuẩn mực, kinh nghiệm của quốc tế.

Dù vậy, tương tự như nhiều quốc gia khác, khuôn khổ pháp luật của Việt Nam về chuyển đổi số vẫn còn nhiều khoảng trống, đòi hỏi cần liên tục củng cố, bổ sung trong phù hợp với sự phát triển thực tế của CNS và chuyển đổi số.

Chuyển đổi số phục vụ đời sống xã hội

Hạ tầng công nghệ thông tin, nền tảng số tiếp tục được phát triển: (i) Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định và di động tăng so với cùng kỳ, xếp lần lượt thứ 45 và 52, cao hơn mức trung bình của thế giới; (ii) Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối đến các phường, xã, thị trấn; (iii) Các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ, tạo tiện ích trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (quản lý dân cư, đăng kí doanh nghiệp, bảo hiểm, hộ tịch điện tử…).

Đặc biệt, CSDL quốc gia về dân cư đã kết nối, liên thông với 47 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước; cấp trên 76 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử; đồng bộ trên 234 triệu thông tin tiêm chủng; kích hoạt gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử; xác định thông tin chính xác của gần 50 triệu thuê bao di động…

Việc khai thác CSDL quốc gia về dân cư mang lại nhiều lợi ích, như giúp tiết kiệm chi phí sao in hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; hạn chế việc di chuyển; hạn chế việc phải kiểm tra xác minh mà sử dụng dữ liệu của các bộ, ngành để xác thực, xác minh thông tin trên giấy tờ tùy thân; tinh gọn cán bộ, công chức bộ phận tiếp dân, giảm tình trạng gặp gỡ trực tiếp, loại bỏ dần tình trạng “tham nhũng vặt”, sách nhiễu người dân… Theo ước tính, việc này đã giúp tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng.

Chuyển đổi số phục vụ người dân
Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng sâu rộng, hiệu quả.

Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng sâu rộng, hiệu quả: Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp gần 4,4 nghìn dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (gấp 3 lần năm 2021); hơn 154 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái (gấp 1,7 lần so với năm 2021); hơn 3,9 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến (gấp hơn 5,7 lần năm 2021); nhiều dịch vụ số phục vụ người dân, doanh nghiệp được cung cấp kịp thời, hiệu quả (đăng kí dự thi, xét tuyển đại học, cao đẳng; cấp hộ chiếu trực tuyến; thí điểm thành công 2 dịch vụ công liên thông đăng kí khai sinh – đăng kí thường trú – cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và đăng kí khai tử – xóa đăng kí thường trú – trợ cấp mai táng phí).

Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đã tích hợp vào CSDL quốc gia về dân cư, gồm 6 trường thông tin cơ bản của hơn 98 triệu người dân, tương ứng với gần 28 triệu hộ gia đình trên toàn quốc; kết nối liên thông với gần 13.000 cơ sở khám, chữa bệnh và hơn 500 nghìn tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trên toàn quốc và các bộ, ngành.

Mỗi năm, Cổng Giao dịch điện tử tiếp nhận và xử lý gần 100 triệu lượt hồ sơ; bình quân mỗi cán bộ bảo hiểm xã hội giải quyết khoảng 4.000 hồ sơ/năm… Với ứng dụng “VssID – Bảo hiểm xã hội số”, gần 30 triệu tài khoản có thể quản lý, kiểm soát các thông tin về quá trình thực hiện các dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thực hiện các dịch vụ công về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại; sử dụng trực tiếp khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc…

Hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về chuyển đổi số ở Việt Nam đã ban hành và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội xảy ra trên môi trường mạng tương đối toàn diện và tương thích với các chuẩn mực, kinh nghiệm của quốc tế. Dù vậy, tương tự như nhiều quốc gia khác, khuôn khổ pháp luật của Việt Nam về chuyển đổi số vẫn còn nhiều khoảng trống, đòi hỏi cần liên tục củng cố, bổ sung trong phù hợp với sự phát triển thực tế của công nghệ số và chuyển đổi số.

Ngày 6/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bên cạnh các văn bản có tính quy phạm, các hướng dẫn, bộ quy tắc cũng được quan tâm phát triển như Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) ban hành tháng 6/2021.

Bộ Quy tắc là cơ sở tiền đề để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng và ban hành các Bộ quy tắc ứng xử trong phạm vi chuyên ngành, lĩnh vực quản lý như Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành tháng 12/2021.

Bộ TTTT cũng chủ động nghiên cứu, tìm hiểu để nhanh chóng làm chủ các tính năng, công cụ mới của Internet và mạng xã hội phục vụ công tác quản lý, tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội, thúc đẩy truyền thông chủ động.

Tiêu biểu là chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” do Bộ TTTT và TP. Hồ Chí Minh thực hiện trong đợt cao điểm chống dịch Covid-19 đã kịp thời giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin trực tiếp giữa Thành phố và người dân, kịp thời giải tỏa nhiều thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong người dân về các chủ trương, biện pháp phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước và Thành phố. Việc sử dụng tính năng livestream mạng xã hội để đối thoại, tương tác trực tiếp đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa cơ quan quản lý với người dân, góp phần xóa tin giả, tin xấu độc trên môi trường mạng.

Fanpage chính thức của Chính phủ trên Facebook “Thông tin Chính phủ” cũng là ví dụ tiêu biểu cho việc ứng dụng có hiệu quả mạng xã hội vào truyền thông chính sách. Với 4,1 triệu người theo dõi, trung bình mỗi bài đăng đạt khoảng hơn 2.000 lượt like và hàng trăm lượt bình luận, tương tác.

Bên cạnh việc hợp tác, khai thác tính năng của các mạng xã hội trong truyền thông chính sách, Việt Nam cũng triển khai đồng thời các biện pháp yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới hoạt động có trách nhiệm đối với người dùng và tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Các biện pháp đang triển khai gồm: xây dựng các kênh phản ánh, report trực tiếp giữa các đơn vị chức năng với các nền tảng để kịp thời gỡ bỏ, chặn lọc các thông tin xấu độc, các kênh vi phạm; xây dựng Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia và Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam; xây dựng cẩm nang phòng, chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng nhằm trang bị kỹ năng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nhận biết, phát hiện, ứng phó và xử lý có hiệu quả với tin giả, tin xấu độc; thu thập bằng chứng, buộc các nền tảng có trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước Việt Nam và trả bản quyền nguồn tin cho các cơ quan báo chí, các trang trong nước…

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thời đại. Trên hành trình đó, mỗi quốc gia đứng trước nhiều lựa chọn về cách tiếp cận, quan điểm, chính sách, thể chế. Lựa chọn của Việt Nam là chủ động, tích cực thúc đẩy chuyển đổi số với mục đích cuối cùng là phục vụ con người.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh hỗ trợ chuyển đổi số cho các nhà xuất bản

Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành - ông Nguyễn Nguyên cho biết, cả nước hiện có 57 nhà xuất bản thuộc 53 cơ quan chủ quản, trong đó, có 48 nhà xuất bản thuộc Trung ương, 9 nhà xuất bản thuộc địa phương. Năm 2023, tổng...

Xử lý hàng loạt doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính tại Hà Nội

Theo đó, các sai phạm của doanh nghiệp tập trung vào các hành vi chính như: Không cung ứng dịch vụ bưu chính, sử dụng giấy phép bưu chính sai mục đích, không thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định. ...

Chờ đợi các giải pháp cụ thể

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2024: Chờ đợi các giải pháp cụ thểKhông có lấn cấn nào về sự tiên phong của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thực hiện chiến lược xanh, nhưng cộng đồng doanh nghiệp vẫn gửi đi thông điệp rất trông đợi các giải pháp cụ thể, mạnh mẽ từ Chính phủ. ...

Thanh niên nông thôn tiếp cận chuyển đổi số, học bán hàng trên TikTok

17/03/2024 | 17:37 TPO - Tuổi trẻ Đà Nẵng triển khai nhiều mô hình đồng hành cùng thanh niên nông thôn tiếp cận chuyển đổi số, khởi nghiệp, lập nghiệp trong ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới" năm 2024. ...

Chuyên gia FPT Software: ‘Chuyển đổi số trong y tế là tất yếu’

Nhờ công nghệ, ngành chăm sóc sức khỏe toàn cầu có nhiều thay đổi, giảm áp lực cho hệ thống, theo Giám đốc Global Healthcare Center (thuộc FPT Software). Tiến bộ công nghệ hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, thay đổi ngành y tế toàn cầu. Trước xu hướng này, ông Chu Cảnh Chiêu - Giám đốc đơn vị Global Healthcare Center của FPT Software có buổi trò chuyện cùng VnExpress về cơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Bài đọc nhiều

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh...

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tưUBND tỉnh Thanh Hoá cho biết vừa có quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh. ...

Thế Giới Di Động dự tính phát hành cổ phiếu ESOP không quá 2%

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động mới công bố tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên phương án phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) nếu hoàn thành vượt 110% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. ...

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven...

Mới nhất