Trang chủNewsThế giớiNga-Ukraine không còn là vấn đề đầu bảng tại Hội nghị An...

Nga-Ukraine không còn là vấn đề đầu bảng tại Hội nghị An ninh Munich


Đến hẹn lại lên, các nhà lãnh đạo thế giới đang tề tựu tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) ở Đức để thảo luận về chiến lược ngoại giao và quân sự. MSC hiện đã bước sang năm thứ 60, và sẽ diễn ra từ ngày 16-18/2 ở Munich, một trong những thành phố lớn nhất của Đức nằm sâu trong vùng Bavaria ở phía Nam đất nước.

Cuộc họp mặt an ninh hàng năm ở Munich quy tụ giới tinh hoa quân sự từ khắp nơi trên thế giới và được coi là “phong vũ biểu” của các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

Phủ bóng hội nghị năm nay vẫn là những sự kiện đang nóng, bao gồm xung đột Nga-Ukraine ở Đông Âu, khả năng ông Trump quay trở lại Nhà Trắng, xung đột Israel-Hamas ở Trung Đông… Nhưng một báo cáo do Ban tổ chức MSC công bố trước thềm hội nghị cho thấy vấn đề di cư do chiến tranh và biến đổi khí hậu mới là nỗi lo hàng đầu của nhiều người.

Những vị khách nổi tiếng

Danh sách khách mời tham dự hội nghị năm nay ở Munich không được công bố, nhưng một số nhà lãnh đạo và ngoại giao nổi tiếng được cho là chắc chắn có mặt.

Theo GZero Media, bà Kamala Harris, “nữ phó tướng” của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tái khẳng định sự ủng hộ của ông đối với NATO sau khi ông Donald Trump gần đây đe dọa sẽ không bảo vệ các thành viên “không nộp phí” nếu cựu Tổng thống thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.​

Thế giới - Nga-Ukraine không còn là vấn đề đầu bảng tại Hội nghị An ninh Munich

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Munich, ngày 15/2/2024. Bà Harris là một trong những vị khách đầu tiên tới thành phố miền Nam nước Đức dự Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 60. Ảnh: Frankfurter Rundschau

Với dấu mốc 2 năm ngày Nga đem quân vào Ukraine (24/2/2022 – 24/2/2024) đang cận kề, các cuộc tranh luận về mức độ tiếp tục hỗ trợ cho Kiev sẽ thu hút sự chú ý. Nga không được mời tham dự MSC, nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ có mặt để thu hút thêm sự ủng hộ từ các đồng minh.

Trước khi đến Đức dự MSC, vào ngày 16/2, nhà lãnh đạo Ukraine sẽ dừng chân ở Paris để ký một thỏa thuận an ninh với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về viện trợ dài hạn, bao gồm hỗ trợ tái thiết và hỗ trợ quân sự, nhưng dự kiến sẽ không có cam kết gửi vũ khí.

Cùng ngày tại Đức, ông Zelensky sẽ gặp Thủ tướng Olaf Scholz. Theo Văn phòng Tổng thống Ukraine, vào ngày 17/2, ông Zelensky sẽ phát biểu trên sân khấu chính của MSC và tổ chức một số cuộc gặp song phương bên lề hội nghị.

Ông Zelensky cũng sẽ gặp Phó Tổng thống Mỹ Harris, Tổng thống Séc Petr Pavel, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, cũng như lãnh đạo các quốc gia và đại diện doanh nghiệp khác.

Thế giới - Nga-Ukraine không còn là vấn đề đầu bảng tại Hội nghị An ninh Munich (Hình 2).

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Cung điện Elysee ở Paris, ngày 14/5/2023. Ông Zelensky chuẩn bị ký một thỏa thuận an ninh song phương với ông Macron vào ngày 16/2/2024 tại Paris, trong khuôn khổ chuyến công du của nhà lãnh đạo Ukraine tới Đức và Pháp. Ảnh: AP/Fox News

Israel được đại diện bởi Tổng thống Isaac Herzog. Đi cùng ông Herzog sẽ là 3 con tin được giải cứu khỏi tay Hamas. Tổng thống Herzog đang lên kế hoạch cho một loạt cuộc đàm phán ngừng bắn và sẽ phải đối mặt với các câu hỏi về cuộc tấn công của Israel vào một bệnh viện lớn ở Gaza (Bệnh viện Nasser) hôm 15/2 trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng tăng đối với sự an toàn của dân thường.

Theo Recorded Future News, khách tham dự cũng bao gồm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), Ngoại trưởng Anh David Cameron, Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné, hàng chục Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng khác, cũng như hầu hết người đứng đầu các cơ quan tình báo từ khắp nơi trên thế giới.

Vấn đề quan trọng hơn cả

Đài DW (Đức) dẫn một báo cáo gần đây của MSC cho thấy nhiều người lo ngại về vấn đề di cư do chiến tranh và biến đổi khí hậu hơn là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine ở Đông Âu. Xung đột leo thang ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương liên quan đến Trung Quốc và đảo Đài Loan – nơi Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ không thể tách rời của mình – cũng gây quan ngại.

Thế giới - Nga-Ukraine không còn là vấn đề đầu bảng tại Hội nghị An ninh Munich (Hình 3).

Binh sĩ Ukraine sau khi máy bay không người lái của Nga tấn công gần Bakhmut, vùng Donetsk, tháng 11/2023. Ảnh: AP/NBC News

Thế giới vào năm 2024 sẽ được đặc trưng bởi “xu hướng đi xuống trong chính trị thế giới, được đánh dấu bằng sự gia tăng căng thẳng địa chính trị và bất ổn kinh tế”, ông Christoph Heusgen, Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich (MSC), viết trong báo cáo công bố hôm 12/2, vài ngày trước khi hội nghị diễn ra ở Bavaria.

Trong cuộc khảo sát “Chỉ số An ninh Munich” được công bố trước MSC năm ngoái, xung đột Nga-Ukraine được đánh giá là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh, đặc biệt là ở 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7 – gồm Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy).

Thế giới - Nga-Ukraine không còn là vấn đề đầu bảng tại Hội nghị An ninh Munich (Hình 4).

Một chiếc thuyền nhỏ chở đầy người di cư đang được cứu tại La Restinga ở El Hierro, Quần đảo Canary, Tây Ban Nha, ngày 23/10/2023. Ảnh: The Guardian

Nhưng trong cuộc khảo sát năm nay – với 12.000 người tham gia đến từ các nước G7, cũng như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, “vấn đề di cư do chiến tranh và biến đổi khí hậu” giờ đây thậm chí còn được coi là quan trọng hơn cả. Có vẻ như những người được khảo sát vào tháng 10 và tháng 11/2023 đã quen với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

MSC cũng hỏi người Ukraine về “các điều kiện có thể chấp nhận được để ngừng bắn”, với 92% kêu gọi Nga rút hoàn toàn quân đội khỏi Ukraine, bao gồm cả Bán đảo Crimea. Chỉ 12% cho rằng có thể chấp nhận được nếu Crimea vẫn do Nga kiểm soát. Hơn 2/3 số người được hỏi muốn Ukraine nhanh chóng gia nhập EU và NATO.

Thế giới - Nga-Ukraine không còn là vấn đề đầu bảng tại Hội nghị An ninh Munich (Hình 5).

Khói bốc lên trên Khan Younis ở miền Nam Gaza, ngày 13/2/2024. Ảnh: NY Times

Toàn cầu hóa “ngược”

Có tựa đề “Lose-Lose?” (Thua-Thua, hay “Lưỡng bại câu thương”) báo cáo năm 2024 của MSC tuyên bố rằng mọi người đều đang thua trong tình hình toàn cầu hiện nay.

Theo MSC, nguy cơ xảy ra xung đột toàn cầu từ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt nếu Trung Quốc tấn công quân sự vào đảo Đài Loan, là rất lớn. Nhận thức về rủi ro xung đột quân sự trong khu vực này cũng đã tăng mạnh, đặc biệt là ở Nhật Bản, tiếp theo là Ấn Độ, Mỹ, Đức và Pháp.

Tại các quốc gia G7, “phần lớn người dân… tin rằng đất nước của họ sẽ kém an toàn và thịnh vượng hơn sau 10 năm nữa”, ông Heusgen cho biết. Một phân tích của cuộc khảo sát cho thấy người dân ở các nước G7 cho rằng Trung Quốc và các nước ở Nam Bán cầu sẽ tăng cường quyền lực và ảnh hưởng của họ, trong khi quyền lực và ảnh hưởng của các quốc gia khác suy yếu.

Nhìn chung, sự bất mãn với tình hình kinh tế thế giới ngày càng gia tăng. Báo cáo của MSC nêu rõ: “Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, các chủ thể chủ chốt ở phương Tây, các chế độ chuyên quyền hùng mạnh và các nước ở Nam Bán cầu đều trở nên không hài lòng với hiện trạng – và phần của họ trong chiếc bánh”.

Toàn cầu hóa nói chung đã chuyển sang giai đoạn đảo ngược. Cạnh tranh và nhu cầu an ninh ngày càng tăng rõ ràng chiếm ưu thế trong thế giới ngày nay. Trên toàn cầu, sự gia tăng cạnh tranh địa chính trị đã chôn vùi niềm tin rằng toàn cầu hóa theo định hướng thị trường sẽ dẫn đến sự phân phối lợi nhuận công bằng. Theo báo cáo, các nước đang ưu tiên “khả năng phục hồi và an ninh hơn là hiệu quả”.

Thế giới - Nga-Ukraine không còn là vấn đề đầu bảng tại Hội nghị An ninh Munich (Hình 6).

Hành khách đi bộ ra khỏi Ga Nairobi ở Kenya năm 2021. Đây là một trong số nhiều dự án do Trung Quốc tài trợ ở Nam Bán cầu. Ảnh: Xinhua

Những thay đổi chính trị mạnh mẽ trong vài năm qua được phản ánh trong cái mà báo cáo gọi là “thực tế kinh tế vĩ mô”. Dòng vốn phương Tây đang được chuyển hướng từ Trung Quốc sang các đối tác khác. Theo Báo cáo An ninh Munich, “Các dòng chảy thương mại cũng đang có dấu hiệu tái cơ cấu theo đường ranh giới địa chính trị”. Báo cáo này vẽ ra một bức tranh rất bi quan về mạng lưới trên toàn thế giới nói chung.

Tuy nhiên, Châu Âu và đặc biệt là Đức lại là một ngoại lệ. Báo cáo cho biết: “Các công ty Đức cũng tiếp tục đầu tư mạnh vào Trung Quốc, bất chấp tham vọng giảm thiểu rủi ro của Berlin. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đức vào Trung Quốc vẫn ở mức cao gần kỷ lục trong nửa đầu năm 2023”.

Trong khi đó, chính phủ Đức vẫn đang theo đuổi chính sách “giảm thiểu rủi ro” với Trung Quốc – nói cách khác là giảm sự phụ thuộc về kinh tế. Điều này bắt đầu từ đại dịch Covid-19 khi chuỗi cung ứng giữa Đức và Trung Quốc sụp đổ. Việc thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng lâu dài vào Nga đã tạo động lực cho chính sách này. Tuy nhiên, điều này dường như vẫn chưa được phản ánh bằng những con số cụ thể.

Minh Đức (Theo GZero Media, DW, Recorded Future News)





Nguồn

Cùng chủ đề

Ukraine đón khách VIP từ NATO, Australia xuất khẩu xe bọc thép sang Đức, Nghị viện New Zealand “gật đầu” FTA với EU

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/3.

Xung đột Israel – Hamas: Mỹ “than ngắn thở dài” vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù...

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, với những điều mà Israel đang ấp ủ về một chiến dịch mới ở Rafah hay lập trường cứng rắn phải "tiêu diệt Hamas' thì tương lai của các giải pháp hòa bình vẫn rất xa vời.

Bất chấp sức ép tứ bề, Tel Aviv vẫn quyết tâm làm điều này; Đức cảnh báo hậu quả khốc liệt

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 17/3 tuyên bố quân đội nước này sẽ theo đuổi chiến dịch tấn công trên bộ theo kế hoạch ở thành phố Rafah, miền Nam Gaza, vốn làm dấy nên những mối lo ngại về thương vong lớn đối với dân thường.

Mệt mỏi vì xung đột, “rộng cửa” cho ngoại giao?

Ngày mai, 17/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cùng các Thủ tướng Hy Lạp, Italy và Bỉ sẽ đến Ai Cập để cung cấp hỗ trợ kinh tế, đồng thời nỗ lực củng cố liên minh chống lại hệ quả từ các vấn đề khu vực.

EP duyệt Đạo luật Trí tuệ nhân tạo, Thổ Nhĩ Kỳ-Iraq họp bàn an ninh, Hạ viện Mỹ “rắn” với TikTok

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/3.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sự cân nhắc rủi ro được đưa lên hàng đầu

Thị trường chứng khoán trải qua một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số hồi phục và tiếp tục duy trì đà tăng sau đợt giảm mạnh vào 2 phiên đầu tuần giúp VN-Index chạm mốc 1.280 điểm. Kết tuần, VN-Index tăng 18,02 điểm, tương đương 1,43% so với tuần trước lên 1.281,8 điểm. HNX tăng 0,89% lên 241,68 điểm. Cổ phiếu ngân hàng trở lại dẫn dắt thị trường với nhiều mã tăng mạnh, vượt đỉnh, thanh...

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi. Vắc-xin này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện...

Đề xuất mở rộng đối tượng được vay vốn đi xuất khẩu lao động

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, Chỉ thị số 20-CT/TW khẳng định: "Rà soát, bổ sung, hoàn thiện pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm điều chỉnh bao quát các đối tượng, loại hình lao động". Luật Việc làm hiện nay quy định đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ giới hạn tại 5...

Bài đọc nhiều

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Cùng chuyên mục

Các thế hệ AI phát triển thần tốc trong y học

Cuối thế kỷ 20, được lập trình bởi các kỹ sư máy tính, AI ra đời dựa trên một loạt hướng dẫn (quy tắc) do con người tạo ra, cho phép công nghệ giải quyết các vấn đề cơ bản. LTS: Có rất nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dòng công nghệ mới trong thời đại thông tin. Với tác động của tự động hóa, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo...

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi. Vắc-xin này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện...

Ông Kim Jong-un kêu gọi sư đoàn thiết giáp Triều Tiên sẵn sàng chiến đấu

Lãnh đạo Triều Tiên thị sát một đơn vị xe tăng ở tỉnh miền nam giáp Hàn Quốc và kêu gọi tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ngày 24/3 thăm sư đoàn thiết giáp đầu tiên của nước này được thành lập năm 1948, có trụ sở tại tỉnh Hwanghae Bắc, phía đông nam thủ đô Bình Nhưỡng và có biên giới giáp Hàn Quốc, theo hãng thông tấn nhà nước...

Hé lộ thân phận một nghi phạm; Pháp “trông người lại ngẫm đến ta”, ra quyết định khẩn

Ngày 24/3, Ủy ban Điều tra Nga (IC) xác nhận trên kênh Telegram rằng, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3 đã tăng lên 137 người, trong đó có 3 trẻ em.

Mới nhất

Sáng kiến khoa học 2024 thu hút nhiều giải pháp nông nghiệp

Trong số gần 100 hồ sơ tham dự cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 có nhiều giải pháp, sản phẩm lĩnh vực công nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương. Sau 2 tháng phát động, cuộc thi Sáng kiến Khoa học (Creative Science Contest - CSC) do VnExpress tổ chức nhận được hồ sơ gửi đến từ...

Thị trưởng trẻ nhất Ecuador bị ám sát

Cảnh sát quốc gia cho biết họ đang điều tra cái chết của Garcia, thị trưởng 27 tuổi của San Vicente và giám đốc truyền thông của bà là Jairo...

Sự cân nhắc rủi ro được đưa lên hàng đầu

Thị trường chứng khoán trải qua một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số hồi phục và tiếp tục duy trì đà tăng sau đợt giảm mạnh vào 2 phiên đầu tuần giúp VN-Index chạm mốc 1.280 điểm. Kết tuần, VN-Index tăng 18,02 điểm, tương đương 1,43% so với tuần trước lên 1.281,8 điểm. HNX tăng 0,89%...

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung...

Mới nhất