Trang chủNewsChính trịNghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược”...

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ


Xác định quân Pháp đưa quân chiếm giữ Điện Biên Phủ là một cơ hội cho ta, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp và quyết định tập trung lực lượng mở chiến dịch tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Lực lượng pháo binh tham gia chiến dịch gồm: Đại đoàn Công pháo 351 biên chế Trung đoàn 45 lựu pháo 105 mm (24 khẩu), Trung đoàn 675 sơn pháo 75 mm (20 khẩu) và một số đơn vị công binh, phòng không; các đơn vị pháo binh thuộc các Đại đoàn bộ binh 308, 312, 316 và 304.

Về sau, lực lượng pháo binh tiếp tục được bổ sung thêm 1 Tiểu đoàn ĐKZ75 mm, 1 Tiểu đoàn pháo hỏa tiễn 102 mm và 1 Đại đội sơn pháo. Pháo binh có nhiệm vụ chi viện trực tiếp cho bộ binh tiến công các cứ điểm, cụm cứ điểm, các trung tâm đề kháng; đánh địch phản kích, đánh lấn; chế áp pháo binh; khống chế sân bay, phá hoại sở chỉ huy, kho tàng… của địch.

Ban đầu, với phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, ta huy động sức người kéo pháo vào trận địa; đến ngày 25/1/1954, phần lớn pháo binh đã chiếm lĩnh trận địa, sẵn sàng nổ súng.

Do tình hình địch có nhiều thay đổi, nên ngày 25/1/1954, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”; đồng thời, hạ lệnh kéo pháo ra, bố trí lại. Vượt qua bao gian khó, sáng 5/2/1954 trận địa pháo theo phương châm mới đã hoàn thành và trở thành kỳ tích trong lịch sử quân sự Việt Nam.

Thực hiện quyết tâm, kế hoạch tác chiến chiến dịch, hoạt động chiến đấu pháo binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ cũng theo 3 đợt: Đợt 1 (13/3 đến 17/3/1954) với nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam; đợt 2 (30/3 đến 30/4/1954) có nhiệm vụ đánh chiếm khu vực phòng ngự then chốt phía đông; đợt 3 (1/5 đến 7/5/1954) đánh chiếm các điểm cao cuối cùng ở phía đông; nắm thời cơ, tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.

Qua 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, pháo binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh của pháo binh Việt Nam; trong đó, nghệ thuật sử dụng pháo binh có sự phát triển vượt bậc, mang ý nghĩa định hình lý luận cơ bản trên các vấn đề sau đây:

Một là, pháo binh là hỏa lực mặt đất chủ yếu chi viện cho các nhiệm vụ tác chiến quan trọng của chiến dịch: So với các chiến dịch trước, lực lượng pháo binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ có sự phát triển vượt bậc, tạo nên ưu thế hơn địch; trong đó, pháo lựu 105 mm lần đầu xuất trận có tầm bắn xa, uy lực lớn; vì thế, pháo binh đã trở thành hỏa lực chủ yếu của chiến dịch.

Quá trình chiến dịch, pháo binh đã chi viện thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu quan trọng như: Tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc, bao vây đánh lấn, đánh quân phản kích, đánh pháo binh, chế áp sở chỉ huy, phá hoại công sự, kho tàng, khống chế sân bay, cắt đường tiếp viện hàng không đẩy địch vào tình thế ngày càng bế tắc.

Hai là, tập trung ưu thế pháo binh chi viện cho bộ binh đánh chắc thắng, tiêu diệt từng cứ điểm, tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm của địch: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên ta sử dụng pháo xe kéo và tập trung pháo binh lớn nhất.

Theo kế hoạch ban đầu, ta đã tập trung 229 khẩu pháo các loại, đến sát ngày nổ súng đã có 258 khẩu và tính toàn chiến dịch đã tập trung 261 khẩu các loại. Mức độ tập trung pháo binh cho chiến dịch Điện Biên Phủ gồm: 100% lựu pháo 105 mm, hơn 70% sơn pháo 75 mm và tới 80% cối 120 mm của toàn quân. Trong từng trận đánh ta đã tập trung tạo ưu thế về pháo binh hơn hẳn địch, như: trận Him Lam là 3/1, trận đồi Độc Lập là 4,5/1…

Ba là, cơ động pháo binh tích cực, bí mật, bất ngờ: Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, ta đã tích cực, kiên quyết cơ động pháo để thực hiện đúng phương châm tác chiến của chiến dịch, tạo nên thế trận vững chắc, liên hoàn, hiểm hóc, chi viện mở đầu chiến dịch hiệu quả.

Trong thực hành chiến dịch, đã tích cực cơ động pháo để chuyển hóa thế trận, do đó, đã nâng cao hiệu quả chiến đấu pháo binh, chi viện kịp thời, chính xác cho bộ binh tiêu diệt quân địch.

Sau trận tiến công Him Lam, ta đã đưa sơn pháo và cối sang chi viện cho bộ binh tiến công đồi Độc Lập; sau đó lại tiếp tục chi viện cho bộ binh tiến công đánh chiếm các cứ điểm A, C, D, E. Đặc biệt, chiến dịch đã chỉ đạo cơ động lựu pháo sang phía tây Mường Thanh để chi viện trực tiếp cho Đại đoàn 308 tiến công các cứ điểm ở Tây Bắc.

Bốn là, bố trí đội hình pháo binh hiểm hóc, vững chắc; hình thành thế vây hãm quân địch trong suốt quá trình chiến dịch: Thành công nổi bật về nghệ thuật sử dụng pháo binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ là bố trí các trận địa phân tán, giãn rộng, nhưng vẫn tập trung được hỏa lực vào hướng chủ yếu, mục tiêu chủ yếu, thời điểm quan trọng.

Trung đoàn 45 lựu pháo 105 mm được bố trí từ đông bắc Hồng Cúm đến tây bắc Bản Kéo, tạo thành một vòng cung hơn 30 km, những khẩu pháo nặng hàng tấn được bố trí trên các sườn núi cao bao quanh tập đoàn cứ điểm, có khả năng bắn phần lớn mục tiêu trong tầm bắn hiệu quả.

Đặc biệt, ta đã lợi dụng thế hiểm của địa hình để bố trí trận địa sơn pháo thọc sâu trên đồi E, cự ly bắn từ 300 đến 500m rất lợi hại mà địch không thể kiềm chế được.

Năm là, tổ chức chỉ huy hỏa lực linh hoạt, sáng tạo, phát huy sức mạnh của từng loại pháo: Khác với các chiến dịch trước, Điện Biên Phủ là chiến dịch đầu tiên ta vận dụng cách đánh bao vây tiến công trận địa.

Mở đầu chiến dịch theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, ta dùng hàng trăm khẩu pháo, cối để tiến hành hỏa lực chuẩn bị kéo dài hàng giờ đồng hồ, đã gây cho địch tổn thất nặng nề, tạo điều kiện cho bộ binh tiến công đánh chiếm cụm cứ điểm Him Lam thắng lợi và khiến quân Pháp khiếp sợ.

Khi chi viện cho bộ binh tiến công địch trong công sự vững chắc, trong các trận đánh địch phản kích lớn, khi khống chế sân bay, pháo binh ta đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tham gia, linh hoạt trong sử dụng pháo để tiêu diệt địch, hỗ trợ bộ đội, đẩy địch vào thế khốn cùng…

Những bài học kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật sử dụng pháo binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tổ chức xây dựng lực lượng pháo binh hiện nay, cụ thể trên những vấn đề chính, đó là:

Thứ nhất, phải xây dựng lực lượng pháo binh-tên lửa mạnh về số lượng, ngày càng hiện đại: Sức mạnh chiến đấu pháo binh-tên lửa đến từ các yếu tố cơ bản là số lượng đơn vị, vũ khí hiện đại và nghệ thuật sử dụng; trong đó, số lượng đơn vị là cơ sở để sử dụng tập trung tạo ưu thế với địch.

Vì vậy, xây dựng lực lượng pháo binh ba thứ quân mạnh về số lượng rất cấp thiết, trong đó: Pháo binh-tên lửa bộ đội chủ lực là quan trọng cấp thiết.

Để hiện đại hóa vũ khí trang bị pháo binh-tên lửa, chúng ta đã và đang phát huy cao độ năng lực công nghiệp quốc phòng để chủ động nghiên cứu chế tạo sản xuất, cải tiến vũ khí trang bị trong nước.

Mục tiêu của chúng ta là từng bước xây dựng lực lượng pháo binh-tên lửa có khả năng cơ động cao, bắn chính xác và uy lực mạnh; tiến tới tự động hóa chỉ huy, điều khiển hỏa lực; đến năm 2030 Binh chủng Pháo binh phát triển thành Binh chủng Pháo binh-Tên lửa.

Thứ hai, chuẩn bị thế trận pháo binh-tên lửa hợp lý từ thời bình, thuận lợi chuyển hóa trong thời chiến: Từ bài học về nghệ thuật tạo lập thế trận pháo binh liên hoàn, vững chắc, hiểm hóc, chuyển hóa linh hoạt trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Binh chủng Pháo binh đã phối hợp với các đơn vị để tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo bố trí thế đứng chân của các đơn vị pháo binh toàn quân hợp lý từ thời bình, thuận lợi chuyển hóa trong tác chiến.

Trong đó, lực lượng pháo binh-tên lửa dự bị chiến lược bố trí cân đối trên địa bàn cả nước, tập trung trên hướng chiến trường trọng điểm, bố trí thuận lợi trong huấn luyện thời bình, nhanh chóng chuyển hóa thành thế trận có lợi trong thời chiến.

Thứ ba, nâng cao trình độ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bộ đội pháo binh: Tăng cường công tác huấn luyện thực hành để bộ đội làm chủ, sử dụng thành thạo vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật nhằm nâng cao tốc độ, hiệu quả triển khai chiến đấu.

Trong điều kiện các phương tiện nhìn đêm còn hạn chế, cần tăng cường huấn luyện chiến đấu ban đêm, cùng với đó là tăng cường huấn luyện thực hành, huấn luyện sát thực tế chiến đấu.

Từ cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine cho thấy, chiến tranh, xung đột vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi có tranh chấp về lãnh thổ, biển đảo, lợi ích giữa các quốc gia; vì vậy, cùng với toàn quân, lực lượng pháo binh-tên lửa luôn phải sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.





Nguồn: https://nhandan.vn/nghe-thuat-su-dung-phao-binh-trong-tran-quyet-chien-chien-luoc-dien-bien-phu-post806823.html

Cùng chủ đề

Những người thầm lặng kể chuyện trong lễ diễu binh, diễu hành ở Điện Biên Phủ

Đội thuyết minh trong lễ diễu binh, diễu hành dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ có 6 người được tuyển chọn từ ba miền Bắc - Trung - Nam. Họ đã góp phần mang đến cho người dân cả nước cảm xúc tự hào. Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà - phó chủ nhiệm khoa thanh nhạc (Trường đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội) - là giọng thuyết minh chính cho lễ kỷ niệm...

‘Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi’

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta. Sáng 7/5/2024, Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) được tổ chức trọng thể tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh...

Sĩ quan cảnh sát cơ động nói lý do tặng còi chỉ huy diễu binh cho bé gái

Chiến sĩ cảnh sát cơ động nói về lý do tặng còi chỉ huy cho bé gáiVị cảnh sát cơ động đó là Thượng tá Phạm Đại Đồng - phó trưởng Phòng Huấn luyện và hướng dẫn nghiệp vụ Cảnh sát cơ động, Bộ Tư Lệnh Cảnh sát cơ đọng. Trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng...

Những người thầm lặng kể chuyện trong lễ diễu binh, diễu hành ở Điện Biên Phủ

Lời dặn của ngoạiNhiệm vụ đã hoàn thành nhưng từ sáng đến thời điểm này, trung úy Lê Thị Ngọc Hân (Ban tuyên huấn, Phòng chính trị, Bộ Tư lệnh TP.HCM) vẫn xúc động khi được thực hiện nhiệm vụ đặc biệt."Nhiệm vụ này đối với mình là một nhiệm vụ cao cả. Mình được thể hiện tình cảm đối với tỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành phố Hồ Chí Minh trong top điểm đến du lịch chậm của châu Á

Danh sách và bảng xếp hạng các điểm đến dựa trên dữ liệu đặt phòng của nền tảng du lịch Agoda từ tháng 1 đến tháng 3/2024. Theo đó, tại châu Á, 8 điểm đến thu hút và níu chân du khách lưu lại lâu nhất là Khao Lak (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc), đảo Perhentian (Malaysia), Tokyo (Nhật Bản), đảo Siargao (Philippines), Pekanbaru (Indonesia), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Ahmedabad (Ấn Độ). Theo...

Non thiêng Yên Tử xuất hiện ấn tượng trên báo Pháp

NDO - Những truyền thuyết và vẻ đẹp hùng vĩ nơi núi thiêng Yên Tử khói sương đã vượt qua ngoài biên giới, được báo La Figaro (Pháp) vinh danh trong một bài báo với tiêu đề “Voyage au long cours : Yen Tu, l'âme du Vietnam éternel” (tạm dịch “Một chuyến đi xa: Yên Tử, hồn thiêng Việt Nam trường cửu”), xuất bản hôm 6/5 vừa qua.   Yên tử xuất hiện hùng vĩ trên báo Le Figaro (Pháp), số ra...

Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh

Tới dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đoàn Minh Huấn, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Cùng dự có bà Simona Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng...

Tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang và các đồng chí trong đoàn đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các đồng chí: Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên...

Bình Thuận tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc

Tham dự có Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam tại Hàn quốc, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc. Theo ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, trong những năm qua, hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt được những kết quả hết sức tốt đẹp. Nhiều...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp - làm việc với Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội. Vnews

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội họp, xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm...

Mặc dù là kỳ họp chuyên đề nhưng kỳ họp thứ 15 có khối lượng công việc lớn, với 17 nội dung liên quan đến 4 nhóm vấn đề. Các nhóm vấn đề được xem xét, quyết định tại kỳ họp bao gồm: Một là, Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để Ủy ban nhân dân thành phố hoàn thiện,...

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đây là sự kiện chính thức và quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện, hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc...

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng

Quang cảnh cuộc họp. Chiều 26/2, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà...

Mốc son chói lọi và những dấu ấn lớn lao của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng

Trong suốt hành trình 94 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn vĩ đại được lịch sử và bạn bè thế giới ghi nhận. Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đạt được nhiều thành quả to lớn. Ảnh: hochiminhcity.gov.vn Những mốc son của Đảng Ngày 3.2.1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Dưới sự sáng lập và rèn luyện của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ...

Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh

Tới dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đoàn Minh Huấn, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Cùng dự có bà Simona Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng...

Công an thành phố Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Lào

Ngày 8/5, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an Thành phố cùng lãnh đạo chỉ huy các đơn vị nghiệp vụ của Công an Thành...

Tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang và các đồng chí trong đoàn đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các đồng chí: Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên...

Việt Nam là đối tác quan trọng của Brazil ở Đông Nam Á

Nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 17 năm Đối tác toàn diện Việt Nam – Brazil, phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Mỹ đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Brazil, Eduardo Paes Saboia. Thứ trưởng Ngoại giao Eduardo Paes Saboia phát biểu tại buổi Gặp gỡ Hữu nghị Việt Nam - Brazil. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil cung cấp Đánh giá về mối quan hệ hữu nghị...

Ngọn đuốc soi sáng con đường đấu tranh cách mạng ở Đông Dương

70 năm đã trôi qua kể từ khi được ký kết, nhưng những dấu ấn về Hiệp định Geneva vẫn in đậm trong trái tim nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024), các nhà ngoại giao khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử to lớn của Hiệp định. Đại sứ...

Mới nhất

Đề xuất Dự án Nâng cấp, mở rộng nhà máy xử lý nước thải tại KCN Lộc Sơn

Đề xuất Dự án Nâng cấp, mở rộng nhà máy xử lý nước thải tại KCN Lộc SơnLượng nước thải thực tế phát sinh của hàng chục dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại KCN Lộc Sơn đạt ngưỡng xử lý 1.000m3/ngày đêm. Ban...

Đưa sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực, ngành hàng có giá trị kinh tế cao

Clip: Tiềm năng phát triển sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực, ngành hàng có giá trị...

Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc về kinh tế xã hội và quyền con người

VOV.VN - Tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, vừa diễn ra Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 4 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Các nước đã ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành...

Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa các mô hình để thu hút khách du lịch

Hà Nội cũng là địa phương có nhiều chùa, đình, lễ hội truyền thống văn hóa bậc nhất của cả nước, hằng năm thu hút hàng triệu người tới tham quan. Các di tích lịch sử trên địa bàn tổ chức tiếp đón các cơ quan, đoàn thể và nhân dân đến dâng...

Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác tuyển sinh quân sự tại tỉnh Bạc Liêu

(Bqp.vn) - Ngày 8/5, Đoàn công tác Ban Tuyển sinh Quân sự (TSQS) Bộ Quốc phòng do Trung tướng Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu), Phó Trưởng ban TSQS Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác TSQS tại tỉnh Bạc Liêu. Tham gia đoàn công tác có Thiếu...

Mới nhất