Trang chủDestinationsĐiện BiênNgười Thái Chà Nưa gìn giữ nghề đan lát truyền thống

Người Thái Chà Nưa gìn giữ nghề đan lát truyền thống


Ông Thùng Văn Ðôi đan chiếc mũ thủ công của dân tộc Thái.

Là huyện miền núi, biên giới với 8 dân tộc sinh sống. Ðồng bào dân tộc Thái ở huyện Nậm Pồ có cả ngành Thái đen và Thái trắng, chiếm 18,50% trong tổng số 8 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn huyện, tập trung chủ yếu ở 5 xã: Chà Nưa, Chà Cang, Chà Tở, Nậm Khăn và Nà Hỳ. Từ trung tâm huyện, theo đường ra Km45, chúng tôi vòng về xã Chà Nưa, người dân các bản ở dọc theo hai bên đường và bên kia suối đẹp tựa bức tranh hữu tình với những ngôi nhà sàn vững chãi, đường bê tông khang trang đến từng bản. Phía trước trụ sở UBND xã là dòng chữ màu trắng to: “Chung tay xây dựng bản mường”. Dường như một cuộc sống mới “no cơm, ấm áo” đang hiện hữu trong từng ngôi nhà ở Chà Nưa. Trong ngôi nhà sàn tuy nhỏ nhưng khá kiên cố của gia đình ông Tao Văn Pín – một trong những nghệ nhân đan lát giỏi tại bản Nà Ín, xã Chà Nưa. ông Pín và vợ đang miệt mài đan cái mâm cơm và cóong khẩu của dân tộc Thái để kịp gửi cho khách. Là một thợ đan giỏi nên ông Pín có nhiều vật dụng được đan lát thủ công, từ cái mâm cơm, cái ếp mà các chị, các mẹ hay đeo bên hông khi đi làm nương, làm ruộng, chiếc đó bắt cá, rổ, rá, sọt đựng nông sản trên nương… Tất cả những đồ dùng này là do tự tay ông Pín làm để phục vụ gia đình và bán ra các vùng lân cận tạo thêm thu nhập cho gia đình. Năm nay ông Pín đã 78 tuổi, thế nhưng đôi bàn tay thô ráp của ông thoăn thoắt với những sợi nan mỏng để hoàn thiện cái mâm cơm đang đan dở. Ông Pín tâm sự: “Từ bé tôi đã được bố, mẹ dạy cho cách đan những vật dụng trong gia đình, nhìn bố mẹ làm tôi học dần. Ðến lúc trưởng thành, hầu hết các vật dụng từ đơn giản đến phức tạp thì tôi đều biết đan, giờ thông thương thuận lợi, mạng xã hội phát triển, tôi không chỉ đan phục vụ gia đình mà tôi còn đan bán và đan theo yêu cầu của khách đặt trên facebook của các con”.

Theo ông Thùng Văn Ðôi, ở bản Nà Ín, xã Chà Nưa, nguyên liệu dùng để đan lát của người Thái thường được khai thác ở các đồi núi quanh địa bàn cư trú, bao gồm các loại cây như: Tre, mây, giang, sặt, dây rừng… Những nguyên liệu này được lựa chọn bằng kinh nghiệm thực tế của người thợ đan lát. Ðể có sản phẩm đan lát đẹp, bền thì việc chọn nguyên liệu rất quan trọng, tuy sẵn có nhưng phải biết lấy những cây không già quá, không non quá, không cụt ngọn. Khi mang về nhà cũng không để lâu quá vì cây khô, mọt sẽ khó chẻ nan và cũng không giữ được độ dẻo thích hợp, khi uốn nan dễ bị gẫy. Ðồng thời, những cây mây, tre phải thẳng đều và dài thì mới cho ra sợi nan suôn mượt, để khi đan không phải nối nhiều đoạn. Sau khi đã chọn được cây tre, giang, mây… đủ tiêu chuẩn, người đan sẽ bắt tay vào việc vót nan. Công đoạn vót nan cũng mang yếu tố quyết định để sản phẩm đẹp, do đó đòi hỏi người đan phải có kinh nghiệm. Chẻ nan mỏng hay dày là tùy thuộc vào sản phẩm sẽ được đan. Chẻ nan xong thì phải chuốt sao cho nan có độ mềm, nhẵn và đều, để khi đan các nan khít vào nhau. Nan chuốt xong mang đi ngâm suối 2 hôm để đảm bảo không bị mối mọt. Nghề đan lát đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn, từ khâu chuẩn bị các nan đan cho đến khâu cuối cùng thành sản phẩm. Kỹ thuật đan của người Thái cũng rất đa dạng, bà con thường chọn kiểu đan tùy theo sản phẩm định đan, chẳng hạn đan rổ, rá, giần, sàng, bu để nuôi nhốt gia cầm thì đan long mốt, long đôi, đan ô vuông, lồng ngang dọc. Còn đối với các vật dụng như mâm ăn cơm, cóong khẩu, giỏ đựng kim chỉ của chị em phụ nữ thì lại thường là đan bắt chéo, đan hình quả trám để tạo hình hoa văn cho sản phẩm thêm thẩm mỹ. Sau khi đan xong các vật dụng, bà con thường gác lên bếp hun khói khoảng 1 tháng để giữ cho đồ dùng bền và bóng đẹp hơn.

Ông Thùng Văn Ánh, Chủ tịch UBND xã Chà Nưa cho biết: “Lịch sử sinh sống ngàn đời của dân tộc Thái đã hình thành nên nền văn hóa cổ truyền đặc trưng. Xã Chà Nưa có 6 bản, trong đó, 5 bản người dân tộc Thái. Người Thái ở đây vẫn giữ được nguyên nghề đan lát. Hầu hết lớp người cao tuổi tại xã Chà Nưa ai cũng biết đan lát các sản phẩm thủ công. Nghề đan lát không chỉ giúp đồng bào Thái ở đây giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn giúp bà con có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Thời gian tới xã tiếp tục tuyên truyền tới bà con về tầm quan trọng của việc bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc để người dân tích cực tham gia bảo tồn, lưu giữ những sản phẩm truyền thống độc đáo. Ðồng thời, quan tâm hơn nữa đến việc truyền nghề, dạy nghề cho những người trong độ tuổi lao động, thanh, thiếu niên để nghề đan lát không bị mai một”.  Hiện nay, đời sống của đồng bào các dân tộc nói chung đã có nhiều thay đổi. Với sự xuất hiện của những vật dụng bằng nhựa, bền, rẻ được bán nhiều trên thị trường, nhất là việc tìm cây giang, cây mây không còn dễ dàng như trước mà phải đi rất xa thì việc đan lát để dùng không còn được nhiều người lựa chọn. Người đan giỏi chủ yếu là lớp người cao tuổi thì cũng không còn nhiều, lớp trẻ ngày nay hầu như không thích thú với việc đan lát. Do vậy, để giữ được nghề đan lát của người Thái nói riêng và giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung, huyện Nậm Pồ đã xác định việc khôi phục và bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển kinh tế – xã hội là nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021 – 2025 này.



Source link

Cùng chủ đề

Thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết án dân sự

Ông Phan Văn Kỷ, Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho biết: Viện KSND tỉnh xác định công tác kiểm sát việc thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình là khâu công tác đột phá. Từ đó lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị...

Du lịch Việt Nam chuẩn bị đón cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế

Tạo điều kiện hơn nữa cho công dân Việt Nam và người nước ngoài Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại...

Nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình, dòng họ học tập trong cộng đồng, xã hội

Dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Các đồng chí: Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên...

Ðiện lực Tuần Giáo đảm bảo an toàn lưới điện mùa mưa lũ

Ðiện lực Tuần Giáo hiện đang quản lý 347,96km đường dây 35kV; 12,66km đường dây 22kV, 380km đường dây 0,4kV với 160 trạm biến áp ngành điện với tổng dung lượng 15.796kVA, 17 trạm biến áp khách hàng với dung lượng 3.550kVA. Là huyện có địa hình nhiều đồi núi,...

Ðiểm tựa lúc rủi ro cho người lao động

Chị Phạm Thị Út, giáo viên Khoa Lâm - Nông nghiệp, Trường Cao đẳng Nghề Ðiện Biên, trong quá trình đi giảng dạy tại các xã, bản vùng sâu vùng xa bị tai nạn dẫn đến gãy chân. Biến cố xảy ra khiến gia đình chị Út bị xáo trộn,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết án dân sự

Ông Phan Văn Kỷ, Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho biết: Viện KSND tỉnh xác định công tác kiểm sát việc thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình là khâu công tác đột phá. Từ đó lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị...

Du lịch Việt Nam chuẩn bị đón cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế

Tạo điều kiện hơn nữa cho công dân Việt Nam và người nước ngoài Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại...

Nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình, dòng họ học tập trong cộng đồng, xã hội

Dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Các đồng chí: Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bảo tồn hát Then đàn tính

Ngày 3 tháng 9 năm 2022, Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng ghi danh "thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách Di sản Phi vật thể đại diện cho nhân loại.     Tại Điện Biên, Then là một hình thức sinh hoạt quen thuộc của đồng bào dân tộc Thái trắng mang trong mình ý nghĩa tâm linh cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho...

Thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết án dân sự

Ông Phan Văn Kỷ, Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho biết: Viện KSND tỉnh xác định công tác kiểm sát việc thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình là khâu công tác đột phá. Từ đó lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị...

Du lịch Việt Nam chuẩn bị đón cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế

Tạo điều kiện hơn nữa cho công dân Việt Nam và người nước ngoài Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại...

Nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình, dòng họ học tập trong cộng đồng, xã hội

Dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Các đồng chí: Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên...

Ðiện lực Tuần Giáo đảm bảo an toàn lưới điện mùa mưa lũ

Ðiện lực Tuần Giáo hiện đang quản lý 347,96km đường dây 35kV; 12,66km đường dây 22kV, 380km đường dây 0,4kV với 160 trạm biến áp ngành điện với tổng dung lượng 15.796kVA, 17 trạm biến áp khách hàng với dung lượng 3.550kVA. Là huyện có địa hình nhiều đồi núi,...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất