Trang chủNewsThời sựNhà thầu cao tốc Khánh Hòa

Nhà thầu cao tốc Khánh Hòa


Nhà thầu sốt ruột… vì không có mặt bằng thi công

Theo ghi nhận, sau gần một năm khởi công (18/6/2023), dự án thành phần 2, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (do Ban Quản lý dự án 6, Bộ GTVT làm chủ đầu tư) vẫn đang vướng công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khiến nhà thầu gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiến độ chung của dự án.

Đặc biệt, đến nay có một nhà thầu vẫn chưa tiếp cận được một mét mặt bằng nào để thi công. Gần một năm qua, công nhân, máy móc thiết bị chỉ biết “ăn chực nằm chờ” trên công trường.

Nhà thầu cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột tập kết máy móc chờ mặt bằng- Ảnh 1.

Toàn bộ phạm vi tuyến của nhà thầu Đạt Phương nằm trong đất rừng nên chưa thể tác động, triển khai thi công khiến nhà thầu rất sốt ruột. Ảnh: Ngọc Hùng

Dẫn phóng viên ra phía sau lán trại, chỉ tay về phía những ngọn đồi, ông Trịnh Trung Lượng, Giám đốc điều hành dự án của nhà thầu Công ty Cổ phần tập đoàn Đạt Phương chia sẻ: “Sau khi kí hợp đồng với chủ đầu tư, nhà thầu huy động đưa máy móc lên công trường nhưng đến nay chưa nhận được mặt bằng. Hiện đơn vị chỉ thi công được lán trại, dựng trạm trộn bê tông rồi nằm chờ chứ chưa tiếp cận được mặt bằng thi công.

Theo ông Lượng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chậm nhất 30/6 phải bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công, nhưng hiện toàn bộ mặt bằng thi công của nhà thầu đều dính đất rừng tự nhiên nên thủ tục chuyển đổi mục sử dụng rừng rất khó khăn.

UBND tỉnh đã có quyết định cho chuyển mục đích sử dụng (CMĐSD) rừng nhưng thủ tục thu hồi rừng và xử lý tài sản mất rất nhiều thời gian, có khi đến hết năm 2024 nhà thầu cũng chưa nhận được mặt bằng. Không biết tình trạng trên còn kéo dài đến bao giờ?.

Nhà thầu cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột tập kết máy móc chờ mặt bằng- Ảnh 2.

Thiết bị khoan hầm của nhà thầu Đạt Phương tập kết, “ăn chực nằm chờ” mặt bằng gần một năm qua. Ảnh: Ngọc Hùng

Tương tự, tại dự án thành phần 3, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư, hiện nay mặt bằng vẫn “xôi đỗ” làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án.

Theo chủ đầu tư, dự án chưa thể thi công đồng bộ, đồng loạt là do đang vướng công tác GPMB, thiếu nguồn vật liệu và bãi đổ thải.

Một nhà thầu cho hay: “Trên dự án nhiều vị trí có khối lượng đào đắp lớn nhưng không thể điều phối đất trên tuyến do vướng công tác GPMB. Nhà thầu mong muốn công tác GPMB sớm được triển khai để đồng bộ thi công, chạy tiến độ dự án khi mùa mưa đang đến gần”.

Chậm GPMB do vướng đất rừng, bán cây rừng 

Ông Nguyễn Ngọc Pháp, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Bông cho biết: “Đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đi qua địa bàn huyện có đặc thù hơn so với các huyện khác là đi qua rừng tự nhiên.

Dự án đi qua 16,2km, thu hồi 169,83ha, trong đó thu hồi rừng tự nhiên là 40,14ha, còn lại rừng trồng. Huyện Krông Bông thu hồi diện tích rừng tự nhiên lớn nhất trong dự án với khối lượng rừng khoảng 18.500 cây, trữ lượng trên 9.000m3.

Tháng 4/2024, UBND tỉnh có quyết định về việc CMĐSD rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án thành phần 2, hiện địa phương đang phối hợp với các vị liên quan hoàn thiện thủ tục, phương án xử lý cây rừng, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”.

Nhà thầu cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột tập kết máy móc chờ mặt bằng- Ảnh 3.

Nhà thầu Tân Nam thi công nhưng vướng cây rừng phải chừa lại chờ xử lý (ảnh nhỏ) gây khó khăn cho công tác triển khai thi công. Ảnh: Ngọc Hùng

Ông Phan Tất Thành, Giám đốc điều hành dự án thành phần 2 cho biết: “Dự án thành phần 2 có chiều dài hơn 36km với 38 cây cầu, 4 hầm chui, 20 cống hộp và hầm chui dân sinh. Trong đó, tổng chiều dài cầu là 12km, hầm xuyên núi có chiều dài 3km.

Hiện nay, khó khăn lớn nhất của dự án là vướng 45ha diện tích rừng tự nhiên (tương đương chiều dài tuyến hơn 10km). Trong đó, có Công ty Cổ phần tập đoàn Đạt Phương là một trong những nhà thầu đầu tiên lên công trường, xây dựng lán trại, tập kết máy móc… nhưng đến nay chưa thể triển khai thi công, tất cả đang nằm chờ”.

“Hiện đã có quyết định cho CMĐSD rừng, nhưng để xử lý được số lượng gỗ trong 45ha cần phải kiểm đếm số lượng, thẩm định giá, lên phương án đấu giá, khai thác gỗ xong mới bàn giao mặt bằng. Nếu thủ tục trên hoàn thành, bàn giao mặt bằng phải mất 1, 2 tháng nữa khiến tiến độ dự án thành phần 2 rất gian nan”, ông Thành khẳng định

Trong khi đó, theo báo cáo của Ban QLDA tỉnh Đắk Lắk, hiện nay công tác chuyển mục đích sử dụng rừng tại dự án thành phần 3 chưa được UBND tỉnh phê duyệt nên chưa triển khai thi công tại các vị trí CMĐSD rừng.

Nhà thầu cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột tập kết máy móc chờ mặt bằng- Ảnh 4.

Vị trí tuyến của nhà thầu Công ty Cổ phần 484 chưa thể triển khai đồng bộ do vướng đất rừng, chỗ nào có mặt bằng đơn vị đã tổ chức thi công trước để chạy đua tiến độ dự án trong khi mùa mưa 2024 đang đến gần. Ảnh: Ngọc Hùng

Theo Ban QLDA 6, hiện nay công tác CMĐSD rừng để thực hiện dự án thành phần 2 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Ban QLDA6 đang quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu huy động máy móc, thiết bị và các nguồn lực trên công trường để sẵn sàng tổ chức, triển khai thi công đồng loạt các hạng mục công trình quan trọng.

Trong đó, tập trung thi công các cửa hầm, móng, mố trụ các cầu cấp đặc biệt để chạy đua tiến độ trước mùa mưa năm 2024. Tuy nhiên, các hạng mục công trình trên hầu hết nằm trong phạm vi phải CMĐSD rừng nên rất khó khăn.

Theo ông Phạm Văn Trình, Phó giám đốc Ban QLDA 6, trước tình hình cấp bách về mục tiêu đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án khi mùa mưa đang đến gần, Ban đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành các thủ tục để GPMB trong phạm vi phải CMĐSD rừng để sớm bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, dự án thành phần 2, có tổng diện tích là 135,46ha rừng CMĐSD rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án. UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục về khai thác lâm sản.

UBND tỉnh đề nghị các huyện liên quan, khẩn trương thực hiện bồi thường, hỗ trợ, xử lý tài sản sản (rừng tự nhiên, rừng trồng) đối với diện tích rừng CMĐSD đảm bảo theo đúng quy định. Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện GPMB, khai thác lâm sản đối với diện tích rừng CMĐSD đúng ranh giới.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 21.935 tỷ đồng. Tổng chiều dài dự án khoảng 116,577km, được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 18/6/2023 và dự kiến hoàn thành vào năm 2027.

Dự án được chia làm 3 thành phần, trong đó, dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư, dự án thành phần 2 do Bộ Giao thông vận làm chủ đầu tư và dự án thành phần 3 do UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nha-thau-cao-toc-khanh-hoa-buon-ma-thuot-an-chuc-nam-cho-mat-bang-192240519052030371.htm

Cùng chủ đề

Vướng đất rừng, đường găng trên dự án cao tốc qua Bình Định – Khánh Hòa

Việc tăng giảm diện tích rừng là bình thường, nằm trong dự liệuNgày 18/5,...

Thái Lan: Đảm bảo sử dụng đất rừng hiệu quả

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét cẩn thận yêu cầu của người dân về việc sử dụng đất rừng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Theo ông Srettha, Chính phủ Thái Lan rất coi trọng việc cải thiện sinh kế của người dân thông qua quyền sử dụng đất, nhưng việc sử dụng đất rừng là một vấn đề tế...

Phú Quốc: Cưỡng chế hàng chục ngàn mét vuông đất lấn chiếm rừng quốc gia

Ngày 11-4, ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, Sở TN-MT tỉnh phối hợp với UBND TP Phú Quốc vừa cưỡng chế hơn 45.000m2 của các hộ dân đã lấn chiếm đất rừng quốc gia và dự án trên địa bàn. Trước đó, ngày 9-4, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức cưỡng chế, buộc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính về lĩnh vực...

Cần thống nhất số liệu về đất lâm nghiệp

Hiện chưa thống nhất về khái niệm đất chưa có rừng cũng như số liệu về đất lâm nghiệp giữa pháp luật đất đai và pháp luật lâm nghiệp, theo PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội chủ rừng Việt Nam (VIFORA). Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại hội...

Hạn chế tối đa phiền hà cho dân

Cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ trước ngày 1/7/2014: Hạn chế tối đa phiền hà cho dânTrong nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai sẽ đưa vào trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ trong trường hợp đất không có giấy tờ đến trước ngày 1/7/2014, để hạn chế tối đa gây khó khăn, phiền hà cho người dân. Thứ trưởng Bộ Tài...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lời cảnh tỉnh từ vụ dừng ô tô chụp ảnh giữa đường

Thông tin Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương khởi tố 4 thanh...

Hai nút giao kết nối QL1 với cao tốc TP.HCM

Tháng 11/2023 gói thầu A1.1 (nút giao QL1 kết nối với cao tốc TP.HCM...

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức làm Bí thư quận 1

Ngày 19/5, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã trao quyết định...

Khánh thành hai cây cầu trăm tỷ, kết nối nông thôn Cần Thơ

Sáng 19/5, Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố Cần Thơ tổ chức...

Chốt phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe để trình Quốc hội

Sáng nay (19/5), Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo dự kiến chương...

Bài đọc nhiều

Quy định số 144 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144 (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới ( sau đây sẽ gọi tắt là Quy định số 144). Xin được tóm tắt những nội dung chính của Quy định này. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/quy-dinh-so-144-ve-chuan-muc-dao-duc-cach-mang-cua-can-bo-dang-vien-giai-doan-moi-121246.htm

Chưa bầu Phó Chủ tịch Quốc hội tại kỳ họp tới

Đây là thông tin ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu trả lời báo VietNamNet tại họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 vào sáng 19/5. “Vừa qua, Quốc hội tiến hành cho thôi, miễn nhiệm, bãi nhiệm  Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với một số ĐBQH. Xin Ban Công tác ĐBQH cho biết thêm về số liệu ĐBQH hiện nay so với đầu nhiệm kỳ có...

Hội Luật gia Tp.Thuận An tổ chức đại hội lần thứ nhất

Mới đây, Hội Luật gia tỉnh Bình Dương phối hợp với Ban vận động thành lập Hội Luật gia Tp.Thuận An tổ chức Đại hội Hội Luật gia thành phố lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đại hội đã công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho phép thành lập Hội Luật gia Tp.Thuận An, đồng thời thông qua Quy chế hoạt động của Hội Luật gia TP.Thuận An nhiệm kỳ 2024...

Trung ương giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(Dân trí) - Trung ương giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, để bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV. Việc này được Trung ương thống nhất rất cao. Sau phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 9 sáng 18/5, các lãnh đạo chủ chốt đã họp để nghe đánh giá tình hình công việc của đất nước trong thời gian vừa qua và tập trung cho ý kiến chỉ đạo để...

Cùng chuyên mục

Lời cảnh tỉnh từ vụ dừng ô tô chụp ảnh giữa đường

Thông tin Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương khởi tố 4 thanh...

Chú trọng phát triển hạ tầng năng lượng tái tạo, thu hút các dự án đầu tư lớn

Sáng 19/5, tại thành phố Huế, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đến dự và chủ trì phiên họp lần thứ tư của Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (Hội đồng Vùng). Tham dự phiên họp có các đồng chí: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo của 14...

Vinh danh 20 tập thể cá nhân tại chương trình Vinh quang Việt Nam 2024

Tham dự chương trình có ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, cùng lãnh đạo các Bộ, ban ngành, địa phương. Phát biểu tại chương trình, ông Đỗ Văn Chiến cho biết, các điển hình được vinh danh không chỉ tận tụy, sáng tạo, ngày đêm trăn trở, tìm tòi giải pháp...

Phân vùng đô thị Tp.HCM sẽ có 5 khu

Ngày 19/5, tại kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND thành phố Hồ Chí Minh, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày các nội dung liên quan đến Đề án quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm...

Mới nhất

Bộ Quốc phòng gặp mặt đại biểu Quốc hội đang công tác trong Quân đội trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Bqp.vn) - Chiều 19/5, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Gặp mặt các đồng chí đại biểu Quốc hội đang công tác trong Quân đội trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng...

Quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Những năm gần đây, ngành Du lịch tỉnh luôn quan tâm, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng thương hiệu và phát...

Mức độ vàng da sơ sinh và cách xử trí

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường ở thể nhẹ nhưng cũng có những trường hợp nặng xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý cần được điều trị ngay. Vì thế, nhận biết mức...

5 giải pháp, 6 nhóm cơ chế chính sách cụ thể với vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đến dự và chủ trì phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo kết quả triển khai Nghị quyết và chương trình hành động của Chính phủ về Vùng. ...

Chú trọng phát triển hạ tầng năng lượng tái tạo, thu hút các dự án đầu tư lớn

Sáng 19/5, tại thành phố Huế, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đến dự và chủ trì phiên họp lần thứ tư của Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (Hội đồng Vùng). Tham dự phiên họp có các đồng chí: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn...

Mới nhất