Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhập nhèm quỹ phụ huynh

Nhập nhèm quỹ phụ huynh


Thấy hội phụ huynh lớp nhắc đóng quỹ mà không giải thích khoản chi 66 triệu đồng năm ngoái, chị Nhung “ba máu sáu cơn” đứng dậy đối chất trong cuộc họp.

“Đây là năm thứ hai thu chi kiểu này rồi”, chị Nhung, 31 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội, nói sau buổi họp phụ huynh cách đây một tuần.

Năm ngoái, con trai chị vào lớp 1 trường công. Người mẹ không ý kiến gì với các khoản thu của trường, nhưng phải đóng quỹ phụ huynh bốn lần, tổng 1,3 triệu đồng.

“Lớp 51 học sinh, một năm đóng hơn 66 triệu đồng tiền quỹ. Khi tôi yêu cầu có bảng kê thì họ nói không, vì nhiều khoản nhạy cảm”, chị Nhung kể. Chị cho rằng hội này chỉ biết hô thu tiền mà không có kế hoạch rõ ràng, sẵn sàng cho con chuyển lớp nếu bị gây khó dễ.

Tại TP HCM, chị Ngọc Thy, phụ huynh lớp 1/2 trường Tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, cũng sửng sốt vì quỹ lớp đã chi hơn 260 triệu đồng mà mình không biết. Lớp này có 32 học sinh, các phụ huynh từng thống nhất nộp 10 triệu đồng để trang trí, tu sửa phòng học, chăm lo cho con em trong 5 năm.

“Mới hơn một tháng đã chi gần hết vậy cả năm học sẽ ra sao”, chị Thy băn khoăn.

Tuần trước, trường THCS Tứ Hiệp, Hà Nội, phải trả lại phụ huynh hơn 160 triệu đồng quỹ cha mẹ học sinh trường vì “chưa phù hợp”. Cũng ở thủ đô, trường THPT Chu Văn An, yêu cầu lớp 12 Văn trả lại phụ huynh 4,5 triệu đồng tiền quỹ. Ban đại diện lớp 1/2, trường Tiểu học Hồng Hà, TP HCM, phải trả lại 247,5 trong hơn 260 triệu đồng đã tiêu.

Đến hẹn lại lên, cứ đầu năm học mới, dư luận lại dậy sóng vì quỹ phụ huynh. Người cho rằng thu quá nhiều, người thì ấm ức vì “tự nguyện” nhưng không khác gì ép buộc, hay thu chi không minh bạch. Các nhà quản lý nhìn nhận những bức xúc dai dẳng này do cả phía trường lẫn phụ huynh đều hành xử thiếu nguyên tắc.





Tiền Việt Nam đồng các mệnh giá. Ảnh minh hoạ: Thanh Hằng

Tiền Việt Nam đồng các mệnh giá. Ảnh minh họa: Thanh Hằng

Yêu cầu công khai thu, chi thường xuyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương lưu ý vào mỗi đầu mỗi năm học. Bộ cũng có thông tư 55 năm 2011 về điều lệ hoạt động của ban phụ huynh, thông tư 16 năm 2018 về tài trợ cho các trường.

Hành lang pháp lý để thu, chi minh bạch không thiếu, nhưng “chuyện này, chuyện kia” liên quan tới quỹ phụ huynh vẫn diễn ra, theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.

Ông cho rằng nguyên nhân chính là hiệu trưởng chưa làm tốt trách nhiệm của mình. Họ dù không trực tiếp nắm giữ quỹ phụ huynh nhưng vẫn phải quản lý, giám sát để các khoản này được thu chi đúng nguyên tắc.

“Ai mà nói không biết là trốn trách nhiệm. Các khoản khác cũng thế, làm gì có giáo viên nào dám thu mà không có sự đồng ý của hiệu trưởng”, ông Lâm nói.

Lý do thứ hai là ban phụ huynh chưa thực sự đại diện cho quyền lợi của đa số, vẫn cả nể trường, giáo viên chủ nhiệm, “chạy đua” trong việc đóng góp.

Trước khi phải trả lại tiền quỹ đã thu, kế hoạch thu chi ban phụ huynh trường THCS Tứ Hiệp có 25 mục, gồm thưởng cho các lớp có kế hoạch nhỏ vượt chỉ tiêu, đạt giải lớp học hạnh phúc; bồi dưỡng học sinh luyện tập khai giảng, tham dự các cuộc thi; tiền thuê trang phục văn nghệ… Nhiều phụ huynh phản ứng vì cho rằng các khoản này không phải trách nhiệm của quỹ.

Từng nằm trong ban phụ huynh lớp của con gái học THCS, chị Lan Anh, 43 tuổi, trú quận Long Biên, Hà Nội, thừa nhận áp lực trong việc “hỗ trợ trường mua sắm cơ sở vật chất”, cạnh tranh giữa các lớp là có. Chị kể có năm trường nói thiếu một vài máy chiếu, điều hòa, ban phụ huynh “biết ý” liền về lớp huy động.

“Dù không bị ấn định mức cụ thể, thực tế các lớp đều nhìn nhau làm sao để gần mức trung bình và cũng không để cho lớp mình thấp hơn quá nhiều”, chị Lan Anh nói. Vì “chẳng được lợi lộc gì”, nhưng luôn bị phụ huynh chất vấn, nghi ngờ, nên sau hai năm, chị xin ra khỏi ban.

Trả lời VnExpress cuối tháng 9, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết việc phụ huynh tự nguyện đóng góp, tài trợ để sửa chữa phòng học, sắm sửa cơ sở vật chất là không sai.

“Thông tư 55 yêu cầu ban đại diện cha mẹ học sinh không được bắt buộc phụ huynh quyên góp để sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị. Nhưng nếu phụ huynh tự nguyện và đồng thuận đóng góp, tài trợ thì thực hiện theo Thông tư 16”, ông Minh giải thích, cho rằng nhờ chính sách này, các trường học được cải thiện đáng kể về cơ sở vật chất trong khi kinh phí nhà nước còn hạn chế.

Một trưởng phòng giáo dục ở phía Bắc nhìn nhận quỹ phụ huynh và đóng góp tài trợ cho trường là hai việc khác nhau. Trong đó, việc kêu gọi, quản lý tiền tài trợ phải do trường học chủ trì. Trường cần hỗ trợ gì thì làm kế hoạch, đưa cấp trên duyệt rồi thông báo rộng rãi trên tinh thần tự nguyện, từ nhiều nguồn. Phụ huynh nào muốn ủng hộ thì chuyển vào tài khoản của trường. Khoản này được quản lý, có đầy đủ chứng từ và được công khai.

“Nếu làm thế thì không có gì nhập nhèm cả, nhưng nhiều trường và phụ huynh không tách bạch, rồi có tư duy cào bằng, chia đều cho nhanh. Vì sai nguyên tắc nên gây ra bức xúc”, ông nói.

Phòng học lớp 1/2, trường Tiểu học Hồng Hà, TP HCM, trước và sau khi được tu sửa, tháng 9/2023. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Các nhà giáo cho rằng tình trạng lạm thu, nhập nhèm các loại quỹ sẽ khiến phụ huynh và cả xã hội mất niềm tin vào ngành giáo dục.

Theo ông Phạm Tất Dong, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, xã hội hóa không chỉ là thu tiền, nên nếu nhân danh xã hội hóa để kêu gọi phụ huynh đóng tiền, hoạt động này sẽ mất đi ý nghĩa.

Chị Thanh Loan, 42 tuổi, sống tại TP Thủ Đức, TP HCM, thừa nhận “luôn cảm thấy hoài nghi” về kế hoạch chi tiêu của ban phụ huynh sau khi phát hiện giá mua TV cho lớp cao hơn gần 2 triệu đồng so với thị trường.

“Dù đã được giải thích tổng chi gồm cả phần bồi dưỡng cho thợ và dọn dẹp lớp học sau khi lắp, tôi vẫn lấn cấn”, chị kể.

Ông Tùng Lâm nhìn nhận rất khó để chấm dứt những bức xúc về quỹ phụ huynh nếu cách quản lý, giám sát không thay đổi. Ông đề xuất tăng mức phạt với những trường học để xảy ra lạm thu, thu sai quy định, không thể chỉ phê bình và rút kinh nghiệm mãi. Cùng đó, chính quyền địa phương chia sẻ với trường học trong việc kêu gọi, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ. Việc này giúp tăng giám sát chéo, giảm áp lực cho trường học, giáo viên trong các hoạt động ngoài chuyên môn.

Đồng tình với quan điểm này, vị trưởng phòng giáo dục nói trên đề xuất các quy định cần chặt chẽ hơn.

“Nhiều trường vẫn nghĩ quỹ phụ huynh chi tiêu thế nào là việc riêng của họ nên không can thiệp. Nên có cơ sở pháp lý để cơ quan cấp tỉnh, huyện đưa ra định mức đóng góp nhất định, tránh tình trạng thu chi bát nháo”, ông nói.

Chánh văn phòng Hồ Tấn Minh cho biết TP HCM đã đề nghị các trường mở rộng diện vận động tài trợ, không tập trung vào phụ huynh và không dồn vào đầu năm học. Bởi thời điểm này, phụ huynh phải lo mua sách, vở, dụng cụ học tập, đồng phục, bảo hiểm y tế cho con. Các khoản vận động tài trợ dễ trở thành gánh nặng cho họ.

Còn ông Dong cho rằng nhà nước cần tăng đầu tư cho giáo dục. “Đã mở trường thì phải chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, không thể chỉ xây lớp rồi để trường phải tự lắp quạt, điều hòa, khoản nào cũng phải huy động”, ông nói.

Chị Nhung không biết tới khi nào thì sự bất hợp lý trong thu, chi của ban phụ huynh sẽ kết thúc, chỉ biết vừa đóng 600.000 đồng tạm thu năm học này.

Sau ý kiến của chị, trưởng ban phụ huynh hứa sẽ lập báo cáo thu, chi đầy đủ. Đây là “phép thắng lợi tinh thần” duy nhất, để chị mong không phải bất bình vào mỗi dịp đầu năm học mới.

Thanh Hằng




Source link

Cùng chủ đề

TPHCM: Đẩy mạnh tư vấn, gia tăng đồng thuận của phụ huynh khi tổ chức chương trình ngoài nhà trường

Sáng 1-2, tại Hội nghị sơ kết học kỳ 1  và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2023-2024 giáo dục trung học do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Bảo Quốc cho biết, năm 2024 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng đối với các mục tiêu phát triển của giáo dục thành phố.  Theo đó, năm học 2024-2025 là năm cuối cùng cả nước...

TPHCM: Trường ngoài công lập thưởng tết cao nhất 150 triệu đồng/người

Ngày 30-1, thông tin từ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, các cơ sở giáo dục trên địa bàn TPHCM đã thực hiện chi tiền hỗ trợ Tết Nguyên đán năm 2024 cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, người lao động. Năm nay, thưởng tết thấp nhất là 3 triệu đồng/người và cao nhất 150 triệu đồng/người. Cụ thể, đơn vị có mức thưởng tết kỷ lục 150 triệu đồng/người là Trường TH-THCS-THPT Tân Phú (quận Tân...

Kiểm tra thu chi quỹ phụ huynh của 40 trường

TP HCMQuận 12 kiểm tra kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh và việc sử dụng tài trợ ở 40 trường công lập, từ mầm non đến THCS. Kế hoạch được Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12 ban hành cuối tuần rồi, thời gian kiểm tra từ tháng 1 đến tháng 7/2024 (Xem danh sách).Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, cho biết sẽ chủ yếu kiểm...

Mỗi sáng con đi học, bà mẹ ở Hà Nội đều hỏi: Đã mang giấy vệ sinh chưa?

"Nhịn" vệ sinh ở trường vì hôi và không có giấyChị M.L.P. có hai con học tiểu học ở Hoài Đức, Hà Nội, cho biết con chị thường xuyên nhịn đi vệ sinh ở trường. "Tình trạng đã kéo dài nhiều năm nay. Khi trao đổi trên nhóm phụ huynh, các bố mẹ nói bạn nào cũng vậy cả. Các bạn sợ nhà vệ sinh hôi và không có giấy", chị P. chia sẻ.Chị P. từng đề xuất trích...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò Shin Tae-yong phải nhận thức được tinh thần chiến đấu của cầu thủ Việt Nam. Vì thế, Indonesia phải giảm...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa sáng...

Bí quyết giúp ‘người sắt’ 10 lần vô địch giải thể hình

Hà NộiKết thúc buổi dạy, huấn luyện viên Tạ Đình Thái, 43 tuổi, dành cho bản thân nửa tiếng để tập luyện, vừa ngắm nghía từng nét cơ bắp trong gương. Căn phòng khoảng 30 mét vuông nhưng gương có ở mọi nơi, giúp người tập dễ quan sát và theo dõi quá trình tập luyện của bản thân. Soi gương cũng là thói quen hàng ngày của anh Thái, "vừa để nhận ra khuyết điểm vừa uốn nắn...

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam. Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Mới nhất

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Giáo sư Việt vào ban chủ tịch hội thảo quốc tế hàng đầu về lượng tử

Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú vừa được bổ nhiệm chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên của hội thảo quốc tế hàng đầu lĩnh vực lượng tử. Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực lượng tử những năm qua - Ảnh: NVCC Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú được biết đến nhiều trong cộng đồng...

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Có gì trong nhà hàng gắn sao Michelin duy nhất ở TP.HCM?

Đầu bếp tài năng người Việt Peter Cường Franklin là người tiên phong trong ẩm thực Việt Nam hiện đại, và nhà hàng gắn sao Michelin của ông đã đưa ẩm thực Việt Nam lên tầm toàn cầu. Phóng viên Jennifer Johnston của tờ New Zealand Herald thực hiện chuyến du hành mùa xuân ở châu Á kéo dài 17 ngày trên...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!