Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNhật thực toàn phần dài nhất lịch sử 

Nhật thực toàn phần dài nhất lịch sử 


Nhật thực toàn phần dài nhất từng ghi nhận diễn ra hơn 2.700 năm trước, kéo dài 7 phút 28 giây, chỉ kém vài giây so với mức tối đa.





Mô phỏng các giai đoạn của nhật thực toàn phần. Ảnh: Earthsky

Mô phỏng các giai đoạn của nhật thực toàn phần. Ảnh: Earthsky

Ngày 8/4/2024, người quan sát ở các khu vực thuộc Mexico, Mỹ, Canada, có thể quan sát nhật thực toàn phần, trong khi toàn bộ Bắc Mỹ ít nhất có thể quan sát nhật thực một phần. Độ dài tối đa của giai đoạn toàn phần – khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất hoàn toàn – sẽ là 4 phút 28 giây, xảy ra gần làng Nazas, tây bắc Mexico. Mức này tương đối dài, nhưng vẫn kém xa kỷ lục nhật thực toàn phần dài nhất lịch sử.

Nhật thực toàn phần dài nhất từng ghi nhận là 7 phút 28 giây, diễn ra vào ngày 15/6 năm 743 trước Công nguyên tại Ấn Độ Dương, vùng biển ngoài khơi Kenya và Somalia, châu Phi, theo NASA.

Về mặt toán học, nhật thực toàn phần dài nhất khả thi trên Trái Đất là 7 phút 31 giây, theo nhà thiên văn Jean Meeus. Sự kiện có thể xảy ra trong phạm vi 5 độ bắc xích đạo vào tháng 7, khi Mặt Trời ở điểm xa Trái Đất nhất và trông nhỏ hơn trên bầu trời, còn Mặt Trăng ở điểm gần Trái Đất nhất.

Không có ghi chép nào về nhật thực kéo dài như vậy xảy ra, ít nhất là trong vài nghìn năm qua. Nhưng hơn 150 năm nữa, một sự kiện gần đạt mức này có thể xuất hiện. Các nhà khoa học đã tính toán nhật thực toàn phần trong tương lai xa. Theo đó, nhật thực ở Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển Guiana thuộc Pháp vào ngày 16/7/2186 dự kiến có giai đoạn toàn phần kéo dài 7 phút 29 giây.

“Trong nhật thực năm 2186, bóng của Mặt Trăng sẽ xuất hiện phía trên trung tâm Trái Đất. Mặt Trăng sẽ rất lớn vì ở vị trí tương đối gần và Mặt Trời sẽ rất nhỏ vì ở xa. Tất cả những điều này kết hợp với nhau khiến giai đoạn toàn phần của nhật thực năm 2186 trở nên đặc biệt dài”, chuyên gia về nhật thực Dan McGlaun cho biết.

Dù nhật thực toàn phần dài nhất lịch sử đã xảy ra cách đây hàng nghìn năm và lần nhật thực dài hơn nữa sẽ không xảy ra trong hơn 100 năm tới, người quan sát có thể “gian lận” nếu có máy bay siêu thanh. Ngày 30/6/1973, 7 nhà khoa học trên máy bay siêu thanh Concorde 001 đã bay với tốc độ Mach 2 (gấp đôi tốc độ âm thanh) để kéo dài thời gian quan sát nhật thực toàn phần từ 7 phút 4 giây lên con số đáng kinh ngạc: 74 phút.

Thu Thảo (Theo Live Science)




Source link

Cùng chủ đề

Vật thể xa nhất con người nhìn thấy là gì?

Với mắt thường, bầu trời đêm có hơn 9.000 điểm sáng, nhưng phần quan sát được này chỉ là một góc nhỏ của vũ trụ. Mô phỏng chớp sáng phun lên từ ngôi sao Proxima Centauri. Ảnh: NRAO/S. Dagnello Hệ sao khả kiến (nhìn thấy được) gần nhất là Alpha Centauri, cách Trái Đất khoảng 4,25 năm ánh sáng. Ngôi sao gần nhất trong hệ 3 ngôi sao này là Proxima Centauri, nhưng vì là sao lùn đỏ nên nó...

Mỹ lên kế hoạch xây đường sắt trên Mặt Trăng

Mạng lưới đường sắt Mặt Trăng có thể chở con người, nhu yếu phẩm và tài nguyên phục vụ hoạt động thương mại và đóng góp vào nền kinh tế vũ trụ. Mô phỏng hệ thống đường sắt trên Mặt Trăng. Ảnh: DALL-E3 Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến Mỹ (DARPA) chọn tập đoàn công nghệ quốc phòng và hàng không vũ trụ Northrop Grumman để phát triển ý tưởng xây đường sắt...

Bước tiến mới trong chinh phục Mặt trăng

Hãng Reuters đưa tin ngày 20-3, tên lửa Trường Chinh-8 đã mang theo vệ tinh chuyển tiếp tín hiệu Queqiao-2 (Ô thước 2) cùng 2 vệ tinh nhỏ Tiandu (Thiên Đô) 1 và 2 lên quỹ đạo từ đảo Hải Nam, phục vụ cho việc khám phá nửa phía xa của Mặt trăng - giai đoạn mới trong nỗ lực chinh phục hành tinh này. Nửa phía gần của Mặt trăng...

Trung Quốc phóng vệ tinh chuyển tiếp tín hiệu cho sứ mệnh Mặt trăng

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, tên lửa Trường Chinh 8 mang theo vệ tinh Cầu Ô Thước-2 nặng 1,2 tấn, và hai vệ tinh thu nhỏ Thiên Đô-1 và 2, được phóng từ tỉnh đảo phía nam Hải Nam, sẽ giúp chuyển tiếp tín hiệu từ mặt xa của Mặt trăng xuống các thiết bị ở mặt đất. Thông thường, mặt gần của Mặt trăng luôn hướng về Trái đất. Điều đó có nghĩa là không...

Mỹ muốn thúc đẩy nền kinh tế trên Mặt trăng

Năm ngoái, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Mỹ đã công bố một dự án nghiên cứu mới có tên là Luna-10 (Nghiên cứu kiến ​​trúc Mặt trăng 10 năm), nhằm điều tra cách phát triển nền kinh tế Mặt trăng thịnh vượng vào năm 2035.Tháng 12/2023, DARPA tiết lộ họ đang hợp tác với 14 công ty thuộc dự án nghiên cứu LunA-10, bao gồm Northrop Grumman, SpaceX, cũng như các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thể thao đỉnh cao ảnh hưởng tới VĐV thế nào

Từ mắt cá chân phồng, đôi chân gân guốc đến những ngón chân bị biến dạng, báo Anh Sportmail liệt kê những VĐV chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc thi đấu đỉnh cao. Bàn chân của Cristiano RonaldoRonaldo làm dậy sóng mạng xã hội khi đăng tải bức ảnh đang nghỉ ngơi sau khi ghi bàn duy nhất giúp Al Nassr thắng Al Ahli tại Saudi Pro League ngày 16/3. Tiền đạo 39 tuổi đăng bức ảnh...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 với sự tham gia của 29 nhóm dự án của các bạn trẻ...

Bài đọc nhiều

Vật thể xa nhất con người nhìn thấy là gì?

Với mắt thường, bầu trời đêm có hơn 9.000 điểm sáng, nhưng phần quan sát được này chỉ là một góc nhỏ của vũ trụ. Mô phỏng chớp sáng phun lên từ ngôi sao Proxima Centauri. Ảnh: NRAO/S. Dagnello Hệ sao khả kiến (nhìn thấy được) gần nhất là Alpha Centauri, cách Trái Đất khoảng 4,25 năm ánh sáng. Ngôi sao gần nhất trong hệ 3 ngôi sao này là Proxima Centauri, nhưng vì là sao lùn đỏ nên nó...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Máy hát đĩa bỏ túi đầu tiên trên thế giới

Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone nhỏ gọn với đường kính 11,5 cm và độ dày 4,7 cm ra đời cách đây khoảng 100 năm, hoạt động không cần pin. Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone. Ảnh: Rare Historical Photos Những năm 1920, rất lâu trước khi các thiết bị hiện đại chiếm lĩnh cuộc sống thường nhật, một phát minh nhỏ tiện dụng đã mang âm nhạc đến túi của mọi người theo nghĩa đen. Phát minh xưa cũ...

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã khai thác 70.000 giờ

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực. Thông tin được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng...

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Cùng chuyên mục

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 với sự tham gia của 29 nhóm dự án của các bạn trẻ...

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Hội chứng cực hiếm khiến con người trông thấy mặt quỷ

Lần đầu tiên, các nhà khoa học tái tạo những gì bệnh nhân mắc hội chứng prosopometamorphopsia (PMO) khi nhìn gương mặt người khác. Gương mặt biến dạng mà Sharrah trông thấy khi nhìn mọi người. Ảnh: Antônio Mello Vào một sáng mùa đông cách đây 3 năm, Victor Sharrah thức dậy và trông thấy bạn cùng phòng đi vào nhà tắm. Tuy nhiên, khi Sharrah nhìn vào gương mặt người bạn, ông rất hoảng hốt vì những đường nét...

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã khai thác 70.000 giờ

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực. Thông tin được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng...

Mới nhất

Khoảnh khắc mỗi năm chỉ xuất hiện một lần trên dòng sông Đà hùng vĩ

Những ngày cuối tháng ba, sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình có màu nước xanh trong cuộn chảy, hai bên bờ là khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Sông Đà chảy trên địa phận tỉnh Hoà Bình dài khoảng 93km và có khoảng 70km chảy trên địa phận các xã vùng cao thuộc huyện Đà Bắc có...

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch...

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 24/3, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Trưa 24/3/2024, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: TTXVN Tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Phần...

Tăng cường giám sát, đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ dân sinh

Theo Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phan Văn Tôn, trong 2 năm 2022 và 2023, Hòa Vang được giao triển khai thực hiện 8 dự án nhóm C, trong đó, có 2 dự án đã hoàn thành, 6 dự án đang thi công. Năm 2024 được giao làm chủ đầu tư 39 dự án, với tổng kinh...

Mới nhất