Trang chủKinh tếNông nghiệpNHCSXH Ninh Thuận: "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ"

NHCSXH Ninh Thuận: “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”

Với phương châm ‘Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ’, những năm gần đây Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Ninh Thuận đã không ngừng nỗ lực mang nguồn vốn ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở địa phương. Nhờ đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới ở vùng đất còn nhiều khó khăn như Ninh Thuận.

Ngân hàng Chính sách xã hội: Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ NHCSXH Si Ma Cai: Luôn “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”

Đổi thay nhờ tín dụng ưu đãi

Ninh Thuận là vùng đất đầy nắng và gió nằm ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Nơi đây vẫn còn nhiều hộ dân nghèo cần có sự hỗ trợ về vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo. Thấu hiểu điều đó, cán bộ, nhân viên NHCSXH chi nhánh Ninh Thuận đã ngày đêm không quản gian khó, nỗ lực mang đồng vốn tín dụng ưu đãi đến với bà con…

Nguồn vốn từ NHCSXH giúp nhiều gia đình ở Ninh Thuận phát triển việc làm, nâng cao đời sống gia đình
Nguồn vốn từ NHCSXH giúp nhiều gia đình ở Ninh Thuận phát triển việc làm, nâng cao đời sống gia đình

Bắc Sơn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc. Toàn xã có 2.174 hộ dân, với 3 dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Kinh, Chăm và Raglai. Trong đó, số hộ dân tộc thiểu số là 1.540 hộ, với 7.813 nhân khẩu, chiếm 91,14% số hộ. Những năm trước đây, hộ nghèo của xã chiếm tỷ lệ tương đối cao, khi lên đến hơn 30%, đời sống của nhiều gia đình gặp không ít khó khăn… Song, gần đây Bắc Sơn đã chuyển mình nhanh chóng, ‘thay da đổi thịt’ từng ngày với tỷ lệ thoát nghèo hằng năm đạt trên 5%. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội địa phương thì một trong những ‘đòn bẩy’ thoát nghèo ở Bắc Sơn chính là nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH.

Gia đình ông Mang Đen, ở thôn Xóm Bằng là điển hình về sử dụng vốn vay ưu đãi có hiệu quả từ NHCSXH ở Bắc Sơn. Theo đó, năm 2019 thông qua Hội Nông dân, gia đình ông Đen được vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH. Có vốn, ông đầu tư làm chuồng nuôi dê sinh sản. Nhờ nắm vững kỹ thuật chăm sóc, đàn dê tăng nhanh, mỗi lần xuất bán đều cho lãi cao. Sau thời gian làm ăn tích cóp được một số vốn, ông Mang Đen lại chủ động cải tạo đất trồng hành lá. Đến nay, mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi đã tạo thu nhập mỗi năm cho gia đình khoảng gần 100 triệu đồng, cuộc sống cơ bản đã đi qua những ngày tháng khó khăn, đời sống kinh tế gia đình ngày càng khấm khá hơn.

Nâng cao hoạt động ủy thác góp phần tăng hiệu quả của đồng vốn tín dụng chính sách
Nâng cao hoạt động ủy thác góp phần tăng hiệu quả của đồng vốn tín dụng chính sách

Không chỉ thoát nghèo, nguồn vốn từ NHCSXH còn giúp nhiều gia đình ở xã Bắc Sơn, có điều kiện duy trì và phát triển việc làm, nâng cao đời sống. Đơn cử, hộ ông Dương Quang Sang, thôn Bỉnh Nghĩa, sau khi được vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, ông đã đầu tư chuồng trại, trồng cỏ để nuôi 7 con bò, 40 con dê… Thu nhập từ chăn nuôi, giúp cuộc sống gia đình được cải thiện đáng kể, con cái ăn học đàng hoàng.

Vai trò những cánh tay ‘nối dài’

Theo thống kê của NHCSXH chi nhánh Ninh Thuận, đến hết năm 2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn đạt hơn 3.500 tỷ đồng, với hơn 81.300 khách hàng/105.635 món vay còn dư nợ, tăng 575,2 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng là 19,6%…

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông Lê Minh Lộc, Giám đốc NHCSXH chi nhánh Ninh Thuận cho biết, năm 2023 bám sát mục tiêu của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, chi nhánh đã tập trung tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả các mặt hoạt động. Trong đó, tập trung triển khai các biện pháp huy động vốn theo kế hoạch trên giao; đồng thời, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Cũng theo ông Lộc, để nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng, Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị – xã hội. Theo đó, NHCSXH phối hợp tốt với các tổ chức này tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, với 1.619 tổ cơ bản được duy trì hoạt động ổn định.

Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả, nề nếp việc giao dịch tại 65 điểm giao dịch xã, công khai những nội dung về tín dụng chính sách xã hội; Trong năm qua, chất lượng hoạt động tín dụng tại xã luôn được nâng cao, có 63 xã xếp loại tốt (96,92%); 2 xã xếp loại khá (3,08%); không có xã xếp loại trung bình và yếu; chất lượng hoạt động tín dụng chính sách toàn tỉnh năm 2023 xếp loại tốt. Chi nhánh cũng tích cực phối hợp với các hội đoàn thể nhận ủy thác, các ngành liên quan, chính quyền các cấp tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng, tham mưu ban đại diện giao chỉ tiêu nâng cao chất lượng tín dụng cho các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, đồng thời, thực hiện tốt công tác đôn đốc, thu hồi, xử lý, quản lý nợ, phòng ngừa nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã và đang phát huy hiệu quả ở Ninh Thuận
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã và đang phát huy hiệu quả ở Ninh Thuận

Theo đại diện Tỉnh đoàn Ninh Thuận, để hoạt động ủy thác mang lại hiệu quả, Tỉnh đoàn đã tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện triển khai vốn vay, tổ chức bình xét cho vay đúng đối tượng theo văn bản thỏa thuận ủy thác đã ký với NHCSXH. Hiện, toàn tỉnh Ninh Thuận có trên 14.260 đoàn viên, thanh niên được vay vốn, cùng với sức trẻ và sáng tạo trong lao động sản xuất, nhiều đoàn viên, thanh niên mạnh dạn tìm tòi, đưa giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất thử nghiệm, hình thành các mô hình tiêu biểu trong khởi nghiệp, lập nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao.

Ông Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đánh giá, hoạt động của NHCSXH chi nhánh Ninh Thuận luôn bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ở địa phương.

Để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm 2024 và những năm tiếp theo, ông đề nghị các thành viên Ban đại diện hội đồng quản trị các cấp tăng cường chỉ đạo, triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách về tín dụng ưu đãi theo các nghị quyết, quyết định và các văn bản của cấp trên. Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 67-CT/TU, Kế hoạch số 59-KH/TU của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách. Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố tiếp tục quan tâm, tham mưu ưu tiên cân đối ngân sách địa phương ủy thác bổ sung sang ngân hàng theo chỉ tiêu giao. Tập trung rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đủ điều kiện vay vốn để kịp thời giải ngân nguồn vốn vay theo quy định; đồng thời xây dựng các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, thu hồi, giảm nợ quá hạn; các hội, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện tốt các nội dung trong văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác đã ký kết với ngân hàng và chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội ở địa phương…





Source link

Cùng chủ đề

“Bệ đỡ” cho phụ nữ vùng sâu vươn lên thoát nghèo

Nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp nhiều hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Cũng từ đó, nhiều hội viên...

Nông dân Vĩnh Phúc khởi nghiệp thành công nhờ vốn ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội

Nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả từ vốn ưu đãi Ngân hàng CSXHGia đình bà Kim Thị Tịnh (thôn Vĩnh Ninh, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đã từng bước thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH. Bà Tịnh chia sẻ,...

Tín dụng chính sách xã hội nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phối hợp chặt chẽ với Hội LHPN Việt Nam quan tâm hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao quyền năng kinh...

Phát huy niềm năng, thế mạnh cán bộ nữ

Năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục tập trung chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên, người lao động. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán...

Kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách để phát triển sản xuất kinh doanh

Đây là một trong những nhiệm vụ toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ triển khai, thực hiện trong năm 2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Bài đọc nhiều

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Cùng chuyên mục

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Phát triển nông nghiệp thuận thiên không có nghĩa là không làm gì

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên diễn hôm 21/3/2024. ĐBSCL của Việt Nam có thể nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ nếu không có các hành động trên toàn lưu vực sông. ...

Xuất khẩu rau quả tăng “đột phá”

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả có mức tăng trưởng đột phá kể từ đầu năm đến nay. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2024, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,03 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I Nhu cầu rau quả tại...

Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I

Quý I/2024 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt gần 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả kỳ vọng bứt phá ...

Quy hoạch thủy lợi góp phần quan trọng vào phát triển bền vững của Việt Nam

Thủy lợi là một trong những hạ tầng quan trọng của quốc gia, không chỉ để phát triển kinh tế - xã hội, mà có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam. Công bố quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày...

Mới nhất

Mới nhất