Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều sinh viên IT hối hận khi 'đi làm lương nghìn đô...

Nhiều sinh viên IT hối hận khi ‘đi làm lương nghìn đô nhưng thiếu bằng đại học’


Năm 2017, Nguyễn Hữu Hoàng (SN 1999, quê Sơn La) trở thành tân sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Học viện Công nghệ bưu chính Viễn thông với nhiều kỳ vọng của bản thân và gia đình. Hai năm đầu đại học, cậu hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và kết quả thi luôn đứng top của lớp.

Sẵn sàng bỏ học để đi làm thêm

Do hoàn cảnh khó khăn nên cuối năm 3 đại học, Hoàng xin làm thêm bán thời gian tại công ty lập trình phần mềm và quản trị hệ thống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để có thêm thu nhập, tích lũy kinh nghiệm. Tại đây, Hoàng được giao nhiệm vụ lập trình vận hành ứng dụng trên mobile như mua sắm online, ứng dụng đi chợ, quản lý thông minh.

Sinh viên bỏ học để đi làm thêm từ sớm. (Ảnh minh họa)

Sinh viên bỏ học để đi làm thêm từ sớm. (Ảnh minh họa)

Thời gian đầu đi làm, cậu nhận được mức lương khoảng 6 – 7 triệu đồng/tháng. Sau đó, với kiến thức và khả năng đáp ứng công việc tốt nên được tăng lương lên 10 – 13 triệu đồng/tháng, thời gian làm việc và áp lực cũng dần tăng. Hoàng cảm thấy vui vì những nỗ lực của bản thân được đền đáp xứng đáng.

Khi đang trên đà hăng say cống hiến, cậu nghĩ bản thân không cần bằng cấp vẫn có thể làm việc, thậm chí còn kiếm hàng chục triệu/tháng. Hoàng giấu gia đình xin bảo lưu kết quả học để đi làm, dự tính khi nào rủng rỉnh tiền sẽ học tiếp. 

Đi làm hơn một năm, Hoàng thấy bản thân không có thời gian đi học nữa và bắt đầu tính tới việc nghỉ học. Sau nhiều đêm suy nghĩ, cậu quyết định nói chuyện với gia đình cho nghỉ học. Dù bị bố mẹ phản đối gay gắt, nhưng cậu một mực đi theo con đường riêng của bản thân.

Tuy nhiên, mọi chuyện không suôn sẻ như cậu nghĩ. “Đi làm hơn một năm, em dần cảm thấy không còn hào hứng như những ngày đầu làm việc, vì suốt ngày phải nhìn máy tính với những dãy code dài. Em quyết định tìm công việc mới”, chàng trai gốc Sơn La nhớ lại.

Từ một sinh viên ưu tú, giờ Hoàng trở thành người không bằng cấp, muốn đi xin việc cũng rất khó được chấp nhận. Trước áp lực cơm áo gạo tiền ở thành phố, cậu đành xin làm nhân viên chăm sóc khách hàng cho công ty đào tạo khóa học ngoại ngữ với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng. 

“Vì mong muốn kiếm tiền sớm phụ giúp gia đình, em đã từ bỏ tấm bằng đại học với biết bao cơ hội mở ra. Em cảm thấy hối hận vì đã bỏ học để đi làm từ sớm”, Hoàng bộc bạch. 

Hệ lụy khó lường

Phạm Hữu Linh (SN 2000, quê Nghệ An) suýt không lấy được bằng tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) do mải mê đi làm thêm.

Vốn đam mê máy tính từ nhỏ, ngay khi tốt nghiệp cấp 3, Linh đăng ký nguyện vọng vào trường Đại học Công nghệ. Năm 2019, sau khi trúng tuyển vào ngành Công nghệ thông tin, cậu hào hứng học tập và đạt nhiều kết quả cao, nhận được học bổng của trường. 

Bước sang năm thứ 3, nhờ thành tích học tập tốt nên Linh được nhiều công ty ngỏ ý mời về làm việc. Lúc này, cậu bắt đầu phân vân giữa việc lựa chọn đi học hay đi làm.

Sinh viên bảo lưu kết quả học tập để đi làm và hệ lụy không thể lường trước. (Ảnh minh họa)

Sinh viên bảo lưu kết quả học tập để đi làm và hệ lụy không thể lường trước. (Ảnh minh họa)

Sau nhiều đêm suy nghĩ, nam sinh quyết định nhận lời làm việc tại một công ty chuyên về lập trình tại Cầu Giấy, Hà Nội. Tại đây, cậu chuyên lập trình web, sản xuất ra các trang web cho các công ty, đơn vị có nhu cầu. Mỗi tháng, mức lương 12 – 15 triệu đồng và tăng dần theo thời gian.

Lúc đầu, lịch làm và lịch học trùng nhau khá nhiều nên Linh phải xin nghỉ học nhiều buổi để đảm bảo tiến độ công việc. Nhận thấy nghỉ học nhiều không phải phương án tốt, cậu xin bảo lưu kết quả học tập để tập trung cho công việc.

Một năm sau, công ty đề bạt cậu nắm chức vụ cao hơn với mức lương hậu hĩnh 20 – 25 triệu đồng/tháng (chưa tính thưởng doanh thu). Tuy nhiên, công ty yêu cầu phải có bằng đại học. Lúc này, Linh mới tá hỏa vì bảo lưu một năm nên chưa có bằng.

Công ty hứa sẽ chờ Linh lấy bằng và cất nhắc vào vị trí phù hợp với năng lực. Linh vội vàng làm thủ tục xin đi học lại, đồng nghĩa với việc phải hạn chế tối đa việc đi làm hoặc có thể làm online. 

Đi học lại, Linh khá khó khăn trong việc bắt nhịp, lượng kiến thức cũng không nắm được. Chật vật với khối lượng nội dung của năm 3 và 4, nhiều khi cậu thấy nản chí, muốn bỏ cuộc, nhưng nghĩ về tương lai nam sinh lại cố gắng, nỗ lực để vượt qua.

Tháng 8/2023, Linh tốt nghiệp đại học. Cầm tấm bằng khá trên tay, quay trở lại công ty, lúc này chàng tân cử nhân ngớ người khi vị trí công việc trước kia giờ đã thuộc về của người khác. Công ty giải thích do đợi quá lâu nên phải tìm người khác thay thế.

“Em cảm thấy buồn vì bản thân không cố gắng học xuyên suốt 4 năm mà lại bảo lưu một năm chỉ vì ham đi làm. Nếu ngày trước cố gắng nỗ lực đi học và chỉ làm một vài công việc đơn giản phù hợp với kiến thức thì giờ em cũng đã ra trường sớm hơn một năm, cơ hội cũng đã khác”, nam sinh bày tỏ.

Thầy Phạm Thái Sơn, giảng viên Đại học Công thương TP.HCM nhận định, hiện sinh viên đi làm thêm khá phổ biến, nhiều bạn gia đình giàu có vẫn đi làm thêm để học tập kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên làm thêm để trang trải cuộc sống.

Theo thầy, làm thêm với thời gian vừa phải là tốt, vừa đem lại kinh nghiệm, tài chính, vừa cho sinh viên thử nghiệm những kiến thức đã học ở nhà trường. Tuy nhiên, nếu các em sa đà vào việc làm thêm sẽ phải đánh đổi thời gian, công sức của mình. Đáng lo guồng quay đi làm khiến các bạn mệt mỏi hơn, quá tải, lúc đó việc học sẽ giảm sút.

Dẫn chứng về một sinh viên tại Đại học Công thương TP.HCM, thầy Sơn nói, năm 2018, 2019 bất động sản phát triển mạnh, Đăng say mê với công việc này vì mức thu nhập cao và quyết định bỏ học, mặc cho các thầy cô khuyên ngăn. Hiện Đăng cảm thấy hối hận nhưng không kịp.

“Tôi khuyến khích sinh viên nên đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức xã hội, nhưng đừng để sa đà quá vào việc làm thêm. Các em cứ nói là người này người kia bỏ học mà vẫn thành công, nhưng thực tế là rất ít người bỏ học đại học mà thành công”, thầy Sơn nói.

Khánh Sơn



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Giải đáp việc không giỏi toán, có nên chọn ngành công nghệ thông tin

Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ...

Không biết gì về máy tính có học được ngành Công nghệ thông tin?

Ngành Công nghệ thông tin không chỉ đòi hỏi sinh viên khả năng tư duy và logic mà còn yêu cầu sinh viên có năng lực nhất định về ngoại ngữ. Vậy những thí sinh không biết gì về máy tính có theo học được ngành Công nghệ thông tin không? Yêu cầu của ngành Công nghệ thông tin?Ngành Công nghệ thông tin đang được xếp vào một trong những ngành nghề hot có mức thu nhập cao. Nếu...

Top 5 vị trí việc làm trong ngành công nghệ thông tin không cần kỹ năng code

Nhu cầu mở rộng về sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi nhiều công ty công nghệ phải tăng cường tuyển dụng nhân sự vào các mảng khác nhau. Đây là tin vui cho những ai mong muốn được làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng không có chuyên môn cao về code hay lập trình. Dưới đây là 5 vị trí việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin dành cho những người không...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.Ngày 12/1/2024, Đoàn kiểm tra Công an tỉnh Phú Yên đã...

Học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Lãnh đạo trường THCS xã An Thượng cho biết, nữ sinh bị hành hung tại khu cánh đồng gần Trạm Y tế xã An Thượng (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) là em D. đang học lớp 7 tại trường.Vị lãnh đạo thông tin, trước đó, D. có xích mích với P., một nữ sinh lớp. Biết cháu xảy ra mâu thuẫn với bạn, chú của P. đã hành hung D.Thời điểm bị hành hung, D. chỉ biết...

Ăn trứng liên tục có tốt?

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện dinh dưỡng quốc gia, trứng là thực phẩm lành mạnh, giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu. Trong trứng còn chứa nhiều lecithin - chất béo tốt có khả năng điều hòa lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày.Lòng trắng trứng không chứa chất béo, giàu khoáng chất dinh dưỡng như niacin, kali, riboflavin...

Bài đọc nhiều

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Cùng chuyên mục

Nhiều cơ hội cho sinh viên làm việc tại tổ chức phi chính phủ

Ngày 25-3, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO), các đại học trong và ngoài nước đã có mặt tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đưa ra nhiều góc nhìn xây dựng nguồn nhân lực trẻ ngành công tác xã hội. Từ năm 2016, ngày 25-3 được Thủ tướng...

Đề thi văn học sinh giỏi ở Quảng Nam bị cộng đồng mạng chê ‘rối rắm’, Sở Giáo dục nói gì?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Thái Viết Tường - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam - cho hay sẽ cho kiểm tra rồi trao đổi lại.Trong khi đó ông Lê Văn Hiệp - chuyên viên phòng giáo dục trung học, cán bộ phụ trách môn văn của Sở Giáo dục và Đào tạo - nói...

Hà Nội khảo sát thi tốt nghiệp THPT 101.000 học sinh lớp 12

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố trong hai ngày 5 và 6-4.Có khoảng 101.000 học sinh lớp 12 năm học 2023 - 2024 đang học tập tại các trường THPT, trung tâm giáo...

Học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Lãnh đạo trường THCS xã An Thượng cho biết, nữ sinh bị hành hung tại khu cánh đồng gần Trạm Y tế xã An Thượng (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) là em D. đang học lớp 7 tại trường.Vị lãnh đạo thông tin, trước đó, D. có xích mích với P., một nữ sinh lớp. Biết cháu xảy ra mâu thuẫn với bạn, chú của P. đã hành hung D.Thời điểm bị hành hung, D. chỉ biết...

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Mới nhất

Hàng chục ngôi nhà cổng vòm nằm trong ngách dài chưa tới 100m ở Hà Nội

(Dân trí) - Khoảng 20 căn nhà nằm kế sát nhau đều thiết kế cổng vòm bằng gỗ hoặc sắt, sơn màu nâu trầm trong ngách 5/1 phố Từ Hoa (Hà Nội) dài chưa tới 100m. Ngách 5/1 phố Từ Hoa (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) có chiều rộng khoảng 2m, chiều dài chưa tới 100m, nổi bật...

Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội kết quả rà soát hệ thống VBQPPL tại kỳ họp thứ 7

Chiều 22/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp...

Những bức tranh ở mộ tể tướng thời Đường

Bức nam, nữ ca múa, chơi nhạc, được đặt tên là "Nhạc vũ đồ". Theo The Paper ngày 23/3, sau 10 năm khôi phục, Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây lần đầu triển lãm các tranh tường ở khu mộ Hàn Hưu (673-740), tể tướng thời vua Đường Huyền Tông. Khu mộ được phát hiện năm 2010, khi...

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì phiên họp đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp Bộ Quốc phòng

(Bqp.vn) - Chiều 21/3, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học cấp Bộ Quốc phòng tổ chức Phiên họp đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực tham mưu về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân của đội ngũ cán bộ chiến dịch, chiến lược QĐND Việt Nam thời kỳ...

Nhiều cơ hội cho sinh viên làm việc tại tổ chức phi chính phủ

Ngày 25-3, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO), các đại học trong và ngoài nước đã có mặt tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đưa ra nhiều...

Mới nhất