Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hoạt động quản lý...

Nhiều vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hoạt động quản lý giảng viên


Ông Phạm Ngọc Thưởng - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - dự tọa đàm

Ông Phạm Ngọc Thưởng – thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – dự tọa đàm “Pháp luật về nhà giáo của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” sáng nay 3-4 – Ảnh: NGUYỄN MẠNH

Nhiều phản ảnh cho rằng ‘vì không làm gì khác được nên đi làm giảng viên’ là do hiện chưa đặt ra các điều kiện để hành nghề giảng viên hay điều kiện tuyển dụng đối với chức danh nghề nghiệp này.

Nhận định trên được các chuyên gia nêu ra tại tọa đàm “Pháp luật về nhà giáo của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” do Đại học Quốc gia tổ chức sáng nay (3-4).

Bất cập do chưa đặt ra các điều kiện hành nghề, tuyển dụng giảng viên

Theo PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp – Trường đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), hiện nay đang có nhiều vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hoạt động quản lý giảng viên.

Bối cảnh pháp lý hiện nay ở Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế. Các quy định về việc xếp lương, giờ làm việc nằm trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Tình trạng manh mún này tạo ra nhiều khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn.

Xét về bản chất, quy định hiện tại chưa đặt ra các điều kiện để hành nghề giảng viên hay điều kiện tuyển dụng đầu vào đối với chức danh nghề nghiệp này. Điều này tạo ra tình trạng áp dụng theo nhu cầu, có nghĩa là việc tuyển dụng với các điều kiện khác nhau tùy thuộc vào cơ sở giáo dục đại học.

Thực trạng này chính là nguyên nhân mà trong thời gian qua nhiều phản ảnh cho rằng “vì không làm gì khác được thì nên đi làm giảng viên”.

Bà Diệp cho rằng: “Cần trao quyền cấp chứng chỉ hành nghề thông qua đánh giá chuyên môn của một chủ thể thích hợp và chỉ những người được cấp chứng chỉ hành nghề giảng viên mới có quyền ứng tuyển vào vị trí giảng viên tại bất kỳ cơ sở giáo dục đại học nào, dù là công hay tư. Từ đó đảm bảo mặt bằng về chất lượng kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp cho giảng viên”.

Cũng theo bà Diệp, quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp hiện nay chưa phân biệt ngạch viên chức là trợ giảng và ngạch viên chức là giảng viên.

Nói cách khác, các quy định này dẫn đến hiện tượng một giảng viên hạng 3 đi làm trợ giảng cho một giảng viên hạng 3 khác, tức là thực tế đang xem trợ giảng không phải là một ngạch viên chức mà là một công việc phát sinh tạm thời tại một thời điểm, cho một môn học/lớp học cụ thể nào đó.

“Từ thực tiễn này, cần xem trợ giảng là một ngạch viên chức và chỉ những người được tuyển dụng vào dưới ngạch này mới được thực hiện hoạt động trợ giảng”, bà Diệp kiến nghị.

Áp dụng chính sách cho nhà giáo gặp nhiều khó khăn do pháp luật chưa đồng bộ

TS Thái Thị Tuyết Dung phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: PHƯƠNG LAN

TS Thái Thị Tuyết Dung phát biểu tại tọa đàm – Ảnh: PHƯƠNG LAN

TS Thái Thị Tuyết Dung – phó trưởng ban phụ trách ban thanh tra – pháp chế Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng chính vì hệ thống pháp luật về nhà giáo còn tản mạn, một số văn bản quản lý chưa thực sự đồng bộ, chưa rõ và thiếu sự thống nhất dẫn đến việc áp dụng chính sách cho nhà giáo gặp nhiều khó khăn.

Việc áp dụng hệ thống thang bảng lương hiện hành chưa theo vị trí việc làm và tính chất mức độ phức tạp của công việc (ví dụ, giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học ở cùng một hạng có chung một bảng lương), mức lương cơ sở còn thấp.

Hơn nữa, vấn đề cải cách chính sách tiền lương mới dự kiến sẽ áp dụng một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo (cũng không có bảng lương riêng cho nhà giáo); đồng thời bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề nhà giáo, điều này chắc chắn dẫn đến khó khăn trong việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.

“Ngoài ra việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo và bồi dưỡng viên chức vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc trên thực tế”, bà Dung nhận định.

Cần thiết phải xây dựng Luật Nhà giáo

Theo lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM, thực tế hiện nay đòi hỏi phải có luật riêng để điều chỉnh về vị thế của nhà giáo.

Thứ nhất, hiện nay có nhiều văn bản pháp lý cùng quy định về nhà giáo, các văn bản này chưa có tính hệ thống, thậm chí còn chồng chéo nhau, như Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Viên chức sửa đổi bổ sung 2019, Bộ luật Lao động năm 2019…

Thứ hai, có thể thấy rằng phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh có tính đặc thù mà các văn bản quy phạm pháp luật khác chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa hoàn thiện. Thông qua vấn đề này thì đây là lý do để xây dựng một đạo luật riêng biệt về nhà giáo.

Thứ ba, trong bối cảnh phát huy quyền tự chủ giáo dục, với nhiều áp lực do yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với nhà giáo thì vị thế của nhà giáo, sự tự chủ của nhà giáo trong thực hiện chương trình, quản lý và giáo dục học sinh – sinh viên, trong thực hiện các hoạt động chuyên môn cần tiếp tục được luật hóa để tạo điều kiện cho nhà giáo phát huy năng lực, thực hiện nhiệm vụ. Điều này đặt ra yêu cầu phải có một luật riêng để điều chỉnh về vị thế của nhà giáo.



Nguồn

Cùng chủ đề

‘Không làm gì khác được nên làm giảng viên’ là do chưa đặt ra điều kiện hành nghề

TS Thái Thị Tuyết Dung - phó trưởng ban phụ trách ban thanh tra - pháp chế Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng chính vì hệ thống pháp luật về nhà giáo còn tản mạn, một số văn bản quản lý chưa thực sự đồng bộ, chưa rõ và thiếu sự thống nhất dẫn đến việc áp dụng chính sách cho...

Nam sinh 12 tuổi đỗ đại học, 12 năm sau thành giảng viên dạy Toán

Cung Dân xuất thân trong gia đình nông thôn ở Hồ Bắc (Trung Quốc) năm 1997. Chưa đầy 1 tuổi, bố mẹ ly hôn nên anh sống cùng ông bà ngoại. Có ông là giảng viên Vật lý, bà là giáo viên Toán trung học, nên anh được tiếp xúc với học hành sớm hơn bạn bè đồng trang lứa.  Lên 1 tuổi, ông bà bắt đầu dạy anh đếm số và đọc chữ. 2 tuổi, Cung Dân biết...

Giả danh giảng viên, lừa tiền thí sinh thi năng khiếu

Ngày 26-3, đại diện Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế) cho biết đã gửi thông tin tố giác tội phạm lên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, để làm rõ việc có người giả danh giảng viên của trường để lừa tiền học sinh.Theo thông tin ban đầu, trước đó Trường đại học Sư phạm Huế ra thông báo về...

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Về Tây Ninh săn mũ mây và tránh nóng

Khu du lịch cũng cho biết, để tạo điều kiện cho rất đông du khách mong muốn được tận mắt chứng kiến các hiện tượng mây kỳ thú trên nóc nhà Nam bộ, giá vé cáp treo...

Sáng tỏ lịch sử hình thành và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam

Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các chuyên gia về lịch sử, khảo cổ, văn hóa, chuyên gia tín ngưỡng và tôn giáo xoay quanh hai chủ đề lớn, cũng là hai phần của cuốn sách. Đó là chủ đề "Lịch sử và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" và "Bảo tồn và phát...

5 kỹ năng tuổi 20 làm chủ bản thân và kiểm soát cảm xúc

Cuốn sách yêu thích nhất của tôi là Sức mạnh của tập trung, tác giả Jack Canfield, Mark Victor Hansen và Les Hewitt. Cuốn sách cung cấp các chiến lược và kỹ năng cần thiết để tập trung vào những việc quan trọng nhất. Trong một thế giới phức tạp và nhiều cám dỗ, khả năng tập trung vào mục tiêu và...

Tin tức giải trí 3-4: Hình tràn trên web cá độ, Jack vẫn khẳng định không liên quan

TKO Concert là chuỗi các hoạt động âm nhạc của các nghệ sĩ tên tuổi. Gần nhất sẽ là Concert Hương - Live in Tokyo của ca sĩ Văn Mai Hương cùng Hoàng Dũng, Lâm Bảo Ngọc…diễn ra vào ngày 20-4.Đến ngày 27-9 sẽ là buổi diễn của ca sĩ Bằng Kiều tại Tokyo với hai khách mời đặc biệt. Bên cạnh...

Nghệ An sẽ có tượng Lênin bằng đồng nặng 4,5 tấn

Ngày 3-4, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An cho biết nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh của V.I.Lênin, tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk (Nga) sẽ tổ chức lễ khánh thành công trình tượng Lênin tại TP Vinh vào giữa tháng 4-2024.Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và thỏa thuận giữa...

Bài đọc nhiều

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Quy định về tạm trú, tạm vắng mới nhất 2023

Tổng hợp các thắc mắc thường gặp về tạm trú, tạm vắng mới nhất 2023.

Điểm chuẩn học bạ ĐH Sư phạm Hà Nội cao nhất 29,8

Ngành Sư phạm Toán học (dạy Toán bằng tiếng Anh) lấy điểm chuẩn học bạ 29,8/30, cao nhất trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cuối tuần qua công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT. Điểm chuẩn theo phương thức này dao động 20,5-29,8. Ngành Sư phạm Toán học (dạy Toán bằng Tiếng Anh) cao nhất, ngành Hỗ trợ giáo dục người...

Ngôi sao Toán học Trung Quốc rời Mỹ về nước

Sun Song, tài năng Toán học người Trung Quốc về nước sau hơn 10 năm làm việc ở Mỹ, trong kế hoạch xây dựng một trung tâm Toán học đẳng cấp thế giới của nước này. Đại học Chiết Giang ngày 2/1 thông báo Sun Song, 36 tuổi, sẽ trở thành giáo sư cơ hữu tại Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (IASM) của trường. Trước đó, Sun là giáo sư khoa Toán của Đại học California, Berkeley,...

Điểm chuẩn học bạ Đại học Kinh tế Tài chính TP HCM UEF năm 2024

Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF) là 18, bằng với sàn xét tuyển. Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM hôm 1/4 công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm học bạ đợt đầu tiên ở 36 ngành đào tạo.18 là điểm chuẩn chung cho tất cả ngành, xét theo tổ hợp 3 môn lớp 12 hoặc tổng điểm trung bình 3...

Cùng chuyên mục

Khi nào học sinh Hà Nội được nghỉ hè?

Theo khung kế hoạch năm học 2023 - 2024 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, cấp mầm non, phổ thông sẽ kết thúc chương trình học kỳ 2 trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5. Như vậy, học sinh bậc mầm non và phổ thông trên địa bàn Thủ đô sẽ nghỉ hè từ ngày 1/6. Học sinh khối 9 sẽ tiếp tục ôn tập và tham gia kỳ thi vào lớp 10...

‘Không làm gì khác được nên làm giảng viên’ là do chưa đặt ra điều kiện hành nghề

TS Thái Thị Tuyết Dung - phó trưởng ban phụ trách ban thanh tra - pháp chế Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng chính vì hệ thống pháp luật về nhà giáo còn tản mạn, một số văn bản quản lý chưa thực sự đồng bộ, chưa rõ và thiếu sự thống nhất dẫn đến việc áp dụng chính sách cho...

Tách trường cấp 2 công lập lớn nhất Hà Nội

THCS Giảng Võ, trường cấp 2 công lập có quy mô lớn nhất Hà Nội, sẽ được tách làm hai, trong đó một trường dự kiến theo mô hình chất lượng cao. Theo kế hoạch công bố hôm nay của phường Giảng Võ và quận Ba Đình, trường THCS Giảng Võ (số 1 Trần Huy Liệu) sẽ được tách thành trường Giảng Võ và Giảng Võ 2. Hai trường vẫn nằm tại địa chỉ cũ nhưng chia đôi diện...

Lịch nghỉ hè của học sinh cả nước năm 2024

Dưới đây là lịch kết thúc năm học và nghỉ hè của học sinh tại 63 tỉnh, thành phố:STTĐịa phươngLịch kết thúc năm họcLịch nghỉ hè1An GiangTrước 31/51/62Bà Rịa - Vũng TàuMầm non, tiểu học: từ 23 - 25/5Còn lại: từ 25 - 28/5Mầm non, tiểu học: từ 26/5Còn lại: từ 29/53Bình ThuậnMầm non, THCS, THPT: trước 30/5Tiểu học: trước 31/51/64Cà MauChậm nhất 30/51/65Bắc GiangTrước 31/51/66Bắc KạnTrước  31/51/67Bạc LiêuTrước 31/51/68Bắc NinhTrước 31/51/69Bến Tre Trước 31/51/610Bình ĐịnhTrước 31/51/611Bình DươngTrước 31/51/612Bình...

Mới nhất

Điện Biên phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch

Với nhiều tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển du lịch, Điện Biên đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc và cả nước, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, Điện Biên vẫn đang vướng những điểm nghẽn lớn khiến những tiềm...

Một tiểu đội của ta diệt trên 100 địch

7 giờ tối, lựu đạn gần hết. Thưởng chạy về phía sau báo cáo. Đồng chí chính trị viên đại đội nói: “Các đồng chí hãy giữ vững trận địa. Đơn vị bạn sẽ mang lựu đạn đến tiếp viện sau”. Giặc xông ra 5 lần nữa, có lần chúng bò lên trên bãi 20 tên. Nhưng giặc càng đông,...

Một hộ dân đòi bồi thường 167 tỷ

Báo Tiền phong đưa tin, tại buổi cung cấp thông tin báo chí quý I/2024 vào chiều 3/4, ông Mã Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình thông tin về sự cố rơi cánh quạt của Nhà máy điện gió Hòa Bình 5 và công tác chỉ đạo của huyện trong việc kiểm tra, thống...

Điện Biên: Hơn 100 tay đua xe đạp bắt đầu chặng tranh tài tại Giải đua xe đạp Cúp Truyền hình TP. Hồ Chí...

Baoquocte.vn. Giải đua đầy ý nghĩa khi chặng đầu được xuất phát từ thành phố Điện Biên Phủ và kết thúc chặng cuối tại TP. Hồ Chí Minh, thể hiện đúng với chủ đề ‘Non sông liền một dải’.   Cuộc đua xe đạp năm nay với chủ đề “Non sông liền một dải’, bắt đầu chặng đầu tiên tại TP. Điện...

Lần đầu tiên Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican thăm Việt Nam

Đây là chuyến thăm đầu tiên cấp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh Vatican đến Việt Nam. Dự kiến Tổng Giám mục Gallagher sẽ hội kiến với lãnh đạo cấp cao Việt Nam, gặp Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và chào lãnh đạo Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ. Ngoài ra, Đức Tổng Giám mục Gallagher...

Mới nhất