Trang chủKinh tếNông nghiệpNhộn nhịp cho vay lúa gạo

Nhộn nhịp cho vay lúa gạo

Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg, hệ thống TCTD tại hầu hết các địa phương có vùng lúa nguyên liệu lớn như Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang… đều thúc đẩy rất mạnh hoạt động giải ngân cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu lúa gạo.

Gỡ khó vốn lưu động

Theo thống kê của NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, tính đến cuối tháng 2/2024, tổng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực lúa gạo trên địa bàn tỉnh này đạt 13.622 tỷ đồng, tăng gần 1,8% so với cuối năm 2023. Trong đó, các ngân hàng như: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank và MB đều có dư nợ cho vay lúa gạo hàng trăm tỷ đồng.

Trong khi đó theo thông tin từ Sở Công Thương TP. Cần Thơ, vừa qua trên địa bàn các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo chậm thanh toán tiền mua lúa theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân và hợp tác xã. Nguyên nhân là do dòng tiền của doanh nghiệp chưa quay vòng kịp (vì đợi đối tác thanh toán và hoàn tất các thủ tục giải ngân vốn vay từ các ngân hàng).

Nhộn nhịp cho vay lúa gạo
Nhiều tỉnh, thành phía Nam đang thu hoạch lúa chính vụ Đông Xuân 2023-2024

Trước kiến nghị của nhiều nông dân và hợp tác xã, Sở Công Thương TP. Cần Thơ đã tổ chức buổi họp với các doanh nghiệp lúa gạo và một số NHTM trên địa bàn nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn. Tại đây, các NHTM như Agribank, HDBank, VietBank đã có nhiều trao đổi, chia sẻ với doanh nghiệp; nhiều khúc mắc đã được hoá giải và ngân hàng rất tích cực hỗ trợ doanh nghiệp về nhu cầu vay vốn để thanh toán tiền mua lúa vụ đông xuân 2023-2024.

Ông Đặng Anh Tài, Giám đốc HDBank chi nhánh Cần Thơ cho biết, ngân hàng này đã làm việc với Công ty TNHH Thiện Phát (là một trong những doanh nghiệp lúa gạo lớn nhất tại Cần Thơ) để xem xét cấp hạn mức tín dụng, hỗ trợ vốn lưu động giúp doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu cho vùng nguyên liệu gần 28.000 hecta. Ở quy mô toàn vùng, từ đầu tháng 3/2024, HDBank cũng đã cấp hạn mức tín dụng 5.000 tỷ đồng cho Tập đoàn Lộc Trời để phân bổ cho các doanh nghiệp thành viên. Từ đó, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp thúc đẩy thu mua lúa gạo trong dân khi vào vụ thu hoạch rộ.

Không chỉ HDBank, hiện nay thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg, hệ thống TCTD tại hầu hết các địa phương có vùng lúa nguyên liệu lớn như Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang… đều thúc đẩy rất mạnh hoạt động giải ngân cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu lúa gạo. Theo thống kê của NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, tính đến cuối tháng 2/2024, tổng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực lúa gạo trên địa bàn tỉnh này đạt 13.622 tỷ đồng, tăng gần 1,8% so với cuối năm 2023. Trong đó, các ngân hàng như: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank và MB đều có dư nợ cho vay lúa gạo hàng trăm tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Đậm, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Tiền Giang cho biết, đến hết tháng 2, dư nợ cho vay ngành gạo tại địa phương này đã đạt mức trên 11.600 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cuối năm ngoái. Hiện NHNN địa phương đã chỉ đạo các NHTM chủ động tập trung nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng nhằm tăng cường cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền đối với các mô hình chuỗi liên kết lúa, gạo.

Tại An Giang, đến cuối tháng 2/2024 dư nợ cho vay phục vụ sản xuất, thu mua xuất khẩu lúa gạo tăng 6,58% so với cuối năm 2023, đạt 16.625 tỷ đồng. Trong khi đó, tại Long An dư nợ cho vay lĩnh vực lúa gạo đạt mức gần 20.400 tỷ đồng, thuốc nhóm các lĩnh vực được hệ thống ngân hàng cho vay nhiều nhất trong hai tháng vừa qua.

Ký quỹ để ràng buộc chuỗi liên kết

Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo, hiện nay nhu cầu vốn lưu động để thu mua lúa gạo nguyên liệu của các doanh nghiệp là rất lớn. Mặt bằng lãi suất cho vay đối với lĩnh vực lúa gạo của các ngân hàng đang khá ổn định và chấp nhận được. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có tỷ lệ nợ vay tín dụng đều ở mức khá cao. Vì thế, các ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc mở thêm hạn mức cho vay, nếu các doanh nghiệp không còn tài sản đảm bảo.

Để dòng vốn tín dụng của các ngân hàng có thể tài trợ kịp thời, đều đặn và có tính mùa vụ đối với lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu lúa gạo, ông Ngô Hữu Phát, Giám đốc Công ty Thiện Phát cho rằng, các sở, ngành địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng và chuẩn hóa các chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ lúa gạo để gia tăng nguồn vốn tín dụng tài trợ theo nhu cầu vốn từng giai đoạn. Mặc dù hiện nay nhiều doanh nghiệp đã tạo dựng các vùng nguyên liệu liên kết quy mô khá lớn nhưng tình trạng “bẻ kèo” vẫn thường xuyên xảy ra cả ở phía nông dân và doanh nghiệp khi giá lúa gạo có sự biến động. Theo đó, doanh nghiệp cam kết bao tiêu và chấp nhận điều chỉnh giá mua lúa gạo phù hợp với biến động giá trên thị trường. Tuy nhiên về lâu dài cần có những chế tài chặt chẽ hơn để ràng buộc các chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo.

Đồng quan điểm, ông Lê Phát Long, Giám đốc Công ty TNHH lương thực Phát Tài cho rằng, hiện nay hiện tượng thương lái bỏ cọc không thu mua lúa của người dân khi giá lên quá cao cũng xảy ra khá phổ biến. Vì thế, ngành Công thương các địa phương cần rà soát và quản lý đội ngũ thương lái. Nếu tổ chức được thì hỗ trợ kết nối những thương nhân này vào các mô hình chuỗi giá trị của các doanh nghiệp để họ được hưởng các ưu đãi như vay vốn, tạm ứng vốn thu mua lúa gạo theo hợp đồng và cam kết không bỏ cọc, tranh mua tranh bán.

Đối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, theo ông Long khi xây dựng các chuỗi liên kết vùng nguyên liệu nên đặt ra giải pháp ràng buộc cụ thể. Chẳng hạn cả phía doanh nghiệp và người nông dân đều phải ký quỹ tại ngân hàng tham gia tài trợ vốn nhằm đảm bảo thực hiện cam kết giữa hai bên. “Nông dân, hợp tác xã muốn chốt giá bán đầu vụ, giữa vụ hay trước thu hoạch 10 ngày đều được, nhưng bắt buộc phải ký quỹ tại ngân hàng. Tiền ký quỹ này sẽ thuộc về bên kia nếu bên còn lại không thực hiện đúng cam kết”, ông Long đề xuất.





Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Bài đọc nhiều

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Cùng chuyên mục

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Phát triển nông nghiệp thuận thiên không có nghĩa là không làm gì

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên diễn hôm 21/3/2024. ĐBSCL của Việt Nam có thể nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ nếu không có các hành động trên toàn lưu vực sông. ...

Xuất khẩu rau quả tăng “đột phá”

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả có mức tăng trưởng đột phá kể từ đầu năm đến nay. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2024, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,03 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I Nhu cầu rau quả tại...

Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I

Quý I/2024 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt gần 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả kỳ vọng bứt phá ...

Quy hoạch thủy lợi góp phần quan trọng vào phát triển bền vững của Việt Nam

Thủy lợi là một trong những hạ tầng quan trọng của quốc gia, không chỉ để phát triển kinh tế - xã hội, mà có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam. Công bố quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày...

Mới nhất

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...
14:02:20

Ngây ngất trước non nước như tiên cảnh của Tràng An – Ninh Bình

Nếu có dịp đi du lịch Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá khu du lịch Tràng An - nơi được mệnh danh là tiên cảnh chốn nhân gian. Laodong.vn Nguồn

Chuyên gia chỉ cách ăn an toàn

Lòng lợn là món ăn dân dã nhưng lại được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Lòng...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế...

Chân dung nhà lãnh đạo trẻ về kinh tế tham gia Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn năm nay sẽ xoay quanh chủ đề bao quát "Việt Nam phát triển mạnh trong sự thay đổi", tập trung vào ba câu hỏi chính: Thứ nhất, phương tiện để đoàn kết nguồn lực để đánh thức tiềm năng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng. Thứ hai là làm thế nào để nâng cao vị...

Mới nhất