Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNhững thách thức trong công cuộc thám hiểm đại dương sâu 

Những thách thức trong công cuộc thám hiểm đại dương sâu 


Với áp suất cực cao, môi trường tối tăm và lạnh giá, việc lặn xuống biển sâu được cho là còn khó hơn du hành vũ trụ.





Tàu lặn Titan trong phóng sự của CBS năm ngoái. Ảnh: CBS

Tàu lặn Titan trong phóng sự của CBS năm ngoái. Ảnh: CBS

Titan, tàu lặn chở 5 người tham quan xác Titanic mất liên lạc ở Đại Tây Dương hôm 18/6, là một phần trong những hoạt động cho phép du khách trả tiền để khám phá đại dương sâu – một hoạt động chỉ mới phát triển gần đây, CNN hôm 21/6 đưa tin

Dù con người đã khám phá bề mặt đại dương hàng chục nghìn năm, chỉ khoảng 20% diện tích đáy biển được lập bản đồ, theo số liệu năm 2022 của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Các nhà nghiên cứu thường nói, du hành vũ trụ còn dễ hơn lặn xuống đáy biển. Có 12 phi hành gia hoạt động trên Mặt Trăng trong tổng cộng 300 giờ, nhưng chỉ có 3 người xuống tới vực thẳm Challenger, điểm sâu nhất dưới đáy biển của Trái Đất, và thám hiểm trong khoảng 3 giờ, theo Viện Hải dương học Woods Hole. “Thực tế, chúng ta có bản đồ về Mặt Trăng và sao Hỏa còn tốt hơn bản đồ về hành tinh xanh”, tiến sĩ Gene Feldman, nhà hải dương học tại NASA, cho biết.

Việc thám hiểm biển sâu của con người bị hạn chế như vậy vì lặn xuống đại dương đồng nghĩa với bước vào một nơi có áp suất cực lớn, rủi ro cao. Môi trường tối tăm gần như không nhìn thấy gì và nhiệt độ cũng đặc biệt lạnh.

Lịch sử khám phá đại dương sâu

Chiếc tàu ngầm đầu tiên do kỹ sư Hà Lan Cornelis Drebbel chế tạo vào năm 1620, nhưng chỉ xuống tới vùng nước nông. Gần 300 năm sau, công nghệ sonar (định vị bằng sóng âm) mới bắt đầu cung cấp cho các nhà khoa học bức tranh rõ ràng hơn về đáy đại dương.

Một bước tiến quan trọng xảy ra vào năm 1960 với chuyến lặn lịch sử của tàu Trieste xuống vực thẳm Challenger, ở độ sâu khoảng 11.000 m dưới Thái Bình Dương. Từ đó đến nay, chỉ có một số ít nhiệm vụ xuống tới độ sâu như vậy và những chuyến đi này cực kỳ nguy hiểm, Feldman nói.

Theo NOAA, cứ 10 m xuống dưới bề mặt đại dương, áp suất sẽ tăng thêm 1 atm. Atm là đơn vị đo áp suất, tương đương 14,7 pound (6,4 kg) trên 1 inch vuông (6.5 cm2). Điều này đồng nghĩa, tàu xuống vực thẳm Challenger có thể chịu áp suất tương đương 50 máy bay Boeing 747 đồ sộ.

Với áp lực này, chỉ một khiếm khuyết cấu trúc nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến thảm họa. Trong chuyến lặn bằng tàu Trieste năm 1960, các hành khách Jacques Piccard và Don Walsh đã vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy những sinh vật sống.





Nhà thám hiểm kiêm nhà vật lý Auguste Piccard mặc áo phao khi chui ra từ tàu Trieste sau chuyến lặn kỷ lục xuống sâu 3.150 m ngày 3/10/1953, ngoài khơi bờ biển phía tây Italy. Ảnh:

Nhà thám hiểm kiêm nhà vật lý Auguste Piccard mặc áo phao khi chui ra từ tàu Trieste sau chuyến lặn kỷ lục xuống sâu 3.150 m ngày 3/10/1953, ngoài khơi bờ biển phía tây Italy. Ảnh: Keystone/Hulton Archive

Khó khăn lớn khi lập bản đồ đáy đại dương

Con người mới chỉ nhìn thấy tận mắt một tỷ lệ rất nhỏ phần đáy, thậm chí phần giữa, của đại dương. Và cũng chỉ có một phần rất nhỏ đáy đại dương được lập bản đồ, theo Feldman. Một nguyên nhân quan trọng là chi phí. Tàu trang bị công nghệ sonar có thể đội chi phí lên rất cao. Feldman cho biết, chỉ riêng tiền nhiên liệu cũng có thể lên tới 40.000 USD mỗi ngày.

Trong kho kiến thức về biển sâu vẫn còn những lỗ hổng lớn. Trong số 2,2 triệu loài được cho là tồn tại trong các đại dương trên Trái Đất, chỉ có 240.000 loài đã được mô tả khoa học, theo dự án Ocean Census. Tuy nhiên, không thể biết chắc chắn có bao nhiêu sinh vật biển tồn tại, Feldman nhận định.

Các tiến bộ công nghệ giúp con người không cần trực tiếp xuống biển sâu để thám hiểm. Robot biển sâu, chụp ảnh độ phân giải cao dưới nước, học máy và giải trình tự ADN trong nước biển sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ và quy mô phát hiện những dạng sống mới.

“Chúng tôi có bản đồ bề mặt Mặt Trăng còn tốt hơn đáy biển vì nước biển cản trở radar và các phương pháp khác vốn dùng để lập bản đồ trên cạn. Tuy nhiên, 150 năm hải dương học hiện đại đã giúp chúng tôi hiểu hơn về nhiều khía cạnh của đại dương, ví dụ như sự sống ở đó, thành phần hóa học và vai trò trong hệ thống Trái Đất”, nhà sinh thái biển Alex Rogers, giáo sư tại Đại học Oxford ở Anh, cho biết.





Con người thám hiểm đại dương sâu  - 2

Đáy biển phủ đầy nốt mangan trong chuyến thám hiểm do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và các đối tác tổ chức năm 2019. Ảnh: NOAA

Thám hiểm đại dương sâu mang lại những gì?

“Lập bản đồ đại dương giúp chúng ta hiểu hình dạng đáy biển ảnh hưởng thế nào đến các dòng hải lưu và nơi sinh vật biển xuất hiện. Việc này cũng giúp chúng tôi hiểu được các nguy cơ địa chấn. Đó là khoa học nền tảng và có tầm quan trọng rất lớn với nhân loại”, Rogers nói thêm.

Đại dương rất giàu các loại hợp chất và việc khám phá khu vực này mang lại nhiều đột phá trong lĩnh vực y sinh học. Loại thuốc đầu tiên có nguồn gốc từ biển, Cytarabine, được phê duyệt vào năm 1969 để điều trị bệnh bạch cầu. Các chuyên gia chiết xuất loại thuốc này từ bọt biển. Nghiên cứu về các hợp chất có hoạt tính sinh học trong nọc độc của ốc nón giúp phát triển loại thuốc giảm đau mạnh ziconotide.

Theo giới nghiên cứu, đại dương và các sinh vật sống ở đó có thể cung cấp câu trả lời cho những thách thức y học lớn, ví dụ như tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, nghiên cứu biển cũng có thể cho biết sự sống đã tiến hóa như thế nào.

Thu Thảo (Theo CNN)




Source link

Cùng chủ đề

Tái tạo san hô từ âm thanh của sự sống

Các nhà khoa học tại Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ) đã tìm ra cách giúp tái tạo các rạn san hô khi phát đi những âm thanh ghi lại từ một rạn san hô khỏe mạnh để thu hút những ấu trùng san hô đến định cư trên rạn san hô đang bị thoái hóa. Tác giả chính của nghiên cứu, Nadege Aoki (ảnh, trái) cho biết, một rạn...

Siêu vật liệu có thể thay đổi hình dạng

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Jiyun Kim thuộc khoa Khoa học và Kỹ thuật vật liệu tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) cho biết lấy cảm hứng từ bạch tuộc, nhóm nhà khoa học Hàn Quốc đã tạo ra “một hệ thống tổng hợp siêu vật liệu cho phép điều chỉnh tăng dần và đảo ngược các thông tin cơ học khác nhau, bằng cách dịch thông tin mẫu đã...

Cho đại dương ‘ăn’ – Tuổi Trẻ Online

Dự án do nhà đại dương học Lê Chiến - người sáng lập Trung tâm Cứu hộ sinh vật biển Sasa (Sasa Team) tại Đà Nẵng - khởi xướng và chọn Phú Quốc (Kiên Giang) làm nơi khởi điểm dự án với sự giúp sức đắc lực từ nhiều thành viên đang sinh sống tại đây.Điều dự án hướng đến là thay...

Nhà máy loại bỏ CO2 đại dương lớn nhất thế giới

SingaporeNhà máy Equatic-1 dự kiến sử dụng công nghệ điện phân để loại bỏ tới 10 tấn CO2 mỗi ngày khỏi nước biển và khí quyển. Mô phỏng nhà máy loại bỏ CO2 đại dương lớn nhất thế giới, dự kiến xây tại Singapore. Ảnh: Equatic Đại học California Los Angeles (UCLA) hợp tác với Cơ quan nước quốc gia Singapore và các cơ quan khác để xây dựng Equatic-1, nhà máy loại bỏ CO2 đại dương lớn nhất thế...

Colombia lên kế hoạch trục vớt kho báu 20 tỷ USD trên xác tàu đắm

Tàu San Jose thuộc sở hữu của hoàng gia Tây Ban Nha và bị hải quân Anh đánh chìm vào năm 1708 gần Cartagena ở Colombia. Chỉ có vài người trong số đoàn thủy thủ khoảng 600 người sống sót, theo AFP. Con tàu bị chìm khi đang chất đầy kho báu như ngọc lục bảo và khoảng 200 tấn đồng xu vàng từ Tân Thế giới để về địa phận của Vua Philip V của Tây Ban...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong lần đầu làm mẹ", người đẹp nói. Doãn Hải My và chồng trong bộ ảnh công bố tin vui, tung tối...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Rừng hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Pu Ta Leng

LAI CHÂU-Hoa đỗ quyên nhiều màu sắc đang nở rực rỡ trên đỉnh Pu Ta Leng, tạo nên khung cảnh "như cổ tích", thu hút khách trekking. Đỉnh Pu Ta Leng, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Pu Ta Leng cao 3.049 m, là đỉnh núi cao thứ ba đã được khám phá ở Việt Nam, sau Fansipan (3.143 m, Lào Cai) và Pu Si Lung (3.083 m, Lai...

Bài đọc nhiều

Nhà máy điện đi dộng ‘đóng gói’ hơn 240 tấm pin mặt trời

Startup Áo Solar Container trình làng hệ thống quang năng di động SolarCont chứa 240 tấm pin mặt trời xếp gọn thành khối hộp lớn tương đương container tiêu chuẩn. Nhà máy điện đi dộng 'đóng gói' hơn 240 tấm pin mặt trời Hệ thống pin mặt trời SolarCont. Video: Solar Container Hệ thống SolarCont có thể được vận chuyển đến bất cứ nơi nào trên thế giới và triển khai như một nhà máy điện độc lập với lưới...

“Chất lượng nước – Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”

 Sáng 22/03, tại Hà Nội, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc, Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam (VINALAB) phối hợp cùng Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị phân tích Nhật Bản (JAIMA, trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản) và Viện khoa học và công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) tổ chức Hội thảo “Chất lượng nước – Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát...

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về trí tuệ nhân tạo

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc lần đầu thông qua nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra. Nghị quyết do Mỹ bảo trợ được thông qua hôm 21/3 với sự đồng thuận của hơn 120 quốc gia thành viên mà không cần bỏ phiếu. Nghị quyết đặt mục tiêu thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật...

Vật thể xa nhất con người nhìn thấy là gì?

Với mắt thường, bầu trời đêm có hơn 9.000 điểm sáng, nhưng phần quan sát được này chỉ là một góc nhỏ của vũ trụ. Mô phỏng chớp sáng phun lên từ ngôi sao Proxima Centauri. Ảnh: NRAO/S. Dagnello Hệ sao khả kiến (nhìn thấy được) gần nhất là Alpha Centauri, cách Trái Đất khoảng 4,25 năm ánh sáng. Ngôi sao gần nhất trong hệ 3 ngôi sao này là Proxima Centauri, nhưng vì là sao lùn đỏ nên nó...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Cùng chuyên mục

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã khai thác 70.000 giờ

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực. Thông tin được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng...

Máy hát đĩa bỏ túi đầu tiên trên thế giới

Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone nhỏ gọn với đường kính 11,5 cm và độ dày 4,7 cm ra đời cách đây khoảng 100 năm, hoạt động không cần pin. Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone. Ảnh: Rare Historical Photos Những năm 1920, rất lâu trước khi các thiết bị hiện đại chiếm lĩnh cuộc sống thường nhật, một phát minh nhỏ tiện dụng đã mang âm nhạc đến túi của mọi người theo nghĩa đen. Phát minh xưa cũ...

VNPT và Vietnam Airlines triển khai chương trình hợp tác chiến lược, ra mắt ứng dụng VNA Discovery

Việc kết hợp cung cấp dịch vụ kết nối Internet trên tàu bay giữa Vietnam Airlines và VNPT sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng, nâng cao trải nghiệm khi hành khách được kết nối Internet trên tất các chuyến bay trong nước và quốc tế. Ngày 22-3, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết, triển khai chương trình hợp tác chiến lược giữa Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)...

Vật thể xa nhất con người nhìn thấy là gì?

Với mắt thường, bầu trời đêm có hơn 9.000 điểm sáng, nhưng phần quan sát được này chỉ là một góc nhỏ của vũ trụ. Mô phỏng chớp sáng phun lên từ ngôi sao Proxima Centauri. Ảnh: NRAO/S. Dagnello Hệ sao khả kiến (nhìn thấy được) gần nhất là Alpha Centauri, cách Trái Đất khoảng 4,25 năm ánh sáng. Ngôi sao gần nhất trong hệ 3 ngôi sao này là Proxima Centauri, nhưng vì là sao lùn đỏ nên nó...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất