Nơi ấy bình yên


Và mỗi năm, lại thêm con số, nối dài thêm hàng mộ… Có bao câu chuyện lịch sử riêng của từng liệt sĩ ấy, chưa ai biết, ngay cả những người mẹ khiến ai một lần nhìn bia mộ cũng dâng lên niềm thương cảm.

Những câu chuyện lịch sử riêng

Người lính già ngồi lặng im nhìn mấy đứa trẻ chạy chơi quanh các phần mộ liệt sĩ. Thật lạ, chúng không nghịch hàng hoa trang đỏ rực trên lối đi vào, không nhặt hoa sứ rơi trắng vài nơi, không tò mò mấy vạt sen đang nở bung cánh… trong khuôn viên Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh mà lại quấn quýt bên các mộ phần. Có vẻ chúng đã rất thân quen với nơi này, không e dè như thường thấy khi người ta đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. “Liệt sĩ… cháu gọi là ông, bởi là em của ông nội đang ngồi kia”- một cô bé nói. Ông nội của bé là người lính già ấy, trạc gần tuổi 75, ngồi đối diện với phần mộ của người em nãy giờ đăm chiêu như chìm vào ký ức một thời bom rơi đạn lạc. Bao nhân chứng của những năm tháng ấy đang nằm đây. Được xếp hàng ngay ngắn theo vòng cung hướng về Tượng đài Tổ quốc ghi công ở trung tâm của nghĩa trang. Trầm mặc. Trang nghiêm từng phút một. Nhưng không âm u. Không gian thanh bình, mát sau cơn mưa xối xả chiều qua. Lâu lâu có tiếng chim hót véo von. Tiếng người lao xao vọng lại. Trong khuôn viên Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh rộng 10 ha này, ngày hôm nay đã đông người hơn mọi ngày đến thăm viếng, khi ngày mai là Ngày Thương binh – Liệt sĩ… Với người mặc áo lính đã phai màu như ông lại ngồi trong khung cảnh này khiến nỗi mất mát riêng lẫn chung cứ dâng lên trong ánh mắt.

_lan1800.jpg
Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh

“Tôi là Nguyễn Tiến Mạnh. Cựu chiến binh. Đã rời Hà Nam vào Bình Dương sinh sống nhiều năm nay. Cả gia đình 3 thế hệ mới ra Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh vào sáng nay để viếng thăm em trai!”. Đã mấy chục năm trôi qua, bây giờ kể về em mình, ông vẫn cảm thấy như mới ngày nào thôi. Mấy lần, ông lặng im, ngấn lệ. Và đến phiên tôi cũng thương cảm, khi nghe người em của ông lúc nằm xuống tại mảnh đất Hòa Đa (huyện Bắc Bình bây giờ) chỉ vừa chớm sang tuổi 19. Cái tuổi mà thời cuộc lúc đó còn chưa biết yêu… “Ừ, học xong lớp 10, theo tiếng gọi non sông, em tự nguyện vào chiến trường miền Nam. Đó là năm 1967. Sang năm 1969 thì hy sinh… Còn tôi lúc ấy đang ở C2, Trung đoàn 46…”. Im lặng. Nét mặt của ông như nói lên nỗi lòng của người anh luôn đau nặng niềm thương nhớ đứa em trai. Thế nên, cũng hiểu hơn câu chuyện sau giải phóng, ông theo giấy báo tử lần đi tìm em. Cuối cùng biết em trai đã được chính quyền Bình Thuận đưa về Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. Từ đó, năm nào gia đình ông cũng sắp xếp đến Bình Thuận, khi thì đi dịp 27/7, khi thì đi cả 2 dịp 30/4, 27/7 như năm nay, vì có cao tốc thuận tiện…

untitled-10.jpg
Ông Nguyễn Tiến Mạnh, bên mộ em trai là Liệt sĩ Nguyễn Tiến Lễ

Cách đó không xa, những gia đình khác cũng thăm viếng người thân như gia đình ông Mạnh. Mỗi gia đình chắc chắn có một câu chuyện lịch sử riêng về người đã nằm xuống, người mà thuở sinh thời với tuổi xuân phơi phới đã theo tiếng gọi con tim, đã dấn thân, đã hy sinh xương máu vì nền độc lập của Tổ quốc. Nhưng hình như vẫn chưa đủ, khi ở tất cả các dãy mộ phần liệt sĩ, vẫn còn rất nhiều bia ghi “Liệt sĩ chưa biết tên”. Và mỗi năm, lại thêm con số, nối dài thêm hàng mộ… Có bao câu chuyện lịch sử riêng của từng liệt sĩ ấy, chưa có ai biết, ngay cả những người mẹ khiến ai một lần nhìn bia mộ cũng dâng lên niềm thương cảm. Và tự bao giờ, sự nối vòng tay lớn từ các sở ban ngành, địa phương và cả cộng đồng trong quan tâm, chăm sóc chu đáo đến từng phần mộ ở đây đã diễn ra hàng năm, nhất là dịp 27/7 này rộn ràng hơn bao giờ hết như viết tiếp câu chuyện lịch sử chung vùng Bình Thuận.

_lan1807.jpg
Lối vào các khu mộ được lát đá sạch sẽ và mát rượi dưới bóng cây hai bên đường.
_lan1793.jpg
Mộ Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh

Xanh, sạch, đẹp

Những ngày của dịp 27/7 này, bãi giữ xe của Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh luôn nhiều xe máy lẫn ô tô, không chỉ biển số tại Bình Thuận mà còn có biển số ở các tỉnh, thành khác. Bất chấp bão số 2 gây mưa về chiều nhưng tạnh ráo, nắng lên về buổi sáng, thân nhân liệt sĩ từ các nơi trong tỉnh, từ các tỉnh phía Bắc vào và cả các tỉnh phía Nam ra đến đây viếng thăm. Cảnh ấy khiến lớp sinh sau giải phóng như tôi có thể hình dung những năm đó, chiến trường Bình Thuận khốc liệt thế nào. Vùng đất cuối cực Nam Trung bộ, cửa ngõ vùng Đông Nam bộ và cả Tây Nguyên này, vốn như một mắt xích quan trọng trong các chiến dịch đấu tranh cách mạng suốt 30 năm kháng chiến. Trong Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Thuận 1945 – 2000 có ghi nhận: “Hàng trăm cán bộ chiến sĩ trong Chi đội 1 giải phóng quân và các phân đội từ Nam bộ kéo ra là lực lượng rất quan trọng trong những ngày đầu chống Pháp tại Bình Thuận. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ là con em của các tỉnh miền Bắc đã theo lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ “xẻ dọc Trường Sơn” vào đây với Bình Thuận”.

_lan1773.jpg
Nhiều người thân đến viếng Liệt sĩ, tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7.
_lan1839.jpg
Khu vực mộ Liệt sĩ chưa biết tên

Nhờ vậy, có ngày hòa bình cho xây dựng phát triển hôm nay. Cuốn lịch sử cũng có đoạn: “Dân Bình Thuận và các thế hệ con cháu nối tiếp nhau mãi mãi biết ơn đồng bào miền Bắc cùng những người con khắp mọi miền Tổ quốc đã anh dũng chiến đấu, đã đổ máu và hy sinh trên quê hương này”. Tưởng nhớ điều đó, 3 năm sau ngày giải phóng, Bình Thuận đã bắt tay xây dựng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh tại xã Hồng Sơn, Hàm Thuận Bắc. Đến năm 1983 mới cơ bản hoàn thành và hài cốt liệt sĩ các nơi trong tỉnh được quy tập về. Đến nay, báo cáo của Ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh cho thấy hiện đang quản lý 8.927 mộ, trong đó, mộ tập thể 9 mộ và mộ đơn 8.918 mộ; mộ có đầy đủ thông tin 4.016; mộ thiếu một phần thông tin 1.530, mộ chưa có thông tin 3.381 mộ. Đó là chưa tính đến phần mộ còn ở 2 nghĩa trang liệt sĩ thuộc Đức Linh, Tánh Linh. Thông tin từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, hiện còn gần 3.000 liệt sĩ nữa đang nằm đâu đó tại các vùng miền trên địa bàn tỉnh đang trong hành trình được tìm kiếm để quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.

_lan1886.jpg
Các doanh nghiệp ủng hộ lắp đèn năng lượng mặt trời.
_lan1784.jpg
Cảnh xanh – sạch – xung quanh đài Liệt sĩ.
_lan1789.jpg
Nhiều loại hoa được trồng dọc theo các phần mộ Liệt sĩ.
_lan1822.jpg
Nhiều loại hoa được trồng dọc theo các phần mộ Liệt sĩ.
untitled-8.jpg
Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh có cảnh quan xanh, sạch và đẹp.
_lan1809.jpg
Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh có cảnh quan xanh, sạch và đẹp.
_lan1859.jpg
Phần mộ Liệt sĩ được chăm sóc chu đáo nên cảnh quan xanh, sạch và đẹp.

“Ngoài kinh phí từ ngân sách tỉnh cho xây dựng, tu bổ hàng năm; cộng đồng cũng chung tay xây dựng cảnh quan nghĩa trang thêm khang trang, xanh – sạch – đẹp. Các cơ quan, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, thân nhân liệt sĩ đã thực hiện trồng cây xanh, cây ăn quả, ủng hộ ghế đá, các vật dụng phục vụ cho công tác chăm sóc mộ liệt sĩ. Đặc biệt là xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời, giúp tiết kiệm tiền điện…” – ông Phạm Ngọc Minh, người đã gắn bó hơn 20 năm với Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh nói như gửi lời cảm ơn. Ông Minh nói tiếp rằng, với khuôn viên rộng, việc chăm sóc vườn hoa cây cảnh, mộ liệt sĩ, ngoài nhân viên của ban quản lý thực hiện thường xuyên; các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương vào các dịp quan trọng cũng hỗ trợ giúp sức. Nhờ vậy, Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh có cảnh quan xanh, sạch và đẹp đúng nghĩa và luôn nhận được nhiều lời khen từ lãnh đạo cũng như các tổ chức và cá nhân đến thăm viếng.

Thế nên, năm ngoái, dù ảnh hưởng dịch Covid- 19, nghĩa trang vẫn đón hơn 15.000 lượt thân nhân trong và ngoài tỉnh đến viếng thăm. 6 tháng đầu năm nay, nhờ nhiều yếu tố thuận lợi, trong đó có sự xuất hiện của các tuyến cao tốc qua địa bàn tỉnh nên đã tiếp đón hơn 10.000 lượt thân nhân. Chưa tính gia đình ông Mạnh và nhiều thân nhân liệt sĩ khác đến viếng dịp 27/7 này nhưng ngành du lịch tỉnh có tính trong lượng khách. Vì lịch trình của gia đình ông Mạnh là sau khi đi thăm viếng liệt sĩ sẽ đi Mũi Né chơi. Các thân nhân liệt sĩ ở các tỉnh, thành khác mà tôi gặp hôm ấy cũng thế, khi mỗi lần đi là cả gia đình. Vì bây giờ việc đi lại Bình Thuận đã rất gần. Vì nghĩa trang liệt sĩ khang trang sạch đẹp đến vậy và nhất là các liệt sĩ yên nghỉ nơi nghĩa trang đã được Đảng, chính quyền và nhân dân Bình Thuận tận tình, chăm sóc chu đáo nên tin tưởng, yên tâm…


BÍCH NGHỊ – ẢNH N. LÂN



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắt Nguyễn Thị Chuyền để điều tra hành vi lừa đảo

Ngày 16/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tánh Linh đã thi hành lệnh bắt bị can đối với Nguyễn Thị Chuyền (SN 1990, ngụ thôn 2 xã Đồng Kho, Tánh Linh) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Công an huyện...

Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025, tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, tinh gọn, sắp xếp giảm đầu mối bên trong của từng tổ chức, giảm tối đa cấp trung gian bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. ...

Tắm biển, một người bị đuối nước thương tâm

Khoảng 5 giờ 15 phút sáng nay (17/8), ông N.Đ.Đ.N ( SN 1966, trú thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc) trong lúc tắm biển tại khu vực bãi đá Ông địa, thuộc phường Phú Hài, TP. Phan Thiết thì bị đuối nước. Phát hiện sự việc, người dân đang tắm biển ở đây đã lao ra  cứu đưa nạn nhân lên bờ thực hiện các biện pháp sơ cứu. Tuy nhiên nạn nhân đã tử vong...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bắt Nguyễn Thị Chuyền để điều tra hành vi lừa đảo

Ngày 16/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tánh Linh đã thi hành lệnh bắt bị can đối với Nguyễn Thị Chuyền (SN 1990, ngụ thôn 2 xã Đồng Kho, Tánh Linh) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Công an huyện...

Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025, tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, tinh gọn, sắp xếp giảm đầu mối bên trong của từng tổ chức, giảm tối đa cấp trung gian bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. ...

Tắm biển, một người bị đuối nước thương tâm

Khoảng 5 giờ 15 phút sáng nay (17/8), ông N.Đ.Đ.N ( SN 1966, trú thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc) trong lúc tắm biển tại khu vực bãi đá Ông địa, thuộc phường Phú Hài, TP. Phan Thiết thì bị đuối nước. Phát hiện sự việc, người dân đang tắm biển ở đây đã lao ra  cứu đưa nạn nhân lên bờ thực hiện các biện pháp sơ cứu. Tuy nhiên nạn nhân đã tử vong...

Khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh tay chân miệng

Tình hình dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tại Bình Thuận hiện nay đang gia tăng. Trong đó, số ca tử vong nghi do bệnh này tại La Gi cao nhất tỉnh. Bởi cộng đồng đang tồn tại nhiều trường hợp người lành mang vi rút gây bệnh TCM. Bệnh tay...

Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận bàn giao công trình văn hóa, thể thao

BTO-Sáng 15/8, Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận phối hợp Chi hội Tin Lành Mũi Né khánh thành và bàn giao công trình văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời trong khuôn viên Nhà thờ Tin Lành Mũi Né. Công trình gồm các hạng mục, công cụ, thiết bị hỗ trợ...

Mới nhất

Học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Lãnh đạo trường THCS xã An Thượng cho biết, nữ sinh bị hành hung tại khu cánh đồng gần Trạm Y tế xã An Thượng (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) là em D. đang học lớp 7 tại trường.Vị lãnh đạo thông tin, trước đó, D. có xích mích với P., một nữ sinh lớp. Biết cháu...

Bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho Cảnh sát giao thông

Theo Văn phòng Quốc hội, từ ngày 26-28.3, tại Hà Nội sẽ diễn ra hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.Trong phiên làm việc ngày 27.3, cơ quan chủ...

Ăn trứng liên tục có tốt?

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện dinh dưỡng quốc gia, trứng là thực phẩm lành mạnh, giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu. Trong trứng còn chứa nhiều lecithin - chất béo tốt có khả năng điều hòa lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa...

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi...

Mới nhất