Trang chủFigurePGS-TS Huỳnh Thị Thanh Bình: “Tối ưu hóa nhiều khi chính là...

PGS-TS Huỳnh Thị Thanh Bình: “Tối ưu hóa nhiều khi chính là thuận theo tự nhiên”

PGS-TS Huỳnh Thị Thanh Bình: “Tối ưu hóa nhiều khi chính là thuận theo tự nhiên” - Ảnh 1.

Cơ duyên nào đặc biệt khiến chị gắn bó với ĐH Bách khoa Hà Nội suốt từ thời học sinh đến giờ? Phải chăng chị là một người ngại thay đổi môi trường?

Tôi thuộc thế hệ sinh viên khóa 37 ngành công nghệ thông tin (CNTT) của trường, nhưng thực tế thì đã vào trường học chuyên tin từ thời cấp 3. Rồi học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ… cũng chỉ ở ngôi trường này.

Thực ra có những thời điểm tôi đã có ý định đi du học Nhật Bản. Hồi đại học, tôi đã học 5 năm tiếng Nhật do chính phủ Nhật Bản tài trợ cho 20 sinh viên xuất sắc của K36, K37. Sau đó rơi vào đúng thời kỳ suy thoái kinh tế của nước bạn nên việc này bị đình lại. Rồi đến khi xong cao học, tôi được Giáo sư (GS) Hồ Tú Bảo giới thiệu cho một GS rất có uy tín bên Nhật để sang đó làm nghiên cứu, nhưng lý do chủ quan từ phía tôi (lập gia đình) nên tôi vẫn ở lại Trường Bách khoa. Cũng chính vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà sau này tôi vẫn làm tiến sĩ ở trường và giảng dạy tại trường đến bây giờ.

Nếu nói là cơ duyên thì e rằng hơi quan trọng hóa vấn đề, mà nói đơn giản là việc này nó tự nhiên và nhẹ nhàng đến với tôi.

PGS-TS Huỳnh Thị Thanh Bình: “Tối ưu hóa nhiều khi chính là thuận theo tự nhiên” - Ảnh 2.

PGS-TS Huỳnh Thị Thanh Bình tham dự và trình bày báo cáo tại hội thảo đầu ngành về tính toán tiến hóa, tháng 7.2023 tại Lisbon, Bồ Đào Nha

Trong một số hội thảo gần đây, tôi thấy chị thường đồng hành trình bày kết quả nghiên cứu cùng nhiều nhà khoa học nữ khác. Phải chăng đó là dấu hiệu cho một thế hệ “nữ quyền” mới trong khoa học tại Bách khoa?

Lần tham dự hội thảo gần nhất của Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) có tôi, TS Nguyễn Phi Lê và TS Lê Minh Thùy cùng lên báo cáo, và vẫn còn một bạn nữ nữa, TS Nguyễn Cẩm Ly đang ở bên Nhật chưa về kịp. Đó là một sự tình cờ, hoặc một sự “đồng thanh tương ứng” giữa chúng tôi, chứ không đại diện cho một thế hệ “nữ quyền” nào cả. Trong khối kỹ thuật ở trường, hiếm có nhóm nào có nhiều thành viên nữ như nhóm tôi, chắc chỉ ít hơn các nhóm nghiên cứu thuộc khối ngành kinh tế hay ngoại ngữ trong trường. Một điểm đặc biệt nữa là hằng năm, nhóm tôi đều có công bố trên các hội thảo đầu ngành trên thế giới, và sau đó tôi cùng nhóm đều đến tham gia hội thảo để mở rộng cơ hội trao đổi với các nhóm nghiên cứu mạnh.

Được biết, chị đang quản lý một phòng thí nghiệm lớn trong trường và còn tham gia giảng dạy. Để kiêm nhiệm tốt, liệu có cần áp dụng một quá trình tối ưu hóa nào không?

Tôi hiện là trưởng nhóm nghiên cứu về tối ưu hóa, gồm khoảng 40 người. Khối lượng công việc theo tôi thấy là lớn; thường tôi đi làm từ sáng sớm đến 6 – 7 giờ tối mới nghỉ, cả thứ bảy. Với tôi, công việc như cơm ăn thức uống hằng ngày, ngoài ra còn luôn được đổi món vì tuần nào cũng có phát hiện mới của nhóm này hay nhóm khác. Việc đó làm tôi cảm thấy hứng thú.

Để tối ưu trong công việc, tôi thường xuyên phải đặt mục tiêu, lên kế hoạch, phân bổ thời gian hợp lý và không bao giờ quên deadline (hạn chót).

Những giờ phút mơ mộng cùng màu và cọ vẽ

Một sức làm việc đáng nể, đằng sau một vóc dáng mảnh khảnh?

Tôi nghĩ cơ thể nhẹ nhàng giúp mình có nhiều năng lượng suy nghĩ, nghiên cứu, sáng tạo hơn. Tất nhiên bạn phải thoải mái với trạng thái của mình nữa.

Tôi cũng học cả piano, vì cũng muốn làm gì đó hài hòa cho cuộc sống, có một cái gì đó để đời nhiều hương vị hơn. Âm nhạc thực ra cũng là toán học, tương tự như ngôn ngữ hay sự phát triển của sự vật trong tự nhiên.

Để gắn kết các thành viên trong phòng thí nghiệm (Lab), chị chọn phong cách quản lý nào: Cứng rắn hay linh hoạt?

Món quà từ sinh viên trong Lab tặng cô nhân ngày 8.3

Việc gắn kết các thành viên trong Lab là vô cùng quan trọng. Nếu không có sự trao đổi, cập nhật, chia sẻ giữa các hướng nghiên cứu, sẽ khó để làm được việc đó. Sáng đầu tuần nào, tôi cũng mang cả một xe đồ ăn thức uống cho các bạn trong Lab, tính toán sao cho thoải mái sử dụng trong cả tuần. Tôi cố gắng hỗ trợ để các thành viên trong nhóm chỉ cần tập trung vào việc nghiên cứu, không bị phân tâm và có thể làm từ sáng đến tối.

Mình cũng phải luôn luôn phải có mặt tại Lab như các bạn, làm việc cùng, họp cùng, trao đổi cùng các bạn và các nhóm nghiên cứu khác. Nếu không làm được như vậy sẽ không thể có sự phối hợp giữa các hướng nghiên cứu, hoặc có thể trùng lặp nhau, không hỗ trợ được cho nhau, không cập nhật những bước tiến của nhau…

Phong cách quản lý của tôi khác nhau tùy vai trò. Ở trường, tôi rất nhẹ nhàng với đồng nghiệp; trong nhóm nghiên cứu thì tôi tự nhận là khá cứng rắn, rất đúng kế hoạch và tiến độ, có thưởng phạt rõ ràng. Lý do có lẽ cũng đến từ sự mong muốn tối ưu hóa trong mỗi loại công việc khác nhau thôi, và tôi thấy điều này cũng rất tự nhiên.

PGS-TS Huỳnh Thị Thanh Bình: “Tối ưu hóa nhiều khi chính là thuận theo tự nhiên” - Ảnh 5.
PGS-TS Huỳnh Thị Thanh Bình: “Tối ưu hóa nhiều khi chính là thuận theo tự nhiên” - Ảnh 6.

Một ví dụ cụ thể về việc toán học có thể đưa tới những giải pháp tối ưu?

Về bản chất, toán học rất đẹp. Nhiều vấn đề của cuộc sống cần đến toán. Ví dụ “làm sao đi từ ĐH Bách khoa Hà Nội lên hồ Hoàn Kiếm nhanh nhất và ít gặp đèn đỏ nhất” là một bài toán cần có giải thuật để tìm ra đáp án tối ưu. Nhiều bài toán quanh ta như bài toán định tuyến cho giao hàng, logistics cũng là bài toán tối ưu tổ hợp… Cuộc sống rất cần những công việc được tối ưu hóa, và để tối ưu hóa những công việc thì cần đến toán. Toán học ứng dụng bây giờ cũng là một ngành đang rất phát triển và đóng vai trò quan trọng trong đời sống.

Không phải lúc nào ta cũng tìm ra lời giải tối ưu, ví dụ đối với các bài toán trong sản xuất, logistics có các tham số thay đổi liên tục theo thời gian. Những bài toán này cần nhiều phương pháp bổ trợ, cần tìm lời giải chấp nhận được và sử dụng các phương pháp gần đúng. Đối tượng của toán học là các con số tuyệt đối, nhưng làm toán với những đại lượng gần đúng thực ra mới tiếp cận bản chất của tự nhiên và mới là gần với tối ưu.

Từ toán học, tối ưu hóa đến trí tuệ nhân tạo (AI) là một con đường dài hay ngắn?

AI bắt đầu từ những năm 1940 – 1950. Khi đó, Alan Turing đưa ra khái niệm “máy Turing” để mô phỏng lý thuyết máy tính thông minh. Những năm 1950, John McCarthy đã đưa ra thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” và phát triển ngôn ngữ. Trong giai đoạn 1970 – 1980, các khái niệm như hệ chuyên gia, logic mờ đã được phát triển để giải quyết các bài toán ra quyết định. Thập kỷ 1990 chứng kiến sự phát triển của mạng nơ-ron và mạng nơ-ron sâu. Những năm 2010, công nghệ AI đã được tích hợp vào nhiều lĩnh vực, bao gồm xe tự hành, chatbot, nhận dạng, xử lý ngôn ngữ. Gần đây, AI phổ cập đến mức đi vào mọi khía cạnh của cuộc sống và là đề tài quan tâm của các quốc gia. Trong tương lai, AI sẽ là thị trường vô cùng màu mỡ để phát triển sâu và xa hơn, thâm nhập trong nhiều hoạt động của cuộc sống hơn.

PGS-TS Huỳnh Thị Thanh Bình: “Tối ưu hóa nhiều khi chính là thuận theo tự nhiên” - Ảnh 7.

Cùng nghiên cứu sinh, sinh viên tham dự và báo cáo tại hội thảo 2018 IEEE World Congress on Computational Intelligence tại Rio de Janeiro, Brazil tháng 6.2018

Nhiều người cho rằng việc nghiên cứu và ứng dụng AI hiện nay sẽ không bao giờ tiến đến bước tạo ra một “trí tuệ” thật sự. Chị nghĩ sao về quan điểm này, và theo chị, điều gì làm nên sự khác biệt giữa trí tuệ của người và máy?

Thời Alan Turing, người ta quan niệm nếu tạo ra được một loại máy có thể xử lý tính toán tốt cùng một hệ dữ liệu vô cùng lớn, thì đến một lúc nào đó, mức độ phức tạp của nó sẽ ngang với mạng nơ-ron trong bộ não con người – tức là AI có thể đạt tới trí tuệ của loài người. Sau khoảng 80 năm phát triển theo hướng đó với những siêu công ty như Google, đến nay, tôi nghĩ AI còn xa mới có thể đạt được mục đích đó. Về mặt cơ học, có thể nói, con người tổng hợp thông tin, nhận thức, học hỏi, biểu lộ tình cảm… theo những cách thức có thể tính toán và lập trình; theo logic đó thì AI có thể tiệm cận và vượt qua con người nhờ những cải tiến về tốc độ và dữ liệu. Tuy nhiên, có một cơ chế nào đó “phi logic” ở bộ não con người mà tôi nghĩ AI còn xa, hoặc không bao giờ có thể đạt tới trạng thái đó.

PGS-TS Huỳnh Thị Thanh Bình: “Tối ưu hóa nhiều khi chính là thuận theo tự nhiên” - Ảnh 8.

Liệu sẽ đến thời điểm loài người sử dụng vũ khí là dữ liệu, thay vì súng đạn hay kinh tế? Hậu quả của cuộc chiến dữ liệu này sẽ ra sao? Có cần một chiến lược tối ưu/cân bằng hóa giữa thế giới người với thế giới máy móc?

Tôi có thể mất ví tiền, nhưng không thể mất máy tính cùng dữ liệu trong nó. Nói vậy để thấy dữ liệu là vô cùng quan trọng. Chiến tranh bằng vũ khí/kinh tế, ta có thể sơ tán/thương thảo…; nhưng với dữ liệu thì ta không làm gì được cả. Người ta còn sử dụng chính dữ liệu lớn để phục vụ cạnh tranh/chiến tranh. AI không có dữ liệu thì cũng vô nghĩa.

Hậu quả của cuộc chiến dữ liệu hẳn sẽ rất khốc liệt. Người ta đã phải đề ra các chuẩn mực đạo đức trong việc khai thác và sử dụng dữ liệu.

Chiến lược cân bằng giữa người với máy thì có vẻ nói hơi sớm, nhưng chiến lược bảo vệ dữ liệu như tài sản quốc gia thì vô cùng cần thiết. Hiện giờ mọi người cũng bắt đầu cảnh giác khi cung cấp dữ liệu cá nhân cho một bên khác. Với những gã khổng lồ như Google, Facebook hay TikTok…, nếu không kiểm soát và bảo mật dữ liệu hiệu quả, chúng ta sẽ thả nổi một nguồn tài nguyên quý giá để mặc cho các công ty này thao túng và sử dụng. Chính phủ đang có các chính sách quản lý dữ liệu khá tốt đối với các nơi lưu trữ nhiều dữ liệu cá nhân như trường học, ngân hàng…; nhưng việc quản lý dữ liệu người dân cung cấp một cách “vô thức” cho những gã khổng lồ trên không đơn giản.

PGS-TS Huỳnh Thị Thanh Bình và các sinh viên Bách khoa tốt nghiệp tháng 8.2023

Ngoài dữ liệu, tối ưu hóa việc chuyển giao thông tin cũng rất quan trọng, và có liên quan đến một dự án nghiên cứu mà chị đang triển khai?

Đúng vậy, đó là dự án mà tôi và cả nhóm rất tự hào, khi được Quỹ VINIF tài trợ cho những nghiên cứu về học chuyển giao giải các bài toán tối ưu tổ hợp. Để có thể được tài trợ cho dự án, nhóm tôi đã dành tới 9 tháng chuẩn bị, viết và sửa đề xuất làm sao cho tốt nhất và tiệm cận với kết quả có thể đạt được trong thực tế. Dự án liên quan đến việc nghiên cứu tối ưu chuyển giao tri thức trong tiến hóa, chuyển giao thông tin trong đồng tiến hóa và chuyển giao thông tin trong mạng nơ-ron.

Chuyển giao ở đây không phải từ máy sang máy hay sang người mà là nghiên cứu chuyển giao thông tin/chia sẻ thông tin để giải các bài toán tối ưu trong cuộc sống một cách hiệu quả. Ví dụ một số bài toán quan trọng: bài toán cánh tay robot, bài toán định tuyến trong giao vận, lập kế hoạch trong quân sự …

PGS-TS Huỳnh Thị Thanh Bình tại Trường ĐH Stanford, Mỹ

Thống kê gần đây cho thấy nhân sự ngành AI nhận lương thuộc top 3 tại VN. Theo chị, AI có phải đang là một ngành học thời thượng?

Trong báo cáo hội thảo gần đây, tôi cũng có tổng hợp mức lương của kỹ sư AI tại VN, và thấy đúng là đang rất tốt. Các công việc liên quan đến AI đang có rất nhiều cơ hội và tôi nghĩ trong tương lai gần, AI vẫn là một lĩnh vực rất hấp dẫn, dễ tìm việc và thu nhập cao.

Đứng trên góc độ một người gắn bó với Trường Bách khoa qua nhiều thế hệ, chị có so sánh gì giữa các bạn gen Z bây giờ với các cựu sinh viên trước đây?

Ở đâu thì tôi không rõ, còn với các sinh viên gen Z ở Bách khoa, tôi thấy các bạn ngày càng giỏi. Rất giỏi. Các bạn rất thông minh, không chỉ giỏi chuyên môn mà cả ngoại ngữ, kỹ năng mềm. Đặc biệt, từ khi chuyển sang cơ chế tự chủ, Bách khoa ngày càng thu hút nhiều sinh viên tài năng.

Ở Trường CNTT – Truyền thông tôi đang làm việc, trước đây các bạn sinh viên ít được tiếp cận với các Lab nghiên cứu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, phần lớn các bạn sinh viên lên Lab từ những năm đầu tiên, làm việc rất nhiệt tình và sáng tạo. Thậm chí có bạn vừa mới vào trường đã chủ động tìm hiểu về các Lab của chúng tôi để tham gia.

Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

PGS-TS Huỳnh Thị Thanh Bình: “Tối ưu hóa nhiều khi chính là thuận theo tự nhiên” - Ảnh 11.
Thanhnien.vn

Cùng chủ đề

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Sao trẻ 17 tuổi tỏa sáng giúp tuyển Brazil đánh bại Anh

Tuyển Brazil hành quân đến Wembley với đội hình sứt mẻ vì chấn thương. Tuy nhiên, "Vũ công Samba" vẫn tạo thế trận ngang cơ với tuyển Anh. Thậm chí, những cơ hội đại diện Nam Mỹ tạo ra trong hiệp một còn nguy hiểm gấp nhiều lần so với chủ nhà.Chỉ trong 45 phút, Rodrygo có đến 3 lần đối mặt với thủ môn Jordan Pickford. Tuy nhiên, những pha dứt điểm của anh đều không đủ...

Nữ VĐV đầu tiên hoàn thành giải ultra trail khắc nghiệt nhất hành tinh

MỹJasmin Paris hôm nay 23/3 trở thành nữ VĐV đầu tiên chinh phục Barkley Marathon trong lịch sử 38 năm của giải ultra trail khắc nghiệt này. Paris hoàn thành cuộc đua sau 59 giờ, 58 phút và 21 giây, chỉ 99 giây trước COT (Cut-off time - thời gian quy định các VĐV phải hoàn thành cuộc đua). Paris về đích tại Barkley Marathon trong tiếng reo hò của khán giả. Ảnh: Howie Stern Cô là một trong năm người...

Cộng đồng quốc tế lên án vụ khủng bố ở Nga

Ông Kirby nói Mỹ đang thu thập thông tin về sự việc và cho biết chưa có dấu hiệu cho thấy chính phủ Ukraine và công dân Ukraine liên quan tới vụ khủng bố.Đại sứ quán Mỹ tại Nga hôm 7/3 từng cảnh báo về nguy cơ xảy ra tấn công cực đoạn tại Moskva và khuyến cáo công dân Mỹ không tụ tập ở nơi đông người. Tuy nhiên, ông Kirby khẳng định Washington không biết trước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi cao hay trên các nẻo đường. Một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn chính là các...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Thành phố Điện Biên Phủ sau 70 năm chiến thắng lịch sử

NDO - Cùng ngắm thành phố Điện Biên Phủ từ trên cao ngày nay đã phát triển và đổi mới cùng với đó là những địa danh ghi dấu những chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam ta 70 năm về trước. Nhìn từ trên cao "lòng chảo" Điện Biên sau 70 năm giải phóng giờ đây đã khoác lên mình 1 diện mạo mới với những ngôi nhà, những ánh đèn của các khu đô thị sầm uất. Nơi...

Khai mạc Tuần lễ Amazing Bình Định Fest

Tối 22/3, tại Vịnh Thị Nại, thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định), UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Tuần lễ Thể thao, văn hóa và du lịch Bình Định 2024 (AMAZING BÌNH ĐỊNH FEST 2024) thu hút hàng nghìn khán giả tham gia. Vnews Nguồn

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc mỗi năm chỉ xuất hiện một lần trên dòng sông Đà hùng vĩ

Những ngày cuối tháng ba, sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình có màu nước xanh trong cuộn chảy, hai bên bờ là khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Sông Đà chảy trên địa phận tỉnh Hoà Bình dài khoảng 93km và có khoảng 70km chảy trên địa phận các xã vùng cao thuộc huyện Đà Bắc có diện tích mặt nước khoảng 6.000ha. Sông Đà không chỉ cung ứng nước cho các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp…...

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 24/3, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Trưa 24/3/2024, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: TTXVN Tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho, có: ông Sakari Puisto, Nghị sĩ Quốc hội, Nhóm Nghị sĩ Đảng Những người Phần Lan, Chủ...

Tạp chí Eurasia mở chuyên san riêng kỷ niệm 75 năm quan hệ Việt Nam-Hungary

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo bày tỏ sẵn sàng cập nhật về tình hình phát triển của Việt Nam cho Tạp chí Eurasia để truyền tải thông tin rộng rãi về Việt Nam đến bạn đọc Hungary. Tạp chí Eurasia muốn đăng tải thêm nhiều bài viết về thành tựu đổi mới, phát triển của Việt Nam Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Thị Bích Thảo đã tiếp Tiến sỹ Levente Horvath,...

Đội tuyển Việt Nam: Đừng để người hâm mộ quay lưng !

Sau những thất bại liên tiếp của đội tuyển Việt Nam (VN) gần đây dưới thời HLV Troussier, điều khiến nhiều người lo lắng nhất không phải là số phận của vị HLV người Pháp mà là sự thờ ơ và quay lưng của người hâm mộ bóng đá VN với đội tuyển nước nhà. Trong những bình luận trên Báo Thanh Niên gần đây, nhiều độc giả cho rằng họ không còn mặn mà với những trận đấu của đội tuyển...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cầu Rạch Miễu 2 vào tháng 9/2025

TIỀN GIANG-Kiểm tra dự án cầu Rạch Miễu 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hoàn thành công trình dịp Quốc khánh 2/9/2025, sớm 7 tháng so với dự kiến. Yêu cầu được người đứng đầu Chính phủ đưa ra tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang vào sáng 24/3. "Mục tiêu đến lễ kỷ niệm 80 năm thành lập nước, 2/9/2025, phải hoàn thành cầu Rạch Miễu 2", Thủ tướng...

Mới nhất

Tăng cường giám sát, đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ dân sinh

Theo Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phan Văn Tôn, trong 2 năm 2022 và 2023, Hòa Vang được giao triển khai thực hiện 8 dự án nhóm C, trong đó, có 2 dự án đã hoàn thành, 6 dự án đang thi công. Năm 2024 được giao làm chủ đầu tư 39 dự án, với tổng kinh...

Tạp chí Eurasia mở chuyên san riêng kỷ niệm 75 năm quan hệ Việt Nam-Hungary

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo bày tỏ sẵn sàng cập nhật về tình hình phát triển của Việt Nam cho Tạp chí Eurasia để truyền tải thông tin rộng rãi về Việt Nam đến bạn đọc Hungary. Tạp chí Eurasia muốn đăng tải thêm nhiều bài viết về thành tựu đổi mới, phát triển của Việt Nam Theo phóng viên TTXVN tại Trung và...

[Ảnh] Ngôi nhà trí tuệ

NDO - Với mong muốn bồi dưỡng thêm kiến thức cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em không vì học yếu mà chán nản bỏ học, tạo hứng thú học tập, vợ chồng thầy giáo Mai Văn Chuyền và cô Vũ Thị Nhung ở thôn Hiệp Hưng, xã Quảng Hiệp, huyện Cư...

Đội tuyển Việt Nam: Đừng để người hâm mộ quay lưng !

Sau những thất bại liên tiếp của đội tuyển Việt Nam (VN) gần đây dưới thời HLV Troussier, điều khiến nhiều người lo lắng nhất không phải là số phận của vị HLV người Pháp mà là sự thờ ơ và quay lưng của người hâm mộ bóng đá VN với đội tuyển nước nhà. Trong những bình luận trên...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cầu Rạch Miễu 2 vào tháng 9/2025

TIỀN GIANG-Kiểm tra dự án cầu Rạch Miễu 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hoàn thành công trình dịp Quốc khánh 2/9/2025, sớm 7 tháng so với dự kiến. Yêu cầu được người đứng đầu Chính phủ đưa ra tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang vào sáng 24/3. "Mục...

Mới nhất