Trang chủNewsThế giớiPhần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO...

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine


Bất chấp gợi ý từ một số nhà lãnh đạo châu Âu rằng họ sẽ xem xét gửi quân hỗ trợ tới Ukraine, một quan chức cấp cao của Phần Lan cho biết ý tưởng này “không khơi dậy được nhiều sự nhiệt tình” ở đất nước ông, trang Breaking Defense đưa tin hôm 16/5.

“Tôi nghĩ chính sách này được các quốc gia thành viên NATO ủng hộ rộng rãi. Theo tôi hiểu rằng đó là chúng tôi làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ Ukraine. Nhưng tôi không thấy nhiều sự nhiệt tình với việc để NATO tham gia trực tiếp trên thực địa”, ông Janne Kuusela, Tổng Giám đốc Chính sách Quốc phòng tại Bộ Quốc phòng Phần Lan, cho biết hồi tuần trước.

Một mặt, ông Kuusela lưu ý rằng quyết định này có thể không mang tính “hắc bạch phân minh” như người ta tưởng, vì các quốc gia NATO đã trang bị vũ khí cho Ukraine cũng như cung cấp sự cố vấn và hỗ trợ Kiev – đến mức Moscow đã coi cuộc xung đột này là một cuộc chiến Nga-NATO.

“Họ không mặn mà lắm với chuyện đó”, ông Kuusela nói, đề cập đến những “lằn ranh” mà các nước phương Tây đã tự vạch ra cho mình về quân đội. Ông nói: “Tôi không thấy nhiều sự nhiệt tình với việc triển khai quân tới đó”.

Mặt khác, vị quan chức Phần Lan cho biết rằng cảm xúc luôn có thể thay đổi. “Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc cuộc xung đột này sẽ phát triển hơn nữa như thế nào và liệu nó sẽ tiếp tục diễn ra bên trong Ukraine hay sẽ lan rộng ra ngoài”, ông nói.

Thế giới - Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Các binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Phần Lan đứng trước hệ thống tên lửa phóng loạt M270 trong cuộc tập trận quân sự quốc tế Cold Response 22, tại Setermoen, Na Uy, tháng 3/2022. Ảnh: Getty Images

Đại sứ Mỹ tại Phần Lan Douglas Hickey, người đảm nhận chức vụ này từ tháng 4/2022 – sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine nhưng trước khi Phần Lan gia nhập NATO – nói rằng ông cũng không thấy có nhiều người ủng hộ ý tưởng đưa quân đội Phần Lan đến Ukraine.

Ông Hickey nói với Breaking Defense trong cuộc phỏng vấn qua video hôm 15/5 rằng Washington rõ ràng không đồng tình với ý tưởng được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra lần đầu tiên vào tháng 2 rằng các lực lượng phương Tây nên sẵn sàng gửi quân tới Ukraine. 

Tuy nhiên, nhà ngoại giao Mỹ hiểu rằng một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này. “Tôi có thể hiểu mọi người đang cố gắng tìm ra những cách sáng tạo để giải quyết vấn đề”, ông Hickey nói.

Hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin, phát biểu trước người ủng hộ sau khi cuộc bầu cử Tổng thống ở Nga kết thúc, cảnh báo phương Tây rằng một cuộc xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO sẽ đồng nghĩa với việc hành tinh này chỉ còn một bước nữa là đến Thế chiến III, nhưng ông cho biết hầu như không ai muốn một kịch bản như vậy.

Trong tuần này, các Bộ trưởng Quốc phòng của cả Canada và Thụy Điển đã “dội gáo nước lạnh” vào ý tưởng triển khai quân tới Ukraine, Breaking Defense cho biết. Trong khi đó, Thủ tướng Litva Ingrida Šimonytė đã nói với tờ Financial Times của Anh rằng bà sẵn sàng gửi quân đội Litva đến Ukraine để huấn luyện lực lượng của Kiev ở đó.

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, Tướng Martin Herem, cho biết cuộc thảo luận về khả năng cử quân đội Estonia đến hỗ trợ Ukraine về các công tác y tế, hậu cần hoặc phòng không thay quân đội Ukraine trên mặt trận, đã kết thúc vì các cuộc thảo luận như vậy “không đi đến đâu”. 

Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen nói với tờ Politico của Mỹ rằng các nước phương Tây không nên hoàn toàn phản đối ý tưởng gửi quân tới Ukraine nếu tình hình ở đó xấu đi.

“Điều quan trọng là chúng ta không loại trừ mọi khả năng về lâu dài, bởi vì chúng ta không bao giờ biết được tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng đến mức nào”, bà Valtonen cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Mỹ hồi tháng 3. “Nhưng quan điểm của Phần Lan rất rõ ràng: Hiện tại chúng tôi không gửi bất kỳ quân nhân nào và không sẵn sàng thảo luận về điều đó”.

Hiện tại, các quan chức ở Phần Lan đang tập trung làm những gì có thể cho Ukraine từ xa, đồng thời xây dựng hệ thống phòng thủ của chính mình đề phòng bất trắc, bất kể kết quả của cuộc xung đột hiện tại ra sao.

“Sự hỗ trợ của chúng tôi dành cho Ukraine hiện là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chúng tôi”, ông Kuusela nói. “Nhưng trước hết là vấn đề phòng thủ của Phần Lan: Tôi thường bắt đầu bằng cách nói rằng Phần Lan là một quốc gia rất thiên về phòng thủ, nhiều hơn hầu hết các nước châu Âu khác”.

Minh Đức (Theo Breaking Defense, Politico)





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/phan-lan-khong-man-ma-lam-voi-y-tuong-gui-quan-nato-toi-ukraine-a664071.html

Cùng chủ đề

Báo Đức nói EU đang vật lộnvới câu hỏi về triểnkhai binhsĩ tới Ukraine

Khi căng thẳng trong khu vực vẫn tiếp diễn, Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên đã cam kết đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và ổn định trước mắt và lâu dài của Ukraine, tờ báo Đức Welt am Sonntag cho biết. Sự hỗ trợ này bao gồm các nỗ lực quân sự, dân sự, tài chính và ngoại giao, phản ánh cách tiếp cận toàn diện trước...

Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga Trong tuyên bố mới nhất, Phó Chủ tịch Verkhovna Rada của Ukraine Alexey Goncharenko thừa nhận, Kiev có thể yêu cầu phương Tây gửi quân đội tới lãnh thổ...

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ngày 2/5, tái khẳng định quan điểm rằng ông không loại trừ khả năng gửi quân tới Ukraine, cho rằng vấn đề này sẽ phát sinh “hợp pháp” nếu Nga xuyên thủng chiến tuyến của Ukraine và Kiev đưa ra yêu cầu như vậy.

Chủ tịch Trung Quốc sắp thăm 3 nước châu Âu

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 29/4 xác nhận Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm Pháp, Serbia và Hungary từ ngày 5-10/5.

Dù ủng hộ Ukraine nhiệt tình, Pháp vẫn khó nói “không” với khí đốt Nga

Trong 3 tháng đầu năm nay, lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga sang Pháp đã nhiều hơn so với lượng hàng sang bất kỳ quốc gia nào khác trong EU, theo dữ liệu được phân tích bởi tổ chức nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) cho Politico. Tổng cộng, Paris đã trả hơn 600 triệu Euro cho Điện Kremlin để mua khí đốt kể từ đầu năm....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy định của pháp luật và khuyến cáo về tác hại của thuốc lá điện tử

Nội dung thắc mắc của độc giả như sau: "Bộ Công an cho tôi hỏi, con tôi năm nay được 15 tuổi, một cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử vẫn bán thuốc lá điện tử cho con tôi dù chưa đủ tuổi để sử dụng thì có vi phạm pháp luật hay không? Con tôi thường xuyên sử dụng thuốc lá điện tử, tôi lo lắng có tẩm chất gây nghiện nên cháu không thể...

NHNN chính thức ra Quyết định thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 324 về việc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng (TCTD), doanh nghiệp (DN) hoạt động kinh doanh vàng. Cụ thể, NHNN sẽ thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về...

Giải pháp nào tháo gỡ những khó khăn trong phân loại, thu gom rác

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đến ngày 1/1/2025 sẽ phải thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đây được kỳ vọng là một bước đi đột phá để cải thiện vấn đề ô nhiễm và quá tải do rác thải, cũng như lãng phí tài nguyên ở Việt Nam. Tuy nhiên để thực thi các quy định này điều kiện cần là một quy chuẩn vận hành, còn điều kiện đủ...

Tiêu hủy 12 con lợn mắc dịch bệnh tả lợn châu Phi

Ngày 17/5, theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, trên địa bàn xã Tiền Phong thuộc thị xã Quảng Yên vừa xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi. Đó là đàn lợn của gia đình ông L.V.K., ở thôn 1, xã Tiền Phong, gồm 12 con (1 lợn nái và 11 lợn con). Trước đó, từ ngày 14/5, đàn lợn này có biểu hiện ốm,...

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng cao tốc La Sơn

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa ký quyết định về việc giao chủ đầu tư bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên. Theo đó, Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng tuyến cao tốc này và sẽ...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Putin nói quan hệ Nga-Trung Quốc không mang tính cơ hội

Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc không mang tính cơ hội và không nhằm chống lại bất kỳ ai, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, khi phát biểu trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 16/5 trong định dạng mở với một nhóm đại biểu hạn chế, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin. “Điều quan trọng...

Nga, Trung Quốc thắt chặt hợp tác quân sự, Anh không đưa quân tới Ukraine, Cuba tố Mỹ tài trợ kích động biểu tình...

Trung Quốc, Campuchia bắt đầu tập trận Rồng Vàng, EU trừng phạt 4 cơ quan truyền thông Nga, Hezbollah phóng tên lửa vào khu quân sự của Israel, Panama phá đường dây buôn người di cư Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tên lửa tầm xa Ukraine tấn công sân bay Nga, Houthi bắn hạ UAV 30 triệu USD của Mỹ, Nga trục xuất tùy viên...

Pháp phá vỡ âm mưu phá huỷ giáo đường Do Thái, Mỹ trừng phạt thực thể Nga liên quan đến Triều Tiên, 20 tổ chức tôn giáo Mỹ kêu gọi thay đổi chính sách với Cuba, Phillipines mua 5 tàu tuần tra biển của Nhật Bản, Tư lệnh Iran đe dọa trả đũa quân sự Israel… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Cùng chuyên mục

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là biểu tượng vượt xa giới hạn lịch sử

Ngày 17/5, báo chí Argentina đã có bài viết ca ngợi cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người (19/5/1890 – 19/5/2024).

Tên lửa tầm xa Ukraine tấn công sân bay Nga, Houthi bắn hạ UAV 30 triệu USD của Mỹ, Nga trục xuất tùy viên...

Pháp phá vỡ âm mưu phá huỷ giáo đường Do Thái, Mỹ trừng phạt thực thể Nga liên quan đến Triều Tiên, 20 tổ chức tôn giáo Mỹ kêu gọi thay đổi chính sách với Cuba, Phillipines mua 5 tàu tuần tra biển của Nhật Bản, Tư lệnh Iran đe dọa trả đũa quân sự Israel… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là biểu tượng vượt xa giới hạn lịch sử

Ngày 17/5, báo chí Argentina đã có bài viết ca ngợi cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người (19/5/1890 – 19/5/2024).

Người Việt tại Nhật Bản nhập gia tùy tục – Để mỗi công dân là hình ảnh đẹp của đất nước

“Quốc có quốc pháp. Gia có gia quy”. Khi sống ở nước ngoài, công dân Việt Nam phải tuân thủ luật pháp nước sở tại và của Việt Nam cũng như các quy định và các cam kết đã có với các tổ chức mình tham gia. Kỹ sư Nguyễn Thị Anh Hằng thiết kế các bản vẽ thi công...

Xin chào Việt Nam

Video "Xin chào Việt Nam" được Virtual World Vietnam thực hiện trong quá trình đi lại hơn 5 năm làm việc, kết hợp với những chuyến du lịch ở khắp Việt Nam tại 28 Tỉnh thành ven biển, đảo và các điểm đến du lịch hấp dẫn để có được những hình ảnh tuyệt đẹp trên dải đất hình...

Mới nhất

Xin chào Việt Nam