Trang chủDestinationsNinh ThuậnPhát huy hiệu quả vốn tín dụng chính sách trong giảm nghèo

Phát huy hiệu quả vốn tín dụng chính sách trong giảm nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đầu tư cho các địa phương còn nhiều khó khăn; trong đó, nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) ưu đãi của Chính phủ cũng là một trong những công cụ góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh.

Bác Ái là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 84,48% dân số toàn huyện. Xác định rõ vai trò, vị trí của TDCS xã hội trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn, các cấp ủy đảng, cơ quan, ban, ngành và chính quyền các cấp luôn chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, tập trung củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn, các điểm giao dịch xã để chuyển tải kịp thời vốn tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Gia đình chị Chamaléa Thị Dem, ở thôn Chà Panh, xã Phước Hòa thuộc diện hộ nghèo, nhờ vốn vay Ngân hành Chính sách xã hội (NHCSXH), giúp chị có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Chị Dem, phấn khởi: Vốn tín dụng ưu đãi đồng hành cùng gia đình hơn 6 năm nay, với 80 triệu đồng vay từ chương trình hộ nghèo và hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, tôi nuôi 5 con bò, nhờ trực tiếp tham gia các lớp tập huấn khuyến nông nên nắm bắt được cách chăm sóc, đàn bò tăng lên hơn 20 con. Chăn nuôi hiệu quả, giúp gia đình xây được nhà cửa khang trang và tích lũy được số vốn làm ăn.

Khách hàng tham gia gửi tiền tiết kiệm tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bác Ái, nhìn nhận: Nguồn vốn cho vay của NHCSXH góp phần giúp cho hơn 7.200 hộ tại địa phương vượt qua ngưỡng nghèo, dư nợ bình quân trên 41 triệu đồng/khách hàng. Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, TDCS đã làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ vay, bà con có sự thay đổi trong cách thức làm ăn phát triển kinh tế gia đình, không còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Với mục tiêu phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực thực hiện tốt vai trò TDCS xã hội, gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH tỉnh tập trung huy động nguồn lực từ trung ương và địa phương để triển khai đảm bảo ổn định các chương trình cho vay. Đặc biệt, qua thời gian triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động TDCS xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ tư duy, nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đưa hoạt động TDCS xã hội ngày càng tăng trưởng và phát triển bền vững cả về quy mô và chất lượng, tạo sự chuyển biến rõ nét trong cơ cấu kinh tế, giải quyết căn bản tình trạng khó khăn ở các địa phương. Đến nay, dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 3.140 tỷ đồng, với hơn 78.400 hộ vay vốn, trong đó cho vay đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm trên 60% tổng dư nợ. Vốn tín dụng ưu đãi cùng với các nguồn lực khác góp phần thúc đẩy giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1,5-2%/năm; riêng trong năm 2022, hộ nghèo của tỉnh giảm 1,86% và giúp cho 31 xã xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Lê Minh Lộc, Phó Giám đốc phụ trách chi nhánh NHCSXH tỉnh, cho biết: Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn. Nhằm đảm bảo mục tiêu 100% đối tượng thụ hưởng có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn vay, trong thời gian tới, ngoài đẩy mạnh huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân để tạo lập vốn bổ sung, đơn vị tiếp tục bám sát chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội hằng năm của các địa phương để làm cơ sở xây dựng kế hoạch giải ngân vốn cho vay. Đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, sở, ngành liên quan lồng ghép mô hình, dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hỗ trợ chuyển giao khoa học – kỹ thuật trong sản xuất, giúp hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, cải thiện đời sống gia đình.



Source link

Cùng chủ đề

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại nho

Trong những năm qua, ngoài việc chọn tạo các giống nho mới có tiềm năng về năng suất và chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các đề tài, dự án nghiên cứu kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh hại nho. Kết quả hoạt động nghiên cứu đã thúc đẩy nghề trồng nho ở tỉnh ta phát triển lên tầm cao mới.

Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Trong những năm qua, kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) của tỉnh ta đã có bước phát triển, chuyển đổi mô hình hoạt động áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo được sức mạnh tập thể trong sản xuất, kinh doanh (SXKD).

Tăng cường phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng, chống đuối nước (PCĐN) trẻ em trên địa bàn tỉnh. Các ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống TNTT, đuối nước cho trẻ em. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời có các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vong do TNTT, bảo vệ an toàn cho trẻ em.

Lan tỏa việc học tập và làm theo Bác trong hệ thống Mặt trận

Trong những năm qua, Mặt trận các cấp trong tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Qua đó, góp phần lan tỏa trong đội ngũ cán bộ làm Mặt trận về tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Mới nhất

Có thêm nhiều dịch vụ y tế mới, cư dân Ocean City an tâm “sống khỏe” trọn đời

Thêm "lá chắn" giúp bảo vệ sức khỏe cư dânVợ mang bầu đứa con đầu lòng, anh Trần...

Kết quả Giải đua vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship

Ngày 24/3, tại “trường đua xanh” Đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra ngày thi đấu cuối cùng Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship để xác định các nhà vô địch chặng đua Grand Prix of Binh Dinh. Trước đó, ngày hôm qua (23/4) Giải đua này đã...

Mũi Gành: Điểm check-in đẹp hoang sơ, hút khách ở Bình Định

(Dân trí) - Những ngày cuối tuần, hàng nghìn người đến điểm du lịch ở Mũi Gành (Bình Định) check-in, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và bình yên nơi đây. Từ phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đi về phía đông (hướng phường Hoài Xuân) khoảng 10km là đến Mũi Gành, xã Hoài Hải....

Mùa 'muối đắng' của diêm dân Bạc Liêu

Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Đây là một trong những địa phương có sản lượng muối nhiều nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Bình và Đông Hải. Thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho thấy, niên vụ 2023, sản lượng muối toàn...

Bình Định hướng tới “làm thương hiệu” từ các giải đấu thể thao quốc tế

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định khẳng định tỉnh sẽ nỗ lực "làm thương hiệu" bằng việc tổ chức các giải thể thao quốc tế, tiếp sau các giải đua môtô nước và thuyền máy F1 tại Quy Nhơn năm nay.Bùng nổ cảm xúc với Giải đua môtô nước Aquabike World Championship tại Bình ĐịnhPhát...

Mới nhất