Trang chủKinh tếNông nghiệpPhát triển bền vững nuôi biển - tránh xung đột với các...

Phát triển bền vững nuôi biển – tránh xung đột với các ngành kinh tế khác

Nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển, nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển. Tuy nhiên, phát triển nghề nuôi biển Việt Nam cần theo hướng giảm phát thải, tăng trưởng xanh, theo cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành nuôi biển.
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành nuôi biển.

Nuôi biển phải gắn với bảo vệ môi trường

Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành một số chính sách, chương trình khuyến khích, thúc đẩy nuôi biển. Nhờ vậy, ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam như hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ…

Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Minh Sơn – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh là một trong những địa phương sở hữu nhiều thế mạnh sẵn có để phát triển kinh tế biển và thủy sản với hơn 2.000 đảo lớn nhỏ, bờ biển dài 250 km chạy dài từ Móng Cái đến Quảng Yên, 40.000 ha bãi triều, trên 20.000 ha eo, vịnh…Đến nay, ngành nuôi trồng thủy sản trên biển của Quảng Ninh đạt được những kết quả nhất định. Năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 42.292 ha; trong đó: nuôi nội địa đạt 32.092 ha, nuôi biển đạt 10.200 ha.

Theo ông Nguyễn Minh Sơn, mục tiêu cao nhất của địa phương là phát triển bền vững ngành nuôi biển, thu hút đầu tư và tạo ra sản phẩm mới cho du lịch biển, tận dụng tài nguyên phong phú mà tỉnh sở hữu. Quảng Ninh đã xác định lợi thế của tỉnh trong phát triển ngành nuôi biển, với chủ trương tránh mâu thuẫn với ngành du lịch mà thay vào đó tạo ra giá trị gia tăng; sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường và áp dụng quy chuẩn hoạt động nuôi biển cao hơn. Quảng Ninh đã quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến từng thôn. “Tất cả các hộ nuôi biển đều được rà soát. Từ đó, những hộ dự kiến chuyển đổi nghề có thể được giao khu vực biển để chuyển từ khai thác sang nuôi trồng”, ông Nguyễn Minh Sơn chia sẻ.

Ông Trần Đình Luân – Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông) cho biết, nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển, nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương. “Tiềm năng, lợi thế cho việc phát triển nuôi biển của nước ta là có. Nhưng muốn bay xa, muốn tạo nên một hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ, chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn cần phải được tháo gỡ, đặc biệt là về công nghệ và cơ chế chính sách trong cấp phép giao mặt biển”.

Chưa có địa phương nào giao được vùng biển

Việt Nam có ba mặt giáp biển, thiên nhiên ưu đãi nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, phát triển nuôi biển tại nước ta còn gặp nhiều hạn chế do thiếu cơ chế chính sách, khoa học công nghệ; những vấn đề như liên kết sản xuất, nguồn lực đầu tư và vấn đề cấp mã số vùng nuôi phục vụ phát triển nuôi biển bền vững chưa được giải quyết thấu đáo.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Dũng – Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam cho biết, một trong những khó khăn chính ldoanh nghiệp nuôi biển hiện đối mặt là đến thời điểm này, chưa có địa phương nào giao được vùng biển cho doanh nghiệp và ngư dân quản lý. “Đây là rào cản lớn, khiến cho doanh nghiệp khó có thể đầu tư vào lĩnh vực này do vấn đề liên quan đến giấy phép và pháp lý. Nhiều doanh nghiệp đã phải đối mặt với khó khăn kéo dài nhiều năm”, ông Dũng chia sẻ.

Cùng với đó, nguồn nhân lực chuyên môn cho ngành nuôi biển còn hạn chế do chưa có ngành đào tạo chuyên sâu về nuôi biển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông cũng chưa có chương trình khuyến ngư cho người dân ven biển tiếp cận công nghệ cao. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nuôi biển còn thiếu khiến không có đơn vị nào đăng ký trại nuôi biển. Mặt khác, rủi ro cao trong nuôi biển cao nhưng hiện chưa có bảo hiểm cho lĩnh vực này nên nhiều doanh nghiệp do dự, chưa dấn thân cho ngành nuôi biển bền vững. Từ thực tế này cho thấy, việc thu hút đầu tư cho ngành nuôi biển còn đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành cũng như giải pháp chính sách linh hoạt và hiệu quả từ các cấp quản lý địa phương.

Theo ông Trần Đình Luân, điểm nghẽn lớn nhất của ngành nuôi biển là đưa quy mô sản xuất con giống vào công nghiệp. Do đó, cần kết hợp khối viện, trường với sự tham gia của doanh nghiệp để nghiên cứu, triển khai con giống ở quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, cần sự hợp tác để nghiên cứu về nguyên liệu thân thiện với môi trường, gắn với phát thải thấp, đảm bảo hệ số chuyển đổi thức ăn thấp nhất thải ra mô trường cũng như lồng ghép các đối tượng trong vòng tuần hoàn, chu kỳ dinh dưỡng…. Ông Luân cho rằng, không gian phát triển nuôi nuôi trồng thủy sản không nên bị bó hẹp bởi những quy hoạch “đã tô đậm” mà cần vượt ra ranh giới, tích hợp cùng với các ngành kinh tế khác như du lịch.

Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ, tại Na Uy, doanh nghiệp phải đấu thầu khu vực nuôi biển và thậm chí phải đưa biển vào thế chấp tài chính để nuôi biển. Như vậy, có lẽ Việt Nam cần xem xét độ phù hợp của tiếp cận này, qua đó tạo môi trường phát triển cho ngành nuôi biển.

Đối với vấn đề về chính sách bảo hiểm cho ngành nuôi biển, ông Trần Đình Luân cho biết, hiện nước ta đã có thí điểm bảo hiểm tôm và cá tra. Về lâu dài, đây sẽ là nền tảng để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tạo điều kiện để doanh nghiệp nuôi biển đăng ký các gói bảo hiểm phù hợp.





Source link

Cùng chủ đề

Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị

Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại.Phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới. Tích hợp nguồn lực kinh tế kỹ thuật các ngành dầu khí, đóng...

Việt Nam tham vọng xuất khẩu sản phẩm nuôi biển đạt 1 tỷ USD

Quảng Ninh, điểm sáng trong phát triển nuôi biểnChia sẻ tại Họp báo Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh do Bộ NNPTNT và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức từ ngày 31/3 - 1/4/2024, ông Nguyễn Minh...

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

Han So Hee, Ryu Jun Yeol nhận nhiều quả đắng sau chuyện tình vỡ lở

Dù công ty quản lý của Han So Hee đã lên tiếng rằng việc chấm dứt hợp đồng quảng cáo với hai nhãn hàng trên đã được quyết định từ trước và không liên quan tới việc nữ diễn viên hẹn hò với Ryu Jun Yeol.Tuy nhiên trước tình thế công chúng phản ứng dữ dội với nữ diễn viên sau scandal...

Tắt đèn Bật ý tưởng 2024: Giảm rác cho sạch – Tái rác cho xanh

Diễn ra trong 2 ngày 23,25/3, tại Hà Nội, chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2024 với chủ đề “Rác thải” sẽ đem đến thông điệp “Giảm rác cho sạch - Tái rác cho xanh” thông qua nhiều hoạt động đổi mới, thiết thực và có ích với môi trường như: thu gom rác, phân loại rác, workshop tái chế, trưng bày sản phẩm tái chế… GNI: tổ chức hoạt động...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kỳ vọng từ mô hình “hai nước, một khu kinh tế”

Việc hình thành Khu Kinh tế thương mại đặc biệt xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan hứa hẹn là “làn gió mới”, điểm đến mới của các nhà đầu tư; tạo cơ hội mới cho cư dân hai bên biên giới trong phát triển kinh tế, xã hội; đưa Lao Bảo - Densavan trở thành “địa chỉ vàng”, sôi động trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC).Sớm nở, tối tàn Năm...

Đắk Nông “đi sau, vượt trước”

Tiếp nối truyền thống cách mạng vẻ vang, tinh thần “đi sau, vượt trước”, cùng những thành tựu đã đạt được sau 20 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông với khát vọng và quyết tâm lớn, bản lĩnh và nghị lực, cùng sự đoàn kết, đồng lòng sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, đưa Đắk Nông trở thành “Tỉnh mạnh -...

Gỡ rào cản để Nghị quyết 02 thực thi hiệu quả

Đầu năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 (Nghị quyết 02) về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, nhằm khơi dậy động lực, tinh thần cải cách giúp nguồn lực cho doanh nghiệp được khơi thông, giảm gánh nặng chính sách. Để Nghị quyết được thực thi hiệu quả, cần thay đổi cách thức thực hiện, bổ sung...

Bài đọc nhiều

36 năm tô đậm dấu ấn “trụ đỡ” của nền kinh tế

Không chỉ ưu tiên tập trung nguồn vốn chất lượng cho nền kinh tế, Agribank còn đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh doanh đa dịch vụ theo định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng dịch vụ hàng đầu với phương châm "lấy khách hàng làm trung tâm". Agribank mở rộng kết nối, ký kết thỏa thuận...

36 năm tô đậm dấu ấn vì “Tam nông”

Không chỉ ưu tiên tập trung nguồn vốn chất lượng cho nền kinh tế, Agribank còn đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh doanh đa dịch vụ theo định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng dịch vụ hàng đầu với phương châm "lấy khách hàng làm trung tâm". Agribank mở rộng kết nối, ký kết thỏa thuận...

Cùng chuyên mục

36 năm tô đậm dấu ấn “trụ đỡ” của nền kinh tế

Không chỉ ưu tiên tập trung nguồn vốn chất lượng cho nền kinh tế, Agribank còn đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh doanh đa dịch vụ theo định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng dịch vụ hàng đầu với phương châm "lấy khách hàng làm trung tâm". Agribank mở rộng kết nối, ký kết thỏa thuận...

36 năm tô đậm dấu ấn vì “Tam nông”

Không chỉ ưu tiên tập trung nguồn vốn chất lượng cho nền kinh tế, Agribank còn đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh doanh đa dịch vụ theo định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng dịch vụ hàng đầu với phương châm "lấy khách hàng làm trung tâm". Agribank mở rộng kết nối, ký kết thỏa thuận...

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Phát triển nông nghiệp thuận thiên không có nghĩa là không làm gì

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên diễn hôm 21/3/2024. ĐBSCL của Việt Nam có thể nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ nếu không có các hành động trên toàn lưu vực sông. ...

Xuất khẩu rau quả tăng “đột phá”

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả có mức tăng trưởng đột phá kể từ đầu năm đến nay. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2024, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,03 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I Nhu cầu rau quả tại...

Mới nhất

Giá vàng trong nước giằng co, vàng nhẫn tăng nhẹ lên 69,82 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước Thời điểm trưa ngày 26/3, giá vàng SJC giao dịch tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn khu vực TP. Hồ Chí Minh quanh mức 78,00 - 80,00 triệu đồng/lượng, giảm 40 ngàn đồng/lượng chiều mua và giảm 40 ngàn đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên hôm qua. Chênh lệch...

Mỹ, Anh, New Zealand đồng loạt cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng, Bắc Kinh phản pháo là “vu khống ác ý”

Ngày 25/3, giới chức Mỹ, Anh và New Zealand cáo buộc Trung Quốc tiến hành các chiến dịch tấn công mạng sâu rộng. Bắc Kinh lên tiếng phản đối.

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho Đức

Xuất khẩu hồ tiêu, cây gia vị: Nâng chất lượng, hướng đến phân khúc thị trường cao cấp Giá hồ tiêu được dự báo sẽ vẫn neo cao Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, năm 2023, Đức nhập...

VNDirect dự kiến thứ 5 hoạt động trở lại, UBCKNN yêu cầu các CTCK rà soát tính bảo mật trước tháng 4

VNDirect đã làm chủ lại hệ thống, công ty đang nỗ lực khắc phục để dự kiến thứ...

TP HCM: Các dự án giao thông chậm tiến độ do giá cát san lấp tăng cao | Vật tư | Tài Chính

Theo chân một nhà thầu thi công tại TP. Thủ Đức trực tiếp khảo sát cát san lấp do sà lan từ miền Tây chở lên. Thực tế, toàn là cát pha bùn không thể làm được. Không nằm ngoài dự đoán, sà lan gần 2.000m³ cát san lấp đang thả neo trên con nước lớn chở đầy...

Mới nhất