“Sa lầy” trong giảm phát


Trong khi ở khắp nơi trên thế giới, rủi ro là lạm phát dai dẳng, thì tại Trung Quốc, giảm phát kéo dài lại khiến đất nước này đau đầu.

Ngược đường thế giới, Trung Quốc có thể 'sa lầy' trong giảm phát, Fed bất ngờ đón tin vui?
Lạm phát của Trung Quốc trong tháng 6/2023 gần mức 0%, gây bất ngờ cho các nhà kinh tế. (Nguồn: Reuters)

Rủi ro giảm phát

Chỉ 6 tháng trước, các nhà kinh tế lo lắng rằng, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau gần 3 năm áp dụng chính sách nghiêm ngặt phòng chống đại dịch Covid-19 sẽ dẫn đến sự gia tăng hoạt động kinh tế, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát cao ngất ngưởng trên toàn cầu.

Nhưng hiện tại, dù người tiêu dùng đã quay trở lại mua sắm và sử dụng các dịch vụ giải trí, việc mở cửa trở lại đã không mang lại kết quả như những gì thế giới mong đợi. Lĩnh vực bất động sản vẫn trong tình trạng “ốm yếu”, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tăng cao và khoản nợ 35 nghìn tỷ USD của chính quyền địa phương đã đè nặng lên tăng trưởng kinh tế, khiến giá tiêu dùng trong nước bị đình trệ.

Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 6/2023 gần mức 0%, gây bất ngờ cho các nhà kinh tế, vốn đã kỳ vọng mức tăng 0,2% khác. Như vậy, lạm phát của Trung Quốc đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021, chủ yếu do giá thịt heo và năng lượng giảm.

Trong khi đó, lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực và năng lượng dễ biến động hơn) đã giảm 0,1%, xuống 0,4%, từ mức 0,6% của tháng 5

Nhận định về số liệu trên, ông Zhang Zhiwei, kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management Ltd nói: “Nguy cơ giảm phát là rất thực tế. Cả hai thước đo lạm phát đều bổ sung thêm bằng chứng cho thấy, sự phục hồi đang yếu đi, với những lo ngại về giảm phát đè nặng lên niềm tin người tiêu dùng”.

Các nhà phân tích của Nomura dự đoán, lạm phát sẽ “trượt xa hơn” vào tháng tới, xuống mức -0,5%.

Cũng trong tháng 6/2023, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc cũng giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm giá sản xuất mạnh nhất trong hơn 7 năm và là tháng giảm thứ 9 liên tiếp đối với chỉ số này.

Nhà kinh tế Harrington Zhang của Nomura nhận định, kết quả PPI phần lớn là do sự sụt giảm mạnh về giá nguyên liệu thô và nhu cầu suy giảm từ các nhà sản xuất.

Trong bối cảnh có dấu hiệu tăng trưởng yếu và giá sản xuất giảm, chính phủ Trung Quốc và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã nỗ lực thúc đẩy chi tiêu và đầu tư vào nước này.

Thời gian qua, các quốc gia khác liên tục tăng lãi suất để chống lạm phát thì PBoC đã quyết định cắt giảm lãi suất trung hạn chủ chốt vào tháng 6. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng cam kết đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các nhà phân tích của Nomura tin rằng, dữ liệu lạm phát mới nhất sẽ khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới “tung” nhiều gói kích thích tài chính và tiền tệ hơn trong suốt cả năm nay.

Các nhà phân tích nhấn mạnh: “Chỉ số lạm phát cực thấp hỗ trợ cho quan điểm của chúng tôi rằng, PBoC có khả năng thực hiện thêm hai đợt cắt giảm lãi suất chính sách trong thời gian còn lại của năm”.

Hồi chuông báo động

Nền kinh tế sa lầy trong giảm phát có thể là kịch bản ác mộng đối với một quốc gia.

Ông Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng tại công ty kiểm toán Ernst & Young (EY) giải thích: “Việc nền kinh tế bị mắc kẹt trong môi trường giảm phát này là một rủi ro thực sự. Xét về tiềm năng tăng trưởng, nếu nền kinh tế phải đối mặt cùng lúc với rủi ro giảm phát và môi trường nợ tăng cao, thì đó là điều tồi tệ nhất”.

Trung Quốc đang phải đối mặt với “sự suy thoái bảng cân đối kế toán” như đã từng thấy trong “thập niên mất mát” của Nhật Bản vào những năm 1990.

Ông Daco lưu ý rằng, giảm phát khiến các khoản nợ trở nên đắt đỏ hơn và cũng làm trì hoãn chi tiêu, đầu tư của người tiêu dùng. Do đó, giảm phát khiến tăng trưởng bị trì hoãn và chi phí nợ tăng lên.

Nhà kinh tế trưởng Richard Koo của Viện nghiên cứu Nomura cảnh báo rằng, Trung Quốc đang phải đối mặt với “sự suy thoái bảng cân đối kế toán” như đã từng thấy trong “thập niên mất mát” của Nhật Bản vào những năm 1990. Thời điểm đó, người tiêu dùng và doanh nghiệp chuyển từ đầu tư và chi tiêu sang giảm thiểu nợ do giảm phát dai dẳng.

Theo ông Daco, tác động này có thể còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc vì nước này thiếu mạng lưới an sinh xã hội. Không có sự hỗ trợ của chính phủ, người tiêu dùng Trung Quốc buộc phải tiết kiệm nhiều hơn thay vì chi tiêu và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhà kinh tế Daco khẳng định: “Đó là một vấn đề kéo dài và mang tính cấu trúc trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ nhiều thập niên. Người tiêu dùng thắt hầu bao, tăng tiết kiệm là một trong những lý do dù đối mặt với khó khăn, Bắc Kinh vẫn chứng kiến quỹ đạo tăng trưởng ấn tượng”.

Tin tốt cho Fed

Mặc dù giảm phát chắc chắn sẽ không giúp ích gì cho nền kinh tế của Trung Quốc, nhưng đó có thể là một dấu hiệu mừng đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – cơ quan đang cố gắng dập tắt tình trạng lạm phát.

Ông Ed Yardeni, Chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường Yardeni Research cho rằng, tình trạng giảm phát của Trung Quốc có thể giúp chỉ số PPI của Mỹ “bất ngờ giảm xuống”.

Ông lưu ý: “Trong lịch sử, chỉ số PPI của nền kinh tế lớn nhất thế giới có “mối tương quan cao” với của Trung Quốc do mức độ trao đổi thương mại chặt chẽ giữa hai quốc gia. Sự phục hồi yếu ớt sau đại dịch của Bắc Kinh có thể là nguyên nhân gây giảm phát cho nền kinh tế toàn cầu”.

Còn nhà kinh tế Daco thì nói rằng, mặc dù không có ngân hàng trung ương nào muốn chứng kiến ​​tình trạng giảm phát, nhưng Fed có thể cảm thấy hài lòng khi thấy “tình trạng giảm phát từ phần còn lại của thế giới”.

Dù vậy, các chuyên gia nhận thấy, vấn đề giảm phát của Trung Quốc có thể là tin tốt cho các quan chức Fed, nhưng lại là rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu trong dài hạn.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ một quốc gia đang phát triển thành một siêu cường toàn cầu và là đối thủ kinh tế lớn của Mỹ kể từ những năm 1990 đã định hình lại thế giới. Tình trạng giảm phát dai dẳng có thể thay đổi thực trạng này.

Đặc biệt, đối với thế hệ Z (thế hệ này được sinh ra từ năm 1997 đến năm 2012) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – những người đang vật lộn với tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục hơn 20% – giảm phát là một thảm họa đang chực chờ bùng nổ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Philippines tố hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp vận

Philipines cho biết hải cảnh Trung Quốc sử dụng vòi rồng cản trở một tàu tiếp vận của nước này gần bãi Cỏ Mây và khiến nó bị hư hại. Quân đội Philippines hôm nay công bố video cho thấy hai tàu màu trắng của hải cảnh Trung Quốc liên tục phun vòi rồng vào con tàu đang chạy song song. Video khác ghi lại cảnh con tàu màu trắng có dòng chữ "Hải cảnh Trung Quốc" băng qua...

Du khách suýt mất mạng vì check in ở mỏm đá

Trung QuốcBất chấp cảnh báo nguy hiểm, nữ du khách vẫn trèo lên mỏm đá Rùa trên đỉnh núi Pai Ya ở Thâm Quyến để chụp hình và bị trượt chân té ngã. Sự việc xảy ra hôm 18/3, trên núi Pai Ya ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Một số người đi cùng nữ du khách đã vô tình quay lại đoạn video và đăng tải lên mạng xã hội. Trong video, nữ du khách này...

Người trẻ Trung Quốc tin vào xổ số hơn đi làm

"Chúng ta vẫn nên mơ. Biết đâu giấc mơ sẽ thành hiện thực", một tấm biển quảng cáo in đậm ở Trùng Khánh, Trung Quốc, viết. Phía bên ngoài cửa hàng bán xổ số, không gian chờ được thiết kế giống một quán cà phê khiến nhiều người lầm tưởng là địa điểm ăn chơi.Một quán cà phê tên "Lotto Coffe" ở Côn Minh, tỉnh Tây Nam cũng hứa hẹn sẽ tặng một vé số miễn phí cho mỗi...

Giá nhân dân tệ xuống đáy 4 tháng

Kỳ vọng Trung Quốc nới lỏng chính sách và các đồng tiền châu Á yếu đi khiến nhân dân tệ mất giá so với đôla Mỹ. Trên thị trường Trung Quốc, giá nhân dân tệ chiều nay có thời điểm xuống 7,24 CNY một USD, thấp nhất từ tháng 11/2023. Mốc này phá vỡ ngưỡng tâm lý quan trọng là 7,2 nhân dân tệ một đôla Mỹ.Giá nhân dân tệ trên thị trường quốc tệ cũng xuống thấp nhất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Về Lai Châu vui Lễ hội Bun Vốc Nặm

Ngày 23/3, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) lần thứ 5 năm 2024 của dân tộc Lào được tổ chức tại bản Nà Vàn (xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, Lai Châu) thu hút đông đảo nhân dân và du khách.

Bài đọc nhiều

Bộ Nông nghiệp muốn bán đấu giá gần 5 triệu tấn carbon

Thông tin trên vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu trong báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình triển khai thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) vùng Bắc Trung Bộ và đề̀ xuất chuyển nhượng lượng giảm phát thải khí nhà kính còn dư giai đoạn 2018-2019. Cụ thể, tháng 10 năm ngoái, Ngân hàng Thế giới (WB) có thư gửi Bộ xác nhận kết quả giảm phát thải...

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Chủ tịch MB: “Người MB đã nói là làm, đã làm là phải bằng được”

Ngày 6/3/2024 vừa qua, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) đã tổ chức gặp mặt nhà đầu tư để thông tin về kết quả kinh doanh và động lực tăng trưởng năm 2024. Trao đổi với nhà đầu tư, bên cạnh những nội dung về kế hoạch kinh doanh 2024, ngay cả các vấn đề mà nhiều ngân hàng khác thường cho là "nhạy cảm" với hoạt động cũng được lãnh đạo MB thẳng thắn chia...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Rơi tự do khỏi ngưỡng 80 triệu/lượng

Giá vàng SJC hôm nayGiá vàng thế giới giảm trong bối cảnh chỉ số USD tăng lên. Ghi nhận lúc 20h ngày 22.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 103,905 điểm (tăng 0,23%).Dự báo giá vàngTheo một số doanh nghiệp, giá vàng trong nước đi xuống, nhất là đối với vàng SJC trong bối cảnh thị trường chờ đợi chính sách quản lý...

Cùng chuyên mục

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Hải Phòng có thêm 926 tỷ đồng vì thu vượt ngân sách

Do thu từ xuất nhập khẩu năm 2022 vượt hơn 20%, Hải Phòng được thưởng và bổ sung hơn 926 tỷ đồng để đầu tư trở lại cho thành phố. Theo UBND TP Hải Phòng, năm 2022, thành phố thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67.806 tỷ đồng, vượt 11.876 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Theo nghị định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hải...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Gửi tiết kiệm 1 tỉ đồng 12 tháng ở Agribank nhận lãi suất tới 47 triệu đồng

Bạn đọc có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửi.Ví dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng Agribank, với lãi suất 4,7% ở kì hạn 12 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,7%/12 x 12 tháng = 47 triệu đồng.Trước khi gửi tiết kiệm, bạn đọc nên so sánh lãi suất tiết...

Gần 20.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào Vĩnh Long

UBND tỉnh Vĩnh Long trao 13 quyết định, cam kết đầu tư với tổng vốn 19.600 tỷ đồng, tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư, ngày 23/3. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến dự. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu tham quan sa bàn quy hoạch tỉnh Vỉnh Long, ngày 23/3. Ảnh:...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất