Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên lo sống chật vật nếu bị siết giờ làm thêm

Sinh viên lo sống chật vật nếu bị siết giờ làm thêm


Đang phục vụ 35 tiếng mỗi tuần ở một quán ăn vặt với thu nhập khoảng 600.000 đồng, Lan không biết lấy đâu tiền tiêu nếu chỉ được làm 20 tiếng.

Nguyễn Lan, quê Hưng Yên, sinh viên năm thứ nhất một trường cao đẳng ở Hà Nội, hàng ngày đều đến chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, vào buổi trưa.

Lan phụ việc từ 13h đến 18h, giúp khách gọi đồ, làm một số món đơn giản như bánh tráng cuộn, tào phớ và dọn dẹp. Mỗi ca, Lan được trả 85.000 đồng.

“Quán có quy mô nhỏ, chỉ đông khách ở một số thời điểm, phù hợp với em”, Lan nói. “Em được trả hơn 2,5 triệu đồng một tháng, cộng thêm gia đình chu cấp, em đủ sống ở Hà Nội”.

Ước chừng có khoảng 70-80% sinh viên làm thêm trong giai đoạn học tập, theo một số đề tài khảo sát ở cấp trường đại học. Việt Nam chưa có nghiên cứu nào trên quy mô cả nước về việc học sinh, sinh viên làm thêm.

Các bạn trẻ thường phụ việc tại các quán ăn, cà phê hay đóng gói hàng hóa với ca làm 4-5 tiếng một ngày, tương đương 28-35 tiếng một tuần. Mức lương phổ biến là 17.000-20.000 đồng một tiếng.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hôm 15/3 lấy ý kiến dự thảo Luật việc làm sửa đổi, trong đó lần đầu đề xuất học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong kỳ học, không quá 48 giờ một tuần trong kỳ nghỉ.

Lan và nhiều sinh viên bất ngờ khi biết tin. Các em lo lắng vì bị giới hạn giờ làm thêm đồng nghĩa giảm thu nhập, khó trang trải cuộc sống, một số nghĩ sẽ ảnh hưởng tới cơ hội học hỏi nghề nghiệp.





Nhân viên làm việc trong một cửa hàng cà phê tại TP HCM, tháng 10/2022. Ảnh: Hồng Châu

Nhân viên làm việc trong một cửa hàng cà phê tại TP HCM, tháng 10/2022. Ảnh: Hồng Châu

Đại diện một số trường ở Hà Nội và TP HCM nhận định mức chi tiêu phổ biến của sinh viên hiện nay khoảng 4-5 triệu đồng một tháng, chưa tính học phí (1,2-6 triệu đồng mỗi tháng với chương trình đại trà). Sinh viên ở trọ bên ngoài tốn kém hơn những em ở ký túc xá hay ở cùng người thân.

Ở trọ ghép với bạn, mức chi tiêu của Lan cũng trong khoảng trên. “Nếu chỉ được làm 20 tiếng mỗi tuần, thu nhập giảm gần một nửa, chắc em không đủ tiền ăn”, Lan nói.

Hồng Quân, sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Công nghệ TP HCM, cho rằng việc siết giờ làm thêm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và cơ hội học tập của em. Quân đang chạy xe ôm công nghệ 4-5 tiếng một ngày, cuối tuần chạy tới 10-12 tiếng, thu nhập hơn hai triệu đồng,

“Gia đình cho em 2-3 triệu mỗi tháng, giờ nếu thu nhập từ làm thêm giảm, gánh nặng gia đình sẽ gia tăng bởi chi phí sinh hoạt ở thành phố rất lớn”, Quân lo lắng. Nam sinh nghĩ đến việc cố gắng giành học bổng của trường, nhưng không dễ bởi thường phải lọt vào top 10% về điểm học tập.

“Đề xuất này được thông qua, không chỉ em mà cả nhà em lo”, Quân nói.

Với Lương Hữu Phước, sinh viên trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP HCM, việc bị giới hạn làm thêm có thể ảnh hưởng đến việc học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm làm việc.

Hiện Phước làm thêm khoảng 16 tiếng mỗi tuần tại một startup về giáo dục. Những khi công việc nhiều, em phải làm 20-22 tiếng mỗi tuần.

“Quy định làm việc không quá 20 tiếng mỗi tuần là cứng nhắc”, Phước nói.

Lan cũng cho rằng đề xuất này không phù hợp. Nữ sinh chia sẻ đa số việc làm bán thời gian yêu cầu làm theo ca 4-5 tiếng, tương đương 28-35 tiếng mỗi tuần. Điều này cũng phù hợp với sinh viên chỉ học buổi sáng hoặc chiều.





Hữu Phước (đứng) quản lý lớp học tại một công ty startup giáo dục, tối 26/3. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hữu Phước (đứng) quản lý lớp học tại một công ty, tối 26/3. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngược lại, đại diện nhiều trường đại học cho rằng quản lý số giờ làm thêm của sinh viên là cần thiết, bởi thực tế không ít em mải làm thêm mà bỏ bê học hành.

“Sinh viên cần tập trung cho việc chính là học tập, tốt nghiệp đúng hạn, từ đó có cơ hội việc làm tốt khi ra trường”, Thạc sĩ Trần Việt Toàn, Trưởng phòng Công tác Chính trị – Sinh viên, Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, nói. “Làm thêm 20 tiếng một tuần là hợp lý”.

GS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, 20 tiếng mỗi tuần vẫn là quá nhiều. Ông lo ngại sinh viên đi làm sớm dễ sa vào “bẫy thu nhập trung bình”, tức ham kiếm 5-10 triệu đồng mỗi tháng mà bỏ bê học tập rồi không ra được trường, ảnh hưởng tương lai lâu dài.

Ngoài ra, các nhà quản lý băn khoăn làm sao để trường kiểm soát được việc này.

Thạc sĩ Tống Văn Toản, Trưởng phòng Công tác sinh viên, trường Đại học Nha Trang, nói có thể đề nghị sinh viên cam kết không vượt số giờ quy định, nhưng không có thẩm quyền để kiểm tra, cả về phía sinh viên và chủ lao động.

Dẫn thông tin một số nước chỉ cho phép du học sinh làm thêm 20-24 giờ mỗi tuần, Thạc sĩ Trần Nam, Trưởng phòng Công tác sinh viên, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM, nói đây là những quốc gia có lượng du học sinh đông. Quy định nhằm đảm bảo sinh viên tập trung học, cũng tạo ra hàng rào để du học sinh không lấy đi quá nhiều việc làm của lao động trong nước.

Còn với Việt Nam, khi các trường không có hệ thống quản lý đồng bộ hay công cụ để kiểm chứng thì có thể tạo ra sự đối phó, giảm hiệu quả của chính sách trong thực tế.

Thạc sĩ Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tuyển sinh, trường Đại học Mở Hà Nội, nhìn nhận làm thêm là nhu cầu của đa số sinh viên. Mục đích là kiếm tiền trang trải do gia cảnh khó khăn hoặc nâng cao chuyên môn, mở rộng quan hệ, giúp các em trưởng thành hơn. Song, ông cho rằng cần quy định cụ thể với từng nhóm, thay vì gộp chung học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên.

“Học sinh chủ yếu phụ thuộc gia đình, nhu cầu làm thêm khác với sinh viên”, ông nói.

Theo GS Trình và Thạc sĩ Ngọc Anh, các trường cần làm tốt việc cố vấn học tập, có nhiều hoạt động hỗ trợ để sinh viên hài hòa giữa học tập, nghiên cứu với phát triển kỹ năng mềm, thể thao, nghệ thuật… Cùng đó, trường đại học cần đa dạng học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên khó khăn.

“Các em cần chia sẻ với nhà trường và cộng đồng để vượt qua, không lấy khó khăn trước mắt để đầu tư cho việc đi làm. Đó là việc mang tính ngắn hạn”, ông Trình nói.

Còn Lan hay Quân vẫn chưa hình dung được phải xoay xở thế nào nếu đề xuất được thông qua. “Có lẽ đến đâu hay đến đó, khi nào chưa bị quản lý thì cứ làm như bây giờ”, Lan nói.

Quân thì vẫn hy vọng sinh viên được tự do làm thêm theo khả năng và thời gian của mình.

Dương Tâm – Lệ Nguyễn




Source link

Cùng chủ đề

Phà ra đảo Cát Bà ùn tắc dù có bến mới

Hải PhòngKhách du lịch đổ về Cát Bà, huyện Cát Hải dịp cuối tuần khiến bến phà mới Đồng Bài quá tải, ôtô xếp hàng dài hơn một km. Ùn tắc bắt đầu từ 10h đến 16h chưa có dấu hiệu dừng lại. Ông Vũ Mạnh Trung, Trưởng bến phà Đồng Bài, cho biết đã huy động 100% công suất với 5 phà to, 4 phà con chạy liên tục. "Chúng tôi đang tập trung điều tiết, chưa thể...

Bà Út Em kêu gọi đóng góp 125 tỷ đồng

TP HCMChủ trường AISVN đã mất khả năng tài chính, đề xuất phụ huynh đóng 125 tỷ đồng để duy trì hoạt động đến hết năm học. Thông tin được nêu trong cuộc họp giữa các cơ quan chức năng của thành phố với bà Nguyễn Thị Út Em, chủ trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) cùng phụ huynh, chiều 30/3.Lúc 14h, hội trường của AISVN gần như chật kín, khoảng 600 phụ huynh tham dự buổi họp....

Sinh viên bỏ ngang đại học dễ sa vào ‘bẫy thu nhập 5-10 triệu đồng’

Hiệu trưởng Đại học Công nghệ lo nhiều sinh viên dính "bẫy thu nhập trung bình", vì lương 5-10 triệu trước mắt mà bỏ ngang đại học, gây hệ lụy về sau. GS Chử Đức Trình nói điều này trước hàng nghìn sinh viên và gần 60 doanh nghiệp tham gia ngày hội việc làm "UET Job Fair 2024" của trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, sáng 30/3.Ông Trình cho rằng sinh viên chỉ...

Lo ngại sinh viên bỏ ngang đại học vì ham lương 5-10 triệu đồng

Hiệu trưởng Đại học Công nghệ lo nhiều sinh viên dính "bẫy thu nhập trung bình", vì lương 5-10 triệu trước mắt mà bỏ ngang đại học, gây hệ lụy về sau. GS Chử Đức Trình nói điều này trước hàng nghìn sinh viên và gần 60 doanh nghiệp tham gia ngày hội việc làm "UET Job Fair 2024" của trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, sáng 30/3.Ông Trình cho rằng sinh viên chỉ...

Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ

Amanda Nguyen sẽ trở thành phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ bằng tên lửa New Shepard của tập đoàn Blue Origin trong đợt phóng sắp tới. Tổ chức phi lợi nhuận Space for Humanity (S4H) của Mỹ hồi đầu tuần thông báo tài trợ cho chuyến bay lên vũ trụ sắp tới của Amanda Nguyen, một phụ nữ gốc Việt 32 tuổi, theo diện Chương trình Phi hành gia Công dân.Chương trình của S4H chuyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát hiện 8 thi thể người di cư Trung Quốc ở bãi biển Mexico

Giới chức cho biết thi thể 8 người di cư Trung Quốc được phát hiện ở bãi biển miền nam Mexico, sau khi thuyền chở họ bị lật. Văn phòng công tố bang Oaxaca, miền nam Mexico, ngày 30/3 cho biết nhóm người di cư Trung Quốc đã lên chiếc thuyền do công dân Mexico điều khiển rời thành phố Tapachula, bang Chiapas, giáp biên giới với Guatemala, hôm 28/3.Một ngày sau, thi thể của 7 người phụ nữ...

Đỗ Quốc Luật lần thứ 10 liên tiếp vô địch quốc gia cự ly 10km

Phú YênBị vấp ổ gà ở đầu cuộc đua, nhưng VĐV đoàn Quân Đội, Đỗ Quốc Luật vẫn thắng áp đảo ở cự ly 10km nam hệ tuyển ở giải vô địch quốc gia sáng 31/3. Quốc Luật về đích sau 31 phút 12 giây, bỏ xa các đàn em như Đào Minh Thiện, Lương Đức Phước, Trịnh Quốc Lượng... Thông số này còn tốt hơn so với thành tích khi chân chạy 31 tuổi này vô địch năm...

Bao Phương Vinh toàn thắng tại vòng bảng billiard châu Á

HÀN QUỐC-Bao Phương Vinh vào vòng 1/8, trong khi cơ thủ số hai thế giới Trần Quyết Chiến dừng bước ngay vòng bảng giải carom 3 băng châu Á 2024. Tại vòng bảng kết thúc hôm nay 30/3, Phương Vinh lần lượt thắng Lý Thế Vinh 40-33, O Takeshima 40-18 và Takao Miyashita 40-24, với hiệu suất thi đấu trung bình 1,579 điểm trên mỗi lượt cơ. Cơ thủ 29 tuổi đứng đầu bảng H, cùng Miyashita vào vòng 1/8. Phương...

Những cây anh đào ra hoa lần cuối ở thủ đô nước Mỹ

Nữ du khách chụp ảnh dưới tán hoa anh đào trong trang phục tốt nghiệp. Biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến chính quyền địa phương phải đốn hạ hơn 100 gốc anh đào dọc hồ Tidal Basin. Theo Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia, trong thế kỷ qua, mực nước biển ở khu vực Washington đã tăng hơn 0,3 m. Mực nước biển dâng cao theo thời gian gây thiệt hại cho các bức...

5 cách đơn giản để ngủ ngon

Uống trà hoa cúc, trà hoa lạc tiên, ăn thực phẩm giàu magie như hạt bí ngô, hạnh nhân, đậu phộng có tác dụng an thần, giúp ngon giấc. Ngủ đủ 7-9 giờ mỗi đêm có lợi cho sức khỏe tổng thể. Thường xuyên thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, suy giảm trí nhớ... Áp dụng một số cách dưới đây có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ.Ăn thực phẩm có tryptophanTryptophan là...

Bài đọc nhiều

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Những lý do khiến học sinh không nói được tiếng Anh

Lớp đông, phương pháp dạy hàn lâm, thiên về từ vựng, thiếu động lực hay môi trường thực hành khiến học sinh hạn chế trong các kỹ năng nghe, nói tiếng Anh. Theo TS Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia dùng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Hiện các số liệu thống kê về khả năng tiếng Anh của người...

Học phí, điểm chuẩn lớp 10 các trường tư ở Hà Nội

Hà Nội95 trường THPT tư thục ở Hà Nội tuyển 27.000 học sinh lớp 10, học phí dao động từ 700.000 đến hơn chục triệu đồng mỗi tháng. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, quận Nam Từ Liêm có nhiều trường tư nhất - 12, kế đó là Hà Đông với 10 trường, Cầu Giấy 8, Bắc Từ Liêm 7. Đây đều là những quận đông dân của thành phố.Về chỉ tiêu, 93 trường tư...

Ôm tiền tỷ bỏ trốn, giáo viên đình công… loạt lùm xùm ở trường quốc tế

Giáo viên “đình công”, chủ tịch trường bị treo băng rôn đòi nợNhững ngày qua, vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) nợ phụ huynh hơn 3.200 tỷ đồng tiếp tục gây xôn xao. Sự việc vỡ lở từ tháng 9 năm ngoái, khi có nhiều phụ huynh treo băng rôn, thậm chí cầu cứu vì không “đòi nợ” được trường Quốc tế Mỹ.Đây vốn là số tiền phụ huynh cho trường vay không lãi suất,...

Cùng chuyên mục

TP.HCM chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO

Tại buổi lễ, ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - khẳng định việc trở thành thành viên chính thức Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO là vinh dự và trách nhiệm chung của quốc gia, cộng đồng, chính quyền các cấp, cơ quan, ban ngành liên quan trong việc bảo tồn và phát huy...

‘Thị trường cần ứng viên có kỹ năng mềm và biết công nghệ’

Tọa đàm Empowering Tomorrow do Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) kết hợp với fanpage Trường Người Ta tổ chức, phát sóng trực tiếp trên kênh fanpage UEH, Youtube UEH Channel, fanpage VnExpress và Trường Người Ta. Chương trình được dẫn dắt bởi MC Tuyền Tăng và PGS.TS. Trần Hà Minh Quân - Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế ISB, Đại học Kinh tế TP HCM.Tọa đàm có sự góp mặt của PGS.TS. Bùi Quang Hùng...

Học sinh Trường chuyên Trần Đại Nghĩa thi diễn nhạc kịch bằng tiếng Anh

Theo cô Trần Thị Hồng Thủy - phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, trong các vở nhạc kịch, các em không chỉ so tài về khả năng tiếng Anh, khả năng diễn kịch, biên kịch, hát, nhảy múa… mà còn "cạnh tranh" cả về việc quảng bá sản phẩm đến người xem nên việc làm poster và giới thiệu...

Trường quốc tế AISVN kêu gọi phụ huynh đóng thêm 125 tỷ đồng duy trì hoạt động

13h45 ngày 30/3, tại cuộc họp giữa Sở GD&ĐT TP.HCM, Công an TP.HCM, Hội đồng Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (Trường quốc tế AISVN) và gần 900 phụ huynh, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TP đã công bố trờ trình báo cáo về việc tái cơ cấu của trường.Theo tờ trình được Công ty CP Giáo dục quốc tế Mỹ AIS (chủ đầu tư Trường quốc tế AISVN) gửi UBND TP.HCM và Sở...

Mới nhất

Cơn sốt giá cà phê: Cả thế giới săn mua chỉ sau vàng ròng và dầu

Giá cà phê tăng phi mã và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên toàn cầu, tại Việt Nam ghi nhận mức giá cao nhất mọi thời đại. Loại hạt này đang trở thành hàng “hot”, được giới đầu tư thế giới chỉ xếp sau vàng và dầu mỏ. Cà phê thuộc nhóm cây công nghiệp, được trồng nhiều ở...

VNDIRECT dự kiến mở lại hoạt động, Cục ATTT cảnh báo tấn công mã hóa

VNDIRECT dự kiến mở lại hoạt động Hệ thống Công ty Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công từ 10h sáng Chủ nhật (ngày 24/3). Sáng ngày 25/3, trên website và trang Facebook của Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT, doanh nghiệp này đã chính thức có thông báo xác nhận việc hệ thống thông tin của đơn vị bị...

Đỗ Quốc Luật lần thứ 10 liên tiếp vô địch quốc gia cự ly 10km

Phú YênBị vấp ổ gà ở đầu cuộc đua, nhưng VĐV đoàn Quân Đội, Đỗ Quốc Luật vẫn thắng áp đảo ở cự ly 10km nam hệ tuyển ở giải vô địch quốc gia sáng 31/3. Quốc Luật về đích sau 31 phút 12 giây, bỏ xa các đàn em như Đào Minh Thiện, Lương Đức Phước, Trịnh Quốc...

Liều thuốc Tình yêu từ những câu chuyện có thật

Ngay cả khi bạo bệnh, tình yêu vẫn có vai trò vô cùng to lớn, như một liều thuốc tinh thần đưa chúng ta vượt qua bệnh tật. Cặp đôi được các y bác sĩ tổ chức lễ cưới ngay trong phòng bệnh - Ảnh: BVCC Mới đây, câu chuyện đám cưới đặc biệt của cặp đôi trên giường bệnh đã...

Mới nhất