Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên phải làm gì để dễ dàng thích ứng trong thế...

Sinh viên phải làm gì để dễ dàng thích ứng trong thế giới đầy biến động?


Hôm nay 2.12, tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum, ĐH Quốc gia Hà Nội, đã diễn ra cuộc tọa đàm giới thiệu cuốn sách Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh, chủ biên là GS Trần Văn Thọ và nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến. 

Tại đây, các học giả, chuyên gia không chỉ giới thiệu về nội dung cuốn sách mà còn chia sẻ suy nghĩ nhằm giúp thế hệ sinh viên hôm nay đĩnh đạc trở thành chủ nhân của đất nước Việt Nam giàu mạnh vào thời điểm 20 năm tới, trong một thế giới đầy biến động. 

Năng lực cơ bản là năng lực gì? 

Theo GS Trần Văn Thọ (giáo sư danh dự ĐH Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản), Việt Nam đặt mục tiêu năm 2045 trở thành nước phát triển. Thế hệ sinh viên hiện nay là những người trẻ trên dưới 20 tuổi. Vài ba năm, sau khi tốt nghiệp đại học, các em sẽ vào đời với sứ mạng cống hiến cho xã hội, cho đất nước. Các em sẽ phải là những người dẫn dắt, góp phần quyết định để Việt Nam có đạt được mục tiêu đó hay không.

Sinh viên phải làm gì để dễ dàng thích ứng trong thế giới đầy biến động? - Ảnh 1.

Tọa đàm ra mắt cuốn sách Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh

Trên hành trình trở thành chủ nhân của đất nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, sinh viên ngày nay đang đối mặt với một thách thức lớn là sự biến động liên tục, nhanh chóng về địa chính trị, về khoa học công nghệ. 

“Về địa chính trị, cách đây 5 năm chúng ta không thể nào tưởng tượng được thế giới sẽ đang có như ngày hôm nay. Và bây giờ, chúng ta cũng không thể nào lường được địa chính trị thế giới 5 năm nữa sẽ như thế nào! Khoa học công nghệ cũng thế, cách đây 10 năm chúng ta làm sao hình dung nổi internet, kỹ thuật số phát triển được như bây giờ! Và 10 năm tới sẽ ra sao, không một ai có thể biết trước câu trả lời”, GS Thọ chia sẻ.

GS Thọ cho rằng, để giải quyết thách thức này, sinh viên chỉ phải chuẩn bị tốt cho mình năng lực cơ bản. Một khi năng lực cơ bản có rồi, thì dẫu có sự biến động mạnh mẽ của thế giới, của khoa học công nghệ, thì các em cũng sẽ dễ dàng thích ứng. 

Nhưng thế nào là năng lực cơ bản? “Mỗi người sẽ có một quan điểm riêng khi trả lời câu hỏi này, riêng tôi thì năng lực cơ bản tựu trung chỉ có một số điểm chính yếu: khả năng suy nghĩ độc lập, khả năng sử dụng tài nguyên số, khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc”, GS Thọ nói.

Về khả năng suy nghĩ độc lập, theo GS Thọ, sinh viên không chỉ cần đọc nhiều, mà cần đọc sách, tài liệu có chất lượng. Trong thời đại này, việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn rất nhiều so với trước, là điều kiện thuận lợi hình thành nên năng lực cơ bản của sinh viên. 

“Nhưng mặt trái là thông tin nhiều. Vậy thì các bạn cần phải nhận biết đâu là tri thức giữa ngồn ngộn thông tin đó? Dù các bạn có nhiều thông tin nhưng chưa hẳn đã là người có tri thức. Bạn phải phân tích, chọn lọc, để phát hiện ra cái mới, thì các bạn mới có tri thức. Từ thông tin đến tri thức, chuyển thông tin thành tri thức, đó là một quá trình mà các bạn cần phải học”, GS Thọ phân tích.

Đọc nhiều, đọc có chọn lọc

Theo nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến, để xứng đáng là những chủ nhân tương lai của một đất nước Việt Nam giàu mạnh, thế hệ sinh viên hôm nay phải làm chủ được tri thức, trên cơ sở đó tạo cho bản thân năng lực tư duy phản biện. Muốn có tư duy phản biện, điều đầu tiên là sinh viên cần phải đọc sách nhiều.

“Thời còn là sinh viên, tuy ít tiền mua sách nhưng chúng tôi có thư viện, chúng tôi biết tận dụng lợi thế của thư viện nên chúng tôi vẫn đọc được nhiều. Còn thời nay, mỗi bạn trên tay đều có điện thoại thông minh, nhiều bạn có iPad, nhưng liệu các bạn đã khai thác được lợi thế đó của mình chưa? Đã chiếm lĩnh được kho tàng tri thức qua các công cụ khai thác thông tin thuận lợi đó chưa?”, ông Tiến đặt câu hỏi.

Theo ông Tiến, tạo niềm yêu thích đọc sách cho học sinh, sinh viên là điều các nhà trường (từ phổ thông lên đại học) có thể làm được. Tuy nhiên, các nhà trường cũng cần giúp các em đọc có chọn lọc. Các thầy cô giáo, các giáo sư cần nêu gương trong việc đọc nhiều nhưng có chọn lọc. Vai trò của các cơ quan truyền thông cũng rất quan trọng. Không chỉ các trường ĐH mới là những nơi nên tổ chức các cuộc thảo luận về những cuốn sách mang lại giá trị tri thức, hoặc những cuốn sách gây tranh cãi, mà các cơ quan báo chí có thể chủ động đứng ra tổ chức các cuộc thảo luận đó.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban Kinh tế T.Ư, cho biết ông chỉ có một lời khuyên dành cho các bạn sinh viên, bao gồm 2 từ khóa gắn liền với nội dung của cuốn sách Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh, đó là khát vọng và thời gian. Sinh viên cần có khát vọng, gắn khát vọng của cá nhân mình với khát vọng của đất nước. Và cần phải biết cách sử dụng thời gian một cách thông minh thì mới có thể hiện thực hóa khát vọng của mình.

Cuốn sách Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh do tác giả Trần Văn Thọ và Trần Hữu Phúc Tiến đồng chủ biên, được xuất bản bởi Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội. 

GS Trần Văn Thọ đang công tác tại ĐH Waseda Nhật Bản, nguyên thành viên Tổ tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

TS Trần Hữu Phúc Tiến là nhà báo quen thuộc của nhiều tờ báo và là tác giả của các cuốn sách Sài Gòn không phải ngày hôm qua (2016) và Sài Gòn Then & Now – Sài Gòn hai đầu thế kỷ (2017).

Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh có sự tham gia của 23 tác giả gồm các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà kinh tế uy tín đang công tác ở trong và ngoài nước như GS Trần Văn Thọ, TS Nguyễn Sĩ Dũng, GS Nguyễn Xuân Xanh, GS Trần Văn Nam, GS Hồ Tú Bảo…



Source link

Cùng chủ đề

Du xuân bình yên trên đường sách TP Thủ Đức

Sáng 15/2 (mồng 6 Tết), nhiều người dân tiếp tục tới đường sách Hồ...

Những chuyện đời thường thú vị của nhà báo Nguyễn Phú Trọng

Với khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là khoa Văn, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn lưu giữ tình cảm thuở sinh viên... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (khoá 8). Ông tốt nghiệp cử nhân năm 1967 và được phân công về làm biên tập viên của Tạp chí Học...

Bảng xếp hạng mới nhất đối với các trường đại học Việt Nam ra sao?

Viet Nam’s University Rankings (VNUR) - Bảng xếp hạng các trường đại học (ĐH) của Việt Nam vừa công bố top 100 trường ĐH trong nước năm 2024. Những trường ĐH có đầu vào cao như Trường ĐH Ngoại thương có vị trí 24; Trường ĐH Kinh tế quốc dân (16) và Trường ĐH Y Hà Nội (36)… Bảng xếp hạng ĐH Việt Nam 2024 (VNUR-2024) rà soát tất cả 237...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Nữ sinh viên theo lối sống tối giản xài 25 triệu đồng/tháng gây sốt trên mạng

"Các khoản chi của tôi đều chính đáng, không tiêu xài phung phí"Chia sẻ thêm về clip "Sinh viên chi bao nhiêu tiền 1 tháng?" đang gây sốt trên mạng xã hội, Thư xác nhận những nội dung trong clip là thật. "Trước đây tôi từng ở thuê căn hộ dịch vụ, chung cư có nhiều người ở với chi phí thuê...

Mới nhất

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự...

‘Dư vị miền xưa’ – ký ức vùng sông nước Nam bộ

Dấu ấn văn hóa Nam bộ và ký ức chèo xuồng, nấu rượu, nuôi heo, món ngon ngày lũ tràn đồng được tái hiện trong "Dư vị miền xưa". Sáng 23/3, tác giả Trần Minh Thương (bút danh Thạch Ba Xuyên) có buổi giao lưu tại đường sách thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, xoay quanh chủ đề Vấn...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự...

Mới nhất