Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTăng ngân sách cho ĐH là khả thi

Tăng ngân sách cho ĐH là khả thi


Tuần trước, Báo Thanh Niên đã có chuyên đề về tài chính cho giáo dục ĐH (GDĐH), trong đó nêu thực trạng nguồn thu của GDĐH phụ thuộc vào học phí, trong khi các chuyên gia đều cho rằng ngân sách nhà nước (NSNN) phải là nguồn tài chính chủ yếu. Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đã có cuộc trao đổi với Thanh Niên xung quanh vấn đề này.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Tăng ngân sách cho ĐH là khả thi - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn

NHÀ NƯỚC CHI CHO ĐH: VN 35%, THẾ GIỚI 66 – 75%

Trước bình luận của nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng VN có thể được xem như “một ngoại lệ” (về đầu tư NSNN cho GDĐH) khi đang là một trong những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn thu học phí, ông Sơn chia sẻ:

Có thể nói cùng với việc đẩy mạnh chủ trương thực hiện tự chủ ĐH và xã hội hóa GDĐH thì tài chính ĐH là một chủ đề được bàn luận khá nhiều và tạo ra sự chú ý đặc biệt trong một vài năm gần đây. Những phân tích về tài chính ĐH của nhóm chuyên gia WB gần đây, một phần dựa vào những số liệu do các đơn vị của Bộ GD-ĐT công bố trước đây, một phần dựa trên kết quả khảo sát của nhóm tại một số cơ sở GDĐH, đã tiếp tục làm rõ thực trạng và bổ sung một số khuyến cáo phù hợp (mặc dù một số số liệu thu thập, khảo sát được chưa đủ tính đại diện).

Hiện nay chưa có số liệu tính toán chính thức về tổng kinh phí và cơ cấu kinh phí chi cho các cơ sở GDĐH. Theo số liệu dự toán NSNN do Bộ Tài chính cung cấp và số liệu do Bộ GD-ĐT khảo sát, suất chi trên đầu sinh viên (SV) trung bình năm 2021 ước tính khoảng 25,5 triệu đồng/năm; trong đó kinh phí chi từ NSNN trung bình xấp xỉ 8,8 triệu đồng/SV, tương ứng với tỷ trọng khoảng 35%. Xét chung toàn hệ thống là vậy, nhưng nếu xét riêng những trường có mức tự chủ tài chính cao thì tỷ trọng NSNN sẽ thấp hơn rất nhiều, như báo cáo của nhóm chuyên gia đã đưa ra.

Theo số liệu thống kê năm 2019 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), suất chi phí trên một SV tính trung bình trong khối OECD xấp xỉ 18.950 USD và trung bình trong khối EU xấp xỉ 18.350 USD; trong đó NSNN chiếm trung bình 66% trong khối OECD và 75% trong khối EU. Một số nước có tỷ trọng chi NSNN tương đương hoặc thấp hơn VN như: Anh (24%), Nhật (32,6%), Úc (33,7%) và Mỹ (35,7%). Tuy nhiên, suất chi phí trên đầu SV ở các nước này đều nằm ở mức rất cao (20.000 – 35.000 USD/năm).

Tỷ trọng chi từ NSNN cho các trường ĐH thấp đồng nghĩa với việc các trường ĐH sẽ khó đi theo những định hướng, mục tiêu chiến lược mà Nhà nước đặt ra. Như nhiều chuyên gia đã phân tích, khi một trường ĐH phụ thuộc nhiều vào nguồn thu học phí thì tất yếu sẽ tập trung vào mở ngành, tuyển sinh và đào tạo những ngành, những chương trình dễ thu hút người học, chi phí thấp song lại hiệu quả cao về mặt tài chính. Hệ quả là nhiều ngành khoa học, kỹ thuật và một số ngành đặc thù khác, nhất là ở trình độ sau ĐH, rất cần cho sự phát triển lâu dài, bền vững của đất nước, sẽ gặp khó khăn trong tuyển sinh nếu không có những cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc bảo đảm công bằng xã hội, khả năng tiếp cận GDĐH cho các nhóm yếu thế cũng là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Tăng ngân sách cho ĐH là khả thi - Ảnh 2.

Đầu tư cho giáo dục ĐH là cho phát triển bền vững, hiệu quả đầu tư cao; đầu tư càng nhiều thì lợi ích càng lớn

CHÍNH SÁCH THIẾU ĐỒNG BỘ NÊN ĐẦU TƯ BỊ GIẢM

Vài năm gần đây, Chính phủ cũng như Bộ GD-ĐT đều cho rằng nếu hiểu tự chủ là tự lo về tài chính là hiểu sai về tự chủ, nhưng trên thực tế thì các trường tự chủ vẫn bị cắt hoàn toàn ngân sách khoản chi thường xuyên… Ông nghĩ thế nào về việc có nhiều ý kiến cho rằng việc giao tự chủ rồi từ đó cắt luôn chi thường xuyên của trường ĐH công lập là điều không thấy ở thông lệ quốc tế?

Việc giao tự chủ cho các trường ĐH chính là để phát huy tốt hơn sự năng động, sáng tạo của các trường, nâng cao năng lực quản trị ĐH và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống GDĐH, từ đó gia tăng hiệu quả đầu tư của Nhà nước, của người học và của xã hội. Thực tế là trong thời gian qua việc cắt giảm kinh phí chi thường xuyên đã buộc các cơ sở GDĐH phải năng động hơn để đổi mới tổ chức, quản trị và hoạt động nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh, tìm kiếm các nguồn lực từ xã hội, đồng thời sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực này. Báo cáo của Bộ GD-ĐT tại Hội nghị tự chủ ĐH năm 2022, cũng như một số khảo sát vừa qua của nhóm chuyên gia WB tại các cơ sở GDĐH tiên phong trong triển khai tự chủ, cũng đã chỉ rõ điều này.

Một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường các nguồn lực cho các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công, trong đó có GDĐH, nhưng chưa bao giờ đặt ra việc cắt giảm NSNN đối với GDĐH. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật GDĐH (luật 34) đã quy định chính sách của Nhà nước về phát triển GDĐH, trong đó quy định phân bổ ngân sách và nguồn lực cho GDĐH theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng SV và hình thức khác.

Như vậy, việc phân bổ NSNN cho GDĐH được chuyển từ chủ yếu hỗ trợ chi thường xuyên sang chi đầu tư, chi theo nhiệm vụ cạnh tranh và chi hỗ trợ người học; điều này không phải là không thông dụng ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên trong thực tế, việc đổi mới cơ chế, chính sách tài chính này chưa được triển khai đồng bộ. Việc cắt giảm kinh phí chi thường xuyên không gắn kèm với việc gia tăng ngân sách thông qua cơ chế đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ đã gây nhiều khó khăn cho các cơ sở GDĐH .

 Vẫn phải tăng học phí

Trong điều kiện NSNN chưa thể tăng mạnh thì việc phải tăng học phí theo một lộ trình phù hợp là không tránh khỏi. Ở đây cần nhiều giải pháp chính sách đồng bộ từ cả Nhà nước và các cơ sở GDĐH. Trong đó, một trong những giải pháp hiệu quả nhất là tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới chính sách tín dụng và học bổng SV, hướng theo đối tượng và ngành đào tạo, tăng mạnh tỷ lệ SV được hỗ trợ tài chính, nhất là SV các ngành khoa học, kỹ thuật và một số các ngành đặc thù khác.

TĂNG ĐẦU TƯ CHO GDĐH LÀ MỘT YÊU CẦU CẤP BÁCH

Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần tăng đầu tư cho GDĐH. Theo ông, đây có phải là một đòi hỏi khả thi?

Việc tăng đầu tư cho GDĐH từ NSNN là một yêu cầu cấp bách và tất yếu. Việc này có khả thi hay không trước hết phụ thuộc vào quan điểm đầu tư, sự đồng thuận của các cơ quan quản lý nhà nước và toàn xã hội về lợi ích đầu tư cho GDĐH. Như đã nói, đầu tư cho GDĐH là đầu tư cho phát triển bền vững, hiệu quả đầu tư cao; đầu tư càng nhiều thì lợi ích càng lớn, cho cả lợi ích công và lợi ích tư.

Quy hoạch tổng thể quốc gia đã đặt ra mục tiêu là đến năm 2030 VN trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; thuộc nhóm 10 quốc gia có hệ thống GDĐH tốt nhất châu Á với tỷ lệ SV ĐH đạt 260 trên 1 vạn dân.

Trong khi đó, các chỉ số thống kê về người có trình độ ĐH và quy mô SV trên dân số, mức chi NSNN cho GDĐH tính trên đầu người, trên GDP hay trên tổng NSNN chi cho GD-ĐT hay khoa học – công nghệ đều thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là những thách thức rất lớn đặt ra cho GDĐH VN, vừa phải tăng quy mô, tăng khả năng tiếp cận GDĐH cho mọi người dân, đồng thời phải nâng cao chất lượng GDĐH gắn với phát triển khoa học – công nghệ.

Muốn tăng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao và năng lực khoa học – công nghệ của đất nước, bên cạnh nỗ lực đổi mới của các cơ sở GDĐH thì nhất định phải tăng nguồn lực đầu tư, nhất là từ NSNN và xã hội. Theo số liệu do Bộ Tài chính cung cấp, NSNN chi cho GDĐH trong giai đoạn 2018 – 2020 đạt 0,25 – 0,27% GDP (4,3 – 4,7% tổng chi NSNN cho GD-ĐT); năm 2020 dự toán là 16.703 tỉ đồng nhưng thực chi là 11.326 tỉ đồng. Cũng trong giai đoạn đó, tổng NSNN thực chi cho GD-ĐT chỉ nằm trong khoảng 16 – 16,8% tổng NSNN. Như vậy, nếu NSNN thực chi cho GD-ĐT được nâng lên đạt 20% tổng NSNN, thì việc điều tiết một phần trong đó để nâng tỷ trọng chi cho GDĐH lên gấp đôi hiện nay (tức khoảng 0,5% GDP) là hoàn toàn khả thi. 



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Top 3 vị trí việc làm lương cao dành cho người biết tiếng Hàn

Bên cạnh nhiều công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào nước ta thì làn sóng văn hóa du nhập thông qua âm nhạc, phim ảnh cũng là lý do tiếng Hàn ngày càng trở nên phổ biến. Dưới đây là gợi ý top 3 vị trí công việc lương cao dành cho người biết tiếng Hàn, bạn có thể tham khảo thêm để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp.Hướng dẫn viên du...

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

Chàng trai vàng Vật lý giành học bổng 9,3 tỷ của MIT

Chủ nhân hai tấm huy chương vàng Olympic Vật lý giành học bổng toàn phần trị giá 9,3 tỷ đồng, được MIT đánh giá thuộc nhóm "ứng viên cạnh tranh nhất lịch sử". Võ Hoàng Hải, lớp 12 chuyên Lý, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, giành học bổng toàn phần của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hôm 22/3."Em nhận học bổng trên 9,3 tỷ đồng", Hải chia sẻ tại một hội...

Cùng chuyên mục

‘Shark’ Thủy là ai, kinh doanh ra sao dẫn đến nợ học phí?

Thời điểm sau dịch COVID-19 cũng là lúc Apax Leaders bắt đầu đối mặt với những thách thức về tài chính "hụt" nguồn thu học phí trong thời gian nghỉ dịch, trả lương giáo viên, duy trì hệ thống mặt bằng số lượng "khủng" rộng khắp cả nước.Việc quá nhiều phụ huynh muốn rút học phí đã đóng...

Shark Thuỷ bị bắt, Apax Leaders ngừng hoàn học phí cho phụ huynh

Thông tin trên được Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup) phát đi ngày 26/3. Đơn vị sẽ tạm dừng việc xác nhận và công nợ học phí cho phụ huynh. Đơn vị cũng tạm ngừng việc hoàn học phí cho đến khi có kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra liên quan đến Shark Thuỷ."Apax mong muốn nhận được sự thấu hiểu...

Apax Leaders ngừng hoàn học phí cho phụ huynh

Apax Leaders ngừng trả lại học phí cho phụ huynh, sau khi ‘Shark’ Thủy bị bắt vì cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong thông báo hôm 26/3, Công ty cổ phần Anh ngữ Apax - chủ quản chuỗi trung tâm dạy tiếng Anh Apax Leaders, cho biết sẽ tạm dừng xác nhận học phí và công nợ học phí với phụ huynh trong thời gian giới chức điều tra. Công ty cũng ngừng việc hoàn học...

Hy vọng ở Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa mới

Riêng với hệ đào tạo THCS, trường đang giữ vị trí số 1 trong các trường công lập ở TP.HCM. Trong đó, một yếu tố mà ít trường THCS ở TP.HCM có được, đó là học sinh THCS được thụ hưởng các điều kiện dạy và học của một trường THPT chuyên. Các em được "đắm mình" trong môi trường tinh hoa từ...

Mới nhất

“Sốt” vé máy bay kỳ nghỉ 30/4, du lịch tìm cách thích ứng

Giá vé tăng chóng mặt Kỳ nghỉ lễ 30/4 sắp tới, anh Phạm Trung Tuyến (số 2, đường Hồ Đắc Di, Đống Đa) dự kiến đưa cả gia đình đi Quy Nhơn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, giá vé máy bay cao ngất ngưởng đã khiến anh ngỡ ngàng. “Mức rẻ nhất đường bay Hà Nội- Quy Nhơn với giờ bay...

Hội An là điểm du lịch một mình an toàn nhất thế giới

Phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) đã vinh dự đứng đầu danh sách những điểm du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp. Hội An đứng đầu danh sách điểm đến du lịch một mình an toàn nhất thế giới Danh sách trên của Smoky Mountains được thực hiện bằng...

Xuất khẩu alumin sụt giảm ảnh hưởng tới số thu tại Cục Hải quan Đắk Lắk

(HQ Online) - Dù kim ngạch xuất nhập khẩu chung có sự tăng trưởng, song số thu của Cục Hải quan Đắk Lắk lại sụt giảm do kim ngạch xuất nhập khẩu có thuế giảm, đặc biệt là mặt hàng alumin xuất khẩu. Doanh nghiệp làm thủ tục tại Hải quan Đắk Lắk...

Hối thúc sớm có biện pháp hỗ trợ đầu tư bổ sung

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục hối thúc Việt Nam sớm ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi từ đầu năm 2024. Một cơ sở của Công ty TNHH Bosch Việt...

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ nhất

Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa...

Mới nhất