Trang chủNewsThời sựThành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và...

Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên


Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo Khu đề kháng Him Lam thuộc di tích quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và tỉnh Điện Biên, các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và đại diện gia đình cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, là một trong mười di tích quốc gia đặc biệt quan trọng được xếp hạng đầu tiên trong cả nước.

Hiện nay, di tích quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ có tổng số 45 điểm di tích thành phần, có giá trị to lớn, có một không hai trên thế giới, có giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn có giá trị, ý nghĩa lịch sử lớn lao đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình, các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên- Ảnh 2.
Thủ tướng tặng quà động viên đội ngũ cán bộ thi công Khu đề kháng Him Lam – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trung tâm đề kháng Him Lam thuộc phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cách sở chỉ huy của tướng De Castries 2,5 km về phía đông bắc và được mệnh danh là “cánh cửa thép” của tập đoàn cứ điểm.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tiếng pháo tấn công vào cụm cứ điểm Him Lam mở màn cho Chiến dịch vào ngày 13/3/1954 là sự kiện hết sức quan trọng. Trong trận chiến này, Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai của địch để đồng đội mình xung phong, tấn công giành chiến thắng.

Giai đoạn II của dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Khu trung tâm đề kháng Him Lam gồm các hạng mục chính như phù điêu dài 45 m; nhà dâng hương, sân dâng hương, sân quảng trường, bãi đỗ xe, hệ thống cây xanh, vườn hoa… Dự án có tổng mức đầu tư hơn 90 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương và xã hội hóa.

Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên- Ảnh 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự lễ gắn biển tuyến đường mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

*Tiếp đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã dự lễ gắn biển tuyến đường mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và tuyến đường mang tên anh hùng Nguyễn Ngọc Bảo tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên tiến hành điều chỉnh điểm đầu, điểm cuối của 6 tuyến đường và đặt tên cho 39 tuyến đường, trong đó có tuyến đường Phạm Văn Đồng.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là người học trò xuất sắc, người đồng chí tin cậy, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sĩ cách mạng vô sản kiên cường; một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt, tiền bối của cách mạng Việt Nam; có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Suốt cuộc đời với 75 năm hoạt động cách mạng liên tục, 41 năm là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 35 năm là Ủy viên Bộ Chính trị, 32 năm làm Thủ tướng Chính phủ, 10 năm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Phạm Văn Đồng đã có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Năm 1953, đồng chí Phạm Văn Đồng với chức danh Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ là một trong những đồng chí lãnh đạo có mặt tại cuộc họp của Bộ Chính trị vào ngày 6/12/1953 để bàn, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này.

Sau đó, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương, có trách nhiệm huy động bảo đảm công tác hậu cần cho Chiến dịch.

Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên- Ảnh 4.
Con đường được mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là tuyến giao thông huyết mạch nối 2 phường Mường Thanh – Thanh Trường của thành phố Điện Biên Phủ qua con sông Nậm Rốm lịch sử – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Con đường được mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là tuyến giao thông huyết mạch nối 2 phường Mường Thanh – Thanh Trường của thành phố Điện Biên Phủ qua con sông Nậm Rốm lịch sử.

39 tuyến đường tại thành phố Điện Biên Phủ được đặt tên trong dịp này gồm:

Mười tuyến đường mang tên các danh nhân trong lịch sử gồm: Đường Lê Thái Tổ, Đường Nguyễn Trãi, Đường Lương Thế Vinh, Đường Tôn Đức Thắng, Đường Phạm Văn Đồng, Đường Tố Hữu, Đường Hoàng Cầm, Đường Hoàng Đạo Thúy, Đường Đỗ Nhuận, Đường Hoàng Anh.

24 tuyến đường mang tên các anh hùng được phong tặng trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ gồm: Đường Phùng Văn Khẩu, Đường Hoàng Đăng Vinh, Đường Hoàng Văn Nô, Đường Lưu Viết Thoảng, Đường Nguyễn Phú Xuyên Khung, Đường Tạ Quốc Luật, Đường Nguyễn Ngọc Bảo, Đường Bùi Đình Cư, Đường Nguyễn Văn Ty, Đường Dương Quảng Châu, Đường Hoàng Khắc Dược, Đường Phan Tư, Đường Nguyễn Văn Bạch, Đường Trần Văn Cam, Đường Đặng Đình Hồ, Đường Trần Đình Hùng, Đường Lâm Viết Hữu, Đường Chu Văn Khâm, Đường Hà Văn Noạ, Đường Đặng Đức Song, Đường Nguyễn Văn Thuần, Đường Lộc Văn Trọng, Đường Lê Văn Dỵ, Đường Trịnh Văn Huyền.

Một tuyến đường mang tên cán bộ tiền khởi nghĩa của Điện Biên là Đường Nguyễn Bá Lạc.

Một tuyến đường đặt tên theo danh từ địa phương có ý nghĩa tiêu biểu và địa danh tiêu biểu của đất nước: Đường Hoà Bình.

Hai tuyến đường mang tên các địa danh lịch sử cách mạng, kháng chiến của tỉnh, gồm Đường Mường Phăng, Đường Mường Then.

Một tuyến đường mang tên các sự kiện tiêu biểu có ý nghĩa ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Điện Biên là Đường Quyết Tiến.

Hiện nay, thành phố Điện Biên Phủ có diện tích tự nhiên gần 309 km2, 12 đơn vị hành chính, gồm hơn 24 km2 nội thành và hơn 284 km2 thuộc địa giới các xã ngoại thành. Dân số toàn thành phố khoảng 81.690 người.



Nguồn

Cùng chủ đề

“Bếp Hoàng Cầm” ấm lòng người chiến sĩ tiền phương

Trước bom đạn của kẻ thù, bếp Hoàng Cầm giản dị đã phát huy hiệu quả thực tế, góp phần bảo đảm sức khỏe cho bộ đội ta chiến đấu và chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trước sự áp đảo về phương tiện và vũ khí chiến tranh của địch, “bí mật” là phương châm hàng đầu của quân đội ta, được quán triệt tuyệt đối ngay từ công tác hậu...

Thủ tướng dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tri ân những Anh hùng Điện Biên

Cùng đi có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Võ Minh Lương; Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang; Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và tỉnh Điện Biên. * Dâng hương tưởng nhớ, tri ân anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, làm nên...

bắt đầu đợt 2 trận đánh tiêu diệt đồi C1

Đợt tiến công thứ 2 vào cứ điểm này là đợt dài ngày, gay go, ác liệt nhất. Ngày 11/4/1954, bắt đầu đợt 2 trận đánh tiêu diệt cứ điểm đồi C1, Đại đội 811 (Tiểu đoàn 888, Trung đoàn 176, Đại đoàn 316) được giao nhiệm vụ lên phòng ngự, chiến đấu trên cứ điểm này; Trung đoàn 98 đánh đợt 1 (từ 30/3 đến 10/4) được lệnh rút quân về tuyến sau. Sự tương quan giữa ta...

Khí thế hào hùng của Điện Biên năm xưa đã hội tụ về đây

Với tinh thần đó, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã đề xuất, được Thường trực Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất...

Thư của Bác Hồ động viên, khích lệ chiến sĩ Điện Biên 70 năm trước

Thực hiện kế hoạch Nava từ giữa năm 1953, thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Đến khi ta nổ súng tiến công, chúng đã có gần bốn tháng để xây dựng và củng cố hệ thống phòng ngự ở Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương lúc bấy giờ. Các tướng tá của Pháp và Mỹ coi đây là một "tập...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng cường hợp tác với Úc về khí hậu – năng lượng

Đây là đề nghị của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành khi trao đổi với bà Jenny McAllister - Thượng nghị sỹ, Quốc vụ khanh phụ trách khí hậu và năng lượng của Úc, vào chiều ngày 17/4, tại Hà Nội.Nêu hiện trạng về ảnh...

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Phần cuối chương trình thể hiện hình ảnh quê hương Hà Tĩnh kiên cường, mạnh mẽ, “vang mãi lời anh” trên đường đổi mới và hội nhập, phát triển. ...

Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp thứ 5 về Chỉ số cải cách hành chính

Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số có nhiều chuyển biến, với điểm sáng là thành tựu đạt được trong thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số; các CSDL quốc gia, chuyên ngành được xây dựng, vận hành ngày càng hiệu...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp cựu Thủ tướng Anh, Chủ tịch Viện TBI Tony Blair

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, để đạt được kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực tự thân, Việt Nam nhận được sự hợp tác hiệu quả của các quốc gia, tổ chức quốc tế, trong đó, sự hỗ trợ, hợp tác từ các...

Tổng Bí thư Trần Phú

Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng cao đẹp, vẻ vang của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam và quê hương Hà...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Công đoàn Cục Thông tin đối ngoại tổ chức hiến máu tình nguyện

Hiện nay, nhiều bệnh viện không đủ cơ số đơn vị máu, chế phẩm máu phục vụ cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Hiến máu tình nguyện là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tô đẹp thêm truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Hiến máu không mất nhiều thời gian và sức lực nhưng rất cần thiết cho xã hội và có lợi cho sức khoẻ, hiến máu giúp tăng...

Vụ buôn lậu hơn 6.000kg vàng: Mang vàng khối qua cửa an ninh để lên máy bay

Như VietNamNet đã đưa tin, VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 24 bị can trong đường dây buôn lậu 6.150kg vàng 9999 về tội Buôn lậu. Trong số các bị can, Đặng Nam Trung thường xuyên đi lại giữa Hà Nội và TP.HCM giao tiền, nhận vàng mang ra Hà Nội theo phân công của bị can Đặng Thị Thanh Hằng. Khi làm thủ tục lên máy bay, Trung đi qua cửa VIP kiểm soát...

Cùng chuyên mục

Bụi mù mịt trên quốc lộ 14D qua Quảng Nam

Quốc lộ 14D nối đường Hồ Chí Minh với cửa khẩu Nam Giang bị bong hết lớp nhựa đường, bụi bay mù mịt, nhiều người phải mặc áo mưa tránh bụi. Dài hơn 74 km, rộng 6,5 m, quốc lộ 14D bắt đầu từ Bến Giằng, huyện Nam Giang chạy theo trục đông tây kết nối với Lào qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang. Đây là tuyến độc đạo đi năm xã vùng cao của huyện.Hiện mặt quốc...

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Nhấn mạnh đây là nội dung sẽ tác động lớn đến sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo cũng như cơ quan chủ trì thẩm tra cần tập trung làm rõ sự cần thiết, tính cấp bách, rà soát danh mục đầu tư, báo cáo đánh giá tác động chính sách khi điều chỉnh...

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

“Vào năm 2023, nợ chính phủ toàn cầu đã tăng khoảng 2%, lên 93,2% GDP. Con số này vẫn cao hơn 9% so với mức trước đại dịch”, IMF cho biết. Theo IMF, những quốc gia dẫn đầu tăng trưởng là hai nền kinh tế lớn nhất - Mỹ và Trung Quốc, nơi nợ công tăng lần lượt hơn 2% và 6% GDP. Dự báo của IMF cho rằng, nợ công của Trung Quốc năm nay sẽ...

2,869 tỷ USD kiều hối về TPHCM trong quý 1-2023

Đây là mức kiều hối tăng cao nhất trong cùng kỳ 3 năm gần đây (quý 1-2023 tăng 19,4%; quý 1-năm 2022 tăng 14,2%). So với tổng lượng kiều hối chuyển về TPHCM năm 2023, kiều hối chuyển về trong quý 1-2024 bằng 30,3%. Chiều ngày 17-4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết, trong quý 1-2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 35,4%...

Mới nhất

Ngư dân Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch sứa biển, kiếm tiền triệu mỗi ngày

16/04/2024 | 15:34 TPO - Thời gian này, người dân ven biển huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang tất bật bước vào vụ mùa đánh sứa đặc...

Mở rộng cho học sinh phổ thông học trước tín chỉ đại học

Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển hơn 150 học sinh phổ thông để học trước chương trình đại học, gấp hơn 3 lần so với hiện nay. Thông tin được nêu tại hội thảo chương trình Ươm tạo tài năng, bậc trung học phổ thông (VNU 12+) của Đại học Quốc gia Hà Nội, chiều 17/4....

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Nhấn mạnh đây là nội dung sẽ tác động lớn đến sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo cũng như cơ quan chủ trì thẩm tra cần tập trung làm rõ sự cần thiết,...

20 ý tưởng tranh tài tại vòng chung kết cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp tỉnh

20 ý tưởng xuất sắc lọt vào vòng chung kết đã cho thấy sự sáng tạo, đổi mới...

Mới nhất