‘Thầy biết ơn các em!’


Sáng nay 9.6, tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã diễn ra lễ bế giảng năm học 2022 – 2023 và trao bằng tốt nghiệp ĐH cho các tân cử nhân – sinh viên K69. 

Trong buổi lễ, GS Nguyễn Văn Minh đã gửi tới các tân cử nhân, trong đó phần lớn ra đời sẽ làm nghề giáo, tình cảm biết ơn của mình và một số lời nhắn nhủ về lẽ sống và bản lĩnh, trước khi các em rời mái trường sư phạm.

Giáo sư hiệu trưởng trường sư phạm: Thầy biết ơn các em! - Ảnh 1.

GS Nguyễn Văn Minh trao bằng tốt nghiệp cho những sinh viên K69 tốt nghiệp xuất sắc

“Hãy nhớ cháy rừng có thể chỉ từ một đốm lửa nhỏ nhoi…”

Theo GS Minh, trọng trách của những người làm giáo dục là đồng hành để thay đổi tốt hơn đến mỗi con người, đến từng số phận. Các em sẽ là những người làm cho “bức tranh” giáo dục sáng hơn, mỗi con người tốt hơn và là người mang năng lượng tích cực hơn đến với cuộc sống, với mỗi người.

GS Minh chỉ ra một số hiện tượng tiêu cực trong đời sống tình cảm của con người, về những điều tốt đẹp vô tình bị đánh mất, để cảnh báo: “Hãy nhớ rằng, cháy rừng có thể chỉ bắt đầu bằng một đốm lửa nhỏ nhoi… Thầy mong muốn các em hãy đi đến tận cùng của cuộc sống, chạm đến đáy sâu tâm can của những kiếp người để không thờ ơ và trở thành vô cảm, để những gì chân chính trội lên. Thấu hiểu không phải để rồi bi lụy mà để nhen nhóm dần cái tốt đẹp bằng việc mình làm và đừng bao giờ để con tim mình nguội lạnh”.

GS Minh chia sẻ, các sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chính là lẽ sống của cuộc đời thầy. Thầy cũng là một con người bình thường như mọi người, cũng có lúc vui, lúc buồn, có trăn trở và cũng có những giây phút suy tư, thậm chí có cả bi quan. Nhưng hơn cả, mỗi khi nghĩ về các em, những nhọc nhằn, trăn trở, những nỗi lòng đều trở nên dịu lại và ấm áp để vượt qua.

GS Minh tâm sự: “Những lúc bặt gặp các em vui đùa hồn nhiên, lòng thầy khấp khởi; những lúc thấy một vài em ngồi tư lự dưới các tán cây, lòng thầy chùng xuống. Thầy tự hỏi, tại sao đâu đó nơi này còn làm cho tâm tư các em trĩu nặng?

Có hôm, đi bộ ngoài đường, thầy được một bạn làm xe ôm chào và nói rằng, ngoài giờ học em chạy Grab. Thầy cảm phục các em và rất tôn trọng các em, và còn nhiều điều nữa… Các em đã cho thầy nhiều bài học giá trị của cuộc đời.

Dường như tất cả các em đến với mái trường này, vượt lên tất cả, là trong thẳm sâu đều có một tình yêu thương sâu nặng với con người và với cuộc đời, và thầy diễm phúc được sống trong tình yêu thương chan chứa đó. Các em là một phần máu thịt của cuộc đời thầy. Thầy biết ơn các em!”.

Thầy cô là những người bảo vệ tuổi thơ cho trẻ

GS Minh mong rằng mai kia ra đời, các nhà giáo tương lai dạy cho trẻ biết thương cha thương mẹ, biết ơn những đồng chua nước mặn, những nhọc nhằn để có bát cơm; biết sẻ chia với những phận đời không may mắn và vị tha với những lỗi lầm. Rồi sau đó mới dạy trẻ những tình yêu lớn lao hơn thế.

Các em hãy là người bảo vệ tuổi thơ cho trẻ. Đừng để việc học đánh mất sự ngây thơ của trẻ; nhắn với phụ huynh rằng, tuổi thơ là tuổi thần tiên; hãy hỏi trẻ đi học có vui không thay vì hỏi hôm nay con được bao nhiêu điểm.

Theo GS Minh, đánh mất sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ là có tội. Nguyên sơ là gốc thánh thiện của con người. Hãy cố giữ cho trẻ thơ cánh diều vút cao trên đồng làng ngập gió, giữ cho sự vô tư choán năm tháng tuổi thơ ngây. Hãy gạt bỏ cái tư tưởng biến đứa trẻ thành chuyên gia xuất sắc, mà luôn nhớ rằng giáo dục trẻ để chúng biết yêu thương, biết quan tâm, biết sẻ chia với những người gần gũi. Nhắn với phụ huynh rằng, đừng bắt con cái mình chín ép và trở thành công cụ thực hiện tham vọng của mình.

GS Minh bày tỏ: “Các em sẽ là người đi tạo dựng niềm tin. Niềm tin không đến từ những lời hoa mỹ, phô trương; không đến từ sách vở đơn thuần. Niềm tin phải được bắt đầu từ cách ứng xử và việc làm. Sức mạnh của giáo dục là cảm hóa và phải bắt đầu từ cảm hóa chứ không phải bắt đầu bằng trừng phạt, hành hình. Cảm hóa bắt đầu bằng tình yêu thương và tha thứ; bằng những thấu hiểu để chạm đến con tim, để khơi lên gốc sâu của lòng trắc ẩn. Một cái nắm tay khi người ta bất lực hơn vạn lần những buổi liên hoan”.

GS Minh cũng dặn dò các tân cử nhân đừng bước vào đời với ảo tưởng đó là nơi thỏa sức để mình làm tất cả. Nơi đó có những điều tốt đẹp, nhưng nơi đó cũng có những đố kỵ, nhỏ nhen; nơi đó cũng không thiếu những gì cạm bẫy, nhưng đó là cuộc sống, không ai chạy trốn được cả mà hãy đối diện với nó. 

“Chỉ làm việc tốt thì mới đẩy lùi cái xấu, chứ không thể lập tức xóa đi cái xấu. Nơi đó cần bản lĩnh, cần kiên trì và cần cả thời gian. Nhưng thầy tin các em, những sinh viên của thầy, những người có ý chí, có tình cảm và trách nhiệm sẽ sẵn sàng dấn thân và làm được”, GS Minh chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

Ông Nguyễn Văn Hiền làm Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Sáng nay 14/3, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định công nhận PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường nhiệm kỳ 2020 – 2025. Ông Nguyễn Văn Hiền nhận quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhiệm kì 2020 – 2025 theo quyết định của Bộ GD-ĐT.  Trước khi...

Hơn 2.800 vị trí việc làm cho sinh viên ngành du lịch ngay khi vừa ra trường

Ngày 13/3, Trường Cao đẳng Du lịch Huế đã tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp và Ngày hội việc làm năm 2024 cho các học sinh, sinh viên được đào tạo tại đơn vị.Trường Cao đẳng Du lịch Huế được thành lập năm 1999, hiện đang đào tạo 14...

Lệ phí tốt nghiệp đại học: Có trường thu 90.000, có trường 4,6 triệu

Hầu hết các trường đại học yêu cầu sinh viên đóng lệ phí này trước khi xét tốt nghiệp chính thức hoặc nhận bằng. Có trường thu vài chục ngàn, cũng có trường thu đến hàng triệu đồng. Đủ tên gọi, nhiều mức thuLệ phí tốt nghiệp, lệ phí xét tốt nghiệp, lệ phí đăng ký xét tốt nghiệp, lệ phí tham gia...

Cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp cho nhà giáo đừng để trở đi mắc núi, trở lại mắc sông

Người thì cho rằng là yêu cầu hợp lý để chứng minh năng lực giảng dạy, người thì cho rằng không cần thiết, rườm rà nhiêu khê chẳng khác gì thêm một “giấy phép con”, nhiều ý kiến thì cảnh báo: cần thận trọng, tránh tình trạng “trở đi mắc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Cùng chuyên mục

Nhiều cơ hội cho sinh viên làm việc tại tổ chức phi chính phủ

Ngày 25-3, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO), các đại học trong và ngoài nước đã có mặt tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đưa ra nhiều góc nhìn xây dựng nguồn nhân lực trẻ ngành công tác xã hội. Từ năm 2016, ngày 25-3 được Thủ tướng...

Đề thi văn học sinh giỏi ở Quảng Nam bị cộng đồng mạng chê ‘rối rắm’, Sở Giáo dục nói gì?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Thái Viết Tường - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam - cho hay sẽ cho kiểm tra rồi trao đổi lại.Trong khi đó ông Lê Văn Hiệp - chuyên viên phòng giáo dục trung học, cán bộ phụ trách môn văn của Sở Giáo dục và Đào tạo - nói...

Hà Nội khảo sát thi tốt nghiệp THPT 101.000 học sinh lớp 12

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố trong hai ngày 5 và 6-4.Có khoảng 101.000 học sinh lớp 12 năm học 2023 - 2024 đang học tập tại các trường THPT, trung tâm giáo...

Học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Lãnh đạo trường THCS xã An Thượng cho biết, nữ sinh bị hành hung tại khu cánh đồng gần Trạm Y tế xã An Thượng (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) là em D. đang học lớp 7 tại trường.Vị lãnh đạo thông tin, trước đó, D. có xích mích với P., một nữ sinh lớp. Biết cháu xảy ra mâu thuẫn với bạn, chú của P. đã hành hung D.Thời điểm bị hành hung, D. chỉ biết...

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?- Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh...

Mới nhất

Hàng chục ngôi nhà cổng vòm nằm trong ngách dài chưa tới 100m ở Hà Nội

(Dân trí) - Khoảng 20 căn nhà nằm kế sát nhau đều thiết kế cổng vòm bằng gỗ hoặc sắt, sơn màu nâu trầm trong ngách 5/1 phố Từ Hoa (Hà Nội) dài chưa tới 100m. Ngách 5/1 phố Từ Hoa (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) có chiều rộng khoảng 2m, chiều dài chưa tới 100m, nổi bật...

Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội kết quả rà soát hệ thống VBQPPL tại kỳ họp thứ 7

Chiều 22/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp...

Những bức tranh ở mộ tể tướng thời Đường

Bức nam, nữ ca múa, chơi nhạc, được đặt tên là "Nhạc vũ đồ". Theo The Paper ngày 23/3, sau 10 năm khôi phục, Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây lần đầu triển lãm các tranh tường ở khu mộ Hàn Hưu (673-740), tể tướng thời vua Đường Huyền Tông. Khu mộ được phát hiện năm 2010, khi...

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì phiên họp đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp Bộ Quốc phòng

(Bqp.vn) - Chiều 21/3, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học cấp Bộ Quốc phòng tổ chức Phiên họp đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực tham mưu về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân của đội ngũ cán bộ chiến dịch, chiến lược QĐND Việt Nam thời kỳ...

Nhiều cơ hội cho sinh viên làm việc tại tổ chức phi chính phủ

Ngày 25-3, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO), các đại học trong và ngoài nước đã có mặt tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đưa ra nhiều...

Mới nhất