Trang chủNewsKinh tếThấy gì từ con số xuất siêu 10 tỉ USD?

Thấy gì từ con số xuất siêu 10 tỉ USD?


Xuất siêu sang Mỹ 31 tỉ USD

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong tháng 5.2023, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 55,86 tỉ USD; nếu so với cùng kỳ năm trước giảm tới 12,3%, nhưng nếu so tháng trước đó thì tăng 5,3%. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt trên 29 tỉ USD, tăng 4,3% so với tháng trước; khu vực kinh tế trong nước đạt 7,8 tỉ USD, tăng 1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 21 tỉ USD, tăng 5,5%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5.2023 ước đạt gần 27 tỉ USD, tăng 6,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,3 tỉ USD tăng 3,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,5 tỉ USD, tăng 7,8%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 136 tỉ USD, giảm gần 12% so cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 126 tỉ USD, giảm gần 18% so cùng kỳ năm trước. So cùng kỳ năm trước, trong 5 tháng đầu năm 2023 xuất siêu sang Mỹ ước đạt 31 tỉ USD (giảm 22%), xuất siêu sang EU 12,6 tỉ USD (giảm 3,6%); xuất siêu sang Nhật Bản đạt 521 triệu USD (cùng kỳ nhập siêu 564 triệu USD). Trong khi đó, nhập siêu từ Trung Quốc là 23,6 tỉ USD (giảm 16,7%), nhập siêu từ Hàn Quốc gần 11 tỉ USD (giảm 38%), nhập siêu từ ASEAN 3,4 tỉ USD (giảm 41%).

Thấy gì từ con số xuất siêu 10 tỉ USD? - Ảnh 1.

Gạo là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của VN

Thẩm tra báo cáo kinh tế của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng lưu ý: Xuất siêu lớn trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xuất khẩu giảm là điều đáng lưu tâm. Điều này cho thấy sự suy giảm của động lực tăng trưởng. Theo các chuyên gia, từ cuối năm 2022 xuất nhập khẩu đã bắt đầu giảm do bối cảnh chung của kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ giảm trên quy mô toàn cầu. Những yếu tố này tiếp tục ảnh hưởng tới cán cân thương mại của VN trong những tháng đầu năm 2023. 

Với một nền kinh tế có độ mở cao như VN và xuất khẩu phần lớn dựa vào nhập khẩu nguyên vật liệu, thì việc xuất siêu trong bối cảnh này là điều cần phải được xem xét cẩn trọng, vì xuất siêu tăng là do nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu. Tuy nhiên, các số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 5 tăng ở cả chiều xuất và nhập cho chúng ta hy vọng về những dấu hiệu của sự phục hồi sản xuất kinh doanh.

Chưa ổn định, nhưng đáng mừng

Chuyên gia kinh tế, TS Ngô Trí Long nhận định: VN có 28 mặt hàng nhập khẩu tăng trưởng âm. Trong đó, mặt hàng giảm lớn nhất là điện thoại và linh kiện giảm 64%; tiếp đến là cao su giảm 43%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 36%… Đây là những mặt hàng chiếm kim ngạch nhập khẩu khá lớn, nên việc giảm nhập khẩu nguyên liệu cũng góp phần vào con số xuất siêu gần 10 tỉ USD. Nhìn vào số liệu thống kê có thể thấy rằng xuất khẩu ròng có sự tăng trưởng khá lớn, dù so với cùng kỳ thì không bằng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy thoái, tồn tại nhiều bất ổn, nhiều ngành xuất khẩu chủ lực của VN bị giảm sút, thiếu đơn hàng mà con số xuất siêu của VN lại dương, như vậy cũng có thể nói là khả quan. Ba động lực tăng trưởng của nền kinh tế gồm có tiêu dùng, xuất khẩu và đầu tư, mà một trong những yếu tố đó là kim ngạch xuất khẩu ròng ghi nhận con số dương thì đáng mừng, đáng khích lệ.

Trong bối cảnh chung vẫn còn nhiều khó khăn đòi hỏi chúng ta không nên quá lạc quan mà phải tích cực nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính)

Đồng quan điểm, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) phân tích: Tình trạng xuất nhập khẩu đều giảm mạnh do thiếu đơn hàng trong hơn nửa năm qua, đặc biệt là kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu khiến con số xuất siêu liên tục tăng trong thời gian qua. Đó là lý do khiến nhiều người lo lắng nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ rất nguy hiểm đến nền kinh tế, vì nó đồng nghĩa với hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ. Tuy nhiên, trong tháng 4 và tháng 5 đã ghi nhận dấu hiệu tăng trưởng so với tháng liền kề trước đó. “Nhưng thực tế theo quan sát của tôi, đơn hàng đã quay lại nhưng chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, cầm chừng; thiếu những đơn hàng lớn, số lượng ổn định về lâu dài. Chính vì vậy, trong bối cảnh chung vẫn còn nhiều khó khăn đòi hỏi chúng ta không nên quá lạc quan mà phải tích cực nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường”, ông Thịnh nói.

Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh nhận định, trong mấy tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu sụt giảm mạnh ở cả chiều xuất và nhập thì ai cũng rất lo. Tuy nhiên, đó là bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu. Việc chúng ta vẫn duy trì được trạng thái xuất siêu cao góp phần ổn định cán cân thanh toán và kinh tế vĩ mô là sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong việc tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà chúng ta đã ký kết với các đối tác.

Nỗ lực khai thác thị trường mới

Dẫn câu chuyện của ngành dệt may, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh đặt vấn đề: Trong bối cảnh ngành thời trang như dệt may, da giày của chúng ta thiếu đơn hàng thì Bangladesh lại “làm không hết việc”. Vậy yếu tố khó khăn của thị trường chỉ là một phần, phần còn lại là do chúng ta chưa kịp thích nghi với các xu hướng mới của sự phát triển. Vì vậy, chúng ta phải rà soát lại tất cả thị trường truyền thống, xem nhu cầu chuyển đổi thế nào để tránh mất thêm đơn hàng. Bên cạnh đó, cần nỗ lực tìm kiếm khách hàng ở các thị trường mới, đặc biệt ở những nơi mà chúng ta có các FTA.

TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng thế mạnh thật sự của VN, nhất là các DN nội địa, là lĩnh vực lương thực, thực phẩm, gỗ…, nên phải đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng này, đặc biệt ở các thị trường mới. Bên cạnh đó là đầu tư vào khâu chế biến và chế biến sâu. Đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi và thông thoáng hơn để DN VN tham gia sâu vào các chuỗi sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng thật sự cho những mặt hàng điện tử, điện thoại, máy tính… Ví dụ, Samsung là nhà đầu tư lớn nhất ở VN hiện nay. Theo DN này, 55% giá trị gia tăng của hàng hóa được tạo ra ở VN. Nhưng nghiên cứu của Trường ĐH Fulbright chỉ ra rằng con số này thấp hơn rất nhiều và chỉ nằm ở các khâu rất đơn giản trong chuỗi giá trị đó như tiền công, bao bì, bản in. Phần chênh lệch đó rơi vào túi các DN nhỏ và vừa của Hàn Quốc đi theo Samsung vào VN. Cần phải tạo điều kiện để DN Việt tham gia sâu hơn vào những chuỗi giá trị sản xuất đó.

TS Trần Hữu Hiệp (Trường ĐH FPT) chia sẻ, trong bối cảnh khó khăn chung như vậy mà chúng ta vẫn tăng trưởng xuất siêu là điều đáng mừng. Chính vì vậy, cần tiếp tục thúc đẩy sản xuất trong nước tiến tới tự chủ về nguồn cung nguyên nhiên vật liệu. Đẩy mạnh thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước.

Cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho DN trong mọi lĩnh vực. Xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các DN.

TS Trần Hữu Hiệp (Trường ĐH FPT)



Source link

Cùng chủ đề

Xuất khẩu ước đạt 67,85 tỷ USD

DNVN - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), 3 tháng đầu năm, xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt 67,85 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ, chiếm 73,4% kim ngạch xuất khẩu. ...

Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 59,21 tỷ USD, tăng tới 19% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan. Diễn biến kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm trong 10 năm gần đây. Đơn vị tính "tỷ USD". Biểu đố: T.Bình. ...

Xây dựng cửa khẩu thông minh gắn với kiểm soát nông sản xuất nhập khẩu

Bà Hoàng Thị Phương, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tuấn Nga cho biết: “Công ty tôi chuyên về xuất nhập khẩu nông sản, thời gian cao điểm thì doanh nghiệp lúc nào nhiều thì trên 30 xe, lúc ít thì trên dưới chục xe cả xuất cả nhập 2 chiều. Từ khi tiến hành cửa khẩu số, thì đây là bước đầu triển khai lúc đầu cũng gặp một chút khó khăn, xe cộ vì...

Nhiều kỳ vọng trong hợp tác thương mại Việt Nam và Phần Lan

Những năm qua, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Phần Lan có những bước tăng trưởng ấn tượng, trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực. Việt Nam và Phần Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/1/1973. Hơn nửa thế kỷ qua, hợp tác thương mại và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan đã có những bước phát triển tốt đẹp. Việt Nam là đối tác thương mại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Tập đoàn Novatek tiếp cận thị trường LNG tại Việt Nam

Novatek, Tập đoàn sản xuất khí tự nhiên lớn nhất Liên bang Nga cho biết đang quan tâm đến nhiều dự án trong lĩnh vực LNG tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với đại diện Tập đoàn Novatek. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Novatek, Liên bang...

Chị em nội trợ tại TPHCM dễ dàng mua được tôm tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, EU giá rẻ

Hiện nay, các siêu thị Bách Hóa Xanh khu vực TPHCM đã bày bán tôm tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, châu Âu của “vua tôm” Minh Phú với giá từ 165.000-185.000 đồng/kg, tùy chương trình khuyến mãi, khiến...

Đòn bẩy trong đầu tư khu dưỡng lão cao cấp

Xu hướng già hóa dân số và tốc độ gia tăng số lượng người giàu, siêu giàu tại Việt Nam là đòn bẩy chủ đạo cho hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản dưỡng lão cao cấp. Thị trường đầu tư bệnh viện an dưỡng, dưỡng lão cao cấp tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện những “tên tuổi” với vai...

Hối thúc sớm có biện pháp hỗ trợ đầu tư bổ sung

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục hối thúc Việt Nam sớm ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi từ đầu năm 2024. Một cơ sở của Công ty TNHH Bosch Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn Sớm có biện pháp hỗ trợ đầu tư bổ sung Ít ngày trước đây, Tập đoàn bán dẫn...

Cùng chuyên mục

Hơn 8,4 tỷ USD và 1.700 tỷ đồng đăng ký đầu tư vào tỉnh Đắk Nông

Hơn 8,4 tỷ USD và 1.700 tỷ đồng đăng ký đầu tư vào tỉnh Đắk NôngLãnh đạo tỉnh Đắk Nông trao chứng nhận đầu tư và ghi nhớ hợp tác cho 8 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng và 8,4 tỷ USD. Chiều 23/3, tại Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư, tỉnh Đắk Nông đã trao...

Một tổ chức quốc tế tấn công hệ thống, phối hợp PA05, A05 xử lý sự cố

VNDirect: Một tổ chức quốc tế tấn công hệ thống, phối hợp PA05, A05 xử lý sự cốVNDirect cho biết hạ tầng dữ liệu rất lớn nên sẽ cần thêm thời gian để kết nối. Toàn bộ thông tin và tài sản của khách hàng đều được đảm bảo trạng thái an toàn, không ảnh hưởng bởi sự cố tấn công. Công ty Cổ phần...

Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”

Ngày 27/3, tại thành phố Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo "Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long". Hội thảo có sự tham gia của của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, đại diện 7 địa phương chịu hạn, mặn nghiêm trọng là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc...

VNDirect khôi phục hệ thống: Nhà đầu tư lo lắng thời điểm giao dịch trở lại

Chiều 27/3, Chứng khoán VNDirect thông báo đã khôi phục được hệ thống và đang tiến hành rà soát, đánh giá lại để đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh cho khách hàng giao dịch tại công ty. VNDirect cũng cung cấp địa chỉ để khách hàng tra cứu số dư trên hệ thống My Account tại: https://myaccount.vndirect.com.vn/bao-cao/bao-cao-tai-san/tong-quan-tai-san và khuyến nghị khách hàng đổi mật khẩu ngay sau khi đăng nhập hệ thống. Đây là giai đoạn 1 trong...

Mới nhất

WB đồng hành thiết thực trong quá trình đổi mới của Việt Nam

Chiều 27/3, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.Tại buổi tiếp, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chúc mừng bà Carolyn Turk đã có một...

Thương vụ có thể giúp ông Trump giải cơn khát tài chính

Cựu tổng thống có thêm nguồn tiền để giải quyết các chi phí pháp lý khi mạng xã hội được lên sàn chứng khoán. Các cổ đông Tập đoàn Sáp nhập Thế giới Kỹ thuật số (DWAC), công ty chuyên mua lại và sáp nhập, cuối tuần qua đã hoàn tất thỏa thuận sáp nhập Tổ hợp Truyền thông...

Nga chật vật thu tiền bán dầu

Các công ty Nga phải chờ đến vài tháng để được thanh toán tiền bán dầu, do ngân hàng cảnh giác với các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ. 8 nguồn tin đến từ các ngân hàng và nhà giao dịch của Reuters cho hay một số ngân hàng ở Trung Quốc, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ đã...

Mới nhất