Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThế nào là trường tiên tiến, hội nhập quốc tế tại TP.HCM?

Thế nào là trường tiên tiến, hội nhập quốc tế tại TP.HCM?


Thế nào là trường tiên tiến, hội nhập quốc tế tại TP.HCM? - Ảnh 1.

Học sinh Trường tiểu học Lê Văn Tám, Q.7 (trường tiên tiến, hội nhập quốc tế) trong một hoạt động ngoại khóa

Trường tiểu học Lê Văn Tám, Q.7, TP.HCM công khai kế hoạch tuyển sinh lớp 1 năm học 2023-2024. Trong văn bản này ghi đặc điểm trường tiên tiến, hội nhập quốc tế: “Là trường có điều kiện và chất lượng dạy học được đầu tư tốt hơn giúp học sinh phát triển toàn diện; 100% học sinh được học 2 buổi/ngày với sĩ số tối đa 30 trẻ/lớp đối với trường mầm non, mẫu giáo; 35 học sinh/lớp với trường tiểu học”.

Theo tiêu chí công nhận trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” tại TP.HCM, ban hành kèm theo quyết định số 07 năm 2022 ngày 18.3.2022 của UBND TP.HCM, các đặc điểm của trường mầm non, tiểu học được quy định cụ thể.

Đặc điểm nổi bật của trường mầm non tiên tiến, hội nhập quốc tế

Số lượng trẻ không quá 30 trẻ/lớp, phù hợp với Điều lệ trường mầm non, 100% trẻ được bán trú. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có trình độ đào tạo trên chuẩn.

Trường có ít nhất 80% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, 20% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên.

Về tiêu chí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, trường có khối phòng chức năng, khối văn phòng được trang bị đầy đủ trang thiết bị theo quy định, có đầy đủ máy tính, hệ thống camera, hệ thống mạng internet tốc độ cao phục vụ công tác quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ. Có phòng tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh, tin học: diện tích tối thiểu 40 m2 với thiết bị công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.

Có hội trường diện tích tổi thiểu 70 m2 phục vụ các hoạt động của nhà trường. Có sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp; có cây xanh thường xuyên được chăm sóc, có khu vực vườn cây cho trẻ chăm sóc, bảo vệ…

Tổ chức tối thiểu 2 hoạt động (cho trẻ làm quen tiếng Anh; 10 môn thể thao phối hợp) trong các nội dung sau: ngoại ngữ, vẽ, bơi, đá bóng, võ thuật, yoga, thể dục nhịp điệu, 10 môn thể thao phối hợp, đàn, múa, kỹ năng sống, vi tính… Tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tối thiểu 2 lần/năm nhằm giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.

Thế nào là trường tiên tiến, hội nhập quốc tế tại TP.HCM? - Ảnh 2.

Trường mầm non 19 tháng 5, Q.8, TP.HCM – trường mầm non tiên tiến, hội nhập quốc tế

Đặc điểm nổi bật của trường tiểu học tiên tiến, hội nhập quốc tế

Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và được kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 trở lên theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT.

Sĩ số không quá 35 em học sinh/lớp và 100% học sinh được học 2 buổi/ngày.

Có ít nhất 80% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, 30% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp quận, huyện trờ lên.

Trường có đầy đủ các phòng học riêng biệt để dạy các môn âm nhạc, mỹ thuật, khoa học và ngoại ngữ; Thư viện đạt chuẩn theo quy định, được công nhận là thư viện tiên tiến; trang bị đầy đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định và sử dụng có hiệu quả.

Có nhà tập đa năng hoặc hồ bơi hoặc cả hai; tất cả đều được trang bị đạt tiêu chuẩn quy định. Toàn bộ máy tính được nối mạng internet tốc độ cao và có mạng wifi trong nhà trường. Có kho tài nguyên học liệu điện tử, có hệ thống camera hỗ trợ công tác quản trị và kiểm tra, đánh giá thông minh…

Tổ chức dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam hoặc tổ chức dạy học tăng cường tiếng Anh với các tài liệu toán và khoa học theo chuẩn quốc tế. Tổ chức dạy tin học theo các chuẩn quốc tế. Thực hiện giáo dục toàn diện, các hoạt động được tổ chức hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực.

Có ít nhất 3 câu lạc bộ thể dục thể thao, 1 câu lạc bộ nghệ thuật được tổ chức cho học sinh tham gia sinh hoạt hàng tuần…

Thế nào là trường tiên tiến, hội nhập quốc tế tại TP.HCM? - Ảnh 3.

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Trung Ngạn – Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế tại Q.8, TP.HCM trong một hoạt động

Mức thu theo quy định tại trường tiên tiến, hội nhập quốc tế như thế nào?

Ngày 14.8.2022, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn gửi UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện cùng hiệu trưởng thực hiện mô hình trường tiên tiến, hội nhập quốc tế về xây dựng lộ trình thực hiện đề án và mức thu cho năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo.

Theo đó, Sở GD-ĐT hướng dẫn các trường thực hiện mô hình trường tiên tiến, hội nhập quốc tế thực hiện khoản thu học phí và khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo số tháng thực học nhưng tối đa không quá 9 tháng/năm học (riêng đối với bậc học mầm non được thu theo số tháng thực học).

Toàn bộ các khoản thu chi học phí và khoản thu dịch vụ trường tiên tiến, hội nhập quốc tế phải thực hiện 100% thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát.

Sở quy định các trường thực hiện mô hình này được đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi, không vì mục đích lợi nhuận, phù hợp với khả năng đóng góp của người học, công khai mức thu ngay lúc tuyển sinh và không thu thêm khoản nào khác. Được tính toán trên cơ sở các khoản chi thực tế theo giờ giảng dạy và các hoạt động chuyên môn đáp ứng các yêu cầu chất lượng, đầu tư trang thiết bị, tài liệu dạy, học tập.

Thế nào là trường tiên tiến, hội nhập quốc tế tại TP.HCM? - Ảnh 4.

Học sinh Trường tiểu học Lê Văn Tám, Q.7 tham gia hoạt động ngoại khóa

Chẳng hạn, website của Trường tiểu học Lê Văn Tám, Q.7 – trường tiên tiến hội nhập quốc tế đã công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 1 năm học 2023-2024. Văn bản kế hoạch tuyển sinh ghi công khai mức thu thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” gồm 3 khoản thu:

  • Học phí chính quy: theo quy định
  • Khoản thu được thỏa thuận để đảm bảo các yêu cầu hoạt động thực hiện mô hình tiên tiến, hội nhập quốc tế (mức thu thỏa thuận không quá 1,5 triệu đồng/học sinh/tháng), có thể thay đổi theo quy định của thành phố, bao gồm: tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; tổ chức tăng cường tiếng Anh; tổ chức học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài; tổ chức dạy các bộ môn năng khiếu, môn tự chọn; chương trình kỹ năng sống; tổ chức chương trình ngoại khóa; cơ sở vật chất cho mô hình tiên tiến, vật tư thực hành;
  • Các khoản thu thỏa thuận khác (bán trú, xe đưa rước…) theo quy định.



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều bất ngờ lớn xảy ra khi những tay đua có dự báo đạt thành tích cao như Jeremy Perez, Anthony...

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Học sinh đưa Chí Phèo – Thị Nở lên sân khấu

Hà NộiHọc sinh hóa thân thành Chí Phèo - Thị Nở và những nhân vật trong tác phẩm văn học, khiến nghệ sĩ Xuân Bắc và nhà văn Sương Nguyệt Minh bất ngờ. Diễn viên đóng vai Thị Nở mặc váy đụp, tay xách hai chum nước vung vẩy, hai chân khệnh khạng bước đi. Trông thấy bóng mình dưới nước, Thị Nở bỗng hét lên: "Đứa nào ở dưới sông thế nhỉ? Thôi đúng rồi, đúng là Nở...

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng dáng của bố mẹ". Theo đó, qua nhóm Facebook do nhà trường lập, phụ huynh sẽ quay và đăng tải lên...

Mới nhất

Có thêm nhiều dịch vụ y tế mới, cư dân Ocean City an tâm “sống khỏe” trọn đời

Thêm "lá chắn" giúp bảo vệ sức khỏe cư dânVợ mang bầu đứa con đầu lòng, anh Trần...

Kết quả Giải đua vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship

Ngày 24/3, tại “trường đua xanh” Đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra ngày thi đấu cuối cùng Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship để xác định các nhà vô địch chặng đua Grand Prix of Binh Dinh. Trước đó, ngày hôm qua (23/4) Giải đua này đã...

Mũi Gành: Điểm check-in đẹp hoang sơ, hút khách ở Bình Định

(Dân trí) - Những ngày cuối tuần, hàng nghìn người đến điểm du lịch ở Mũi Gành (Bình Định) check-in, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và bình yên nơi đây. Từ phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đi về phía đông (hướng phường Hoài Xuân) khoảng 10km là đến Mũi Gành, xã Hoài Hải....

Mùa 'muối đắng' của diêm dân Bạc Liêu

Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Đây là một trong những địa phương có sản lượng muối nhiều nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Bình và Đông Hải. Thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho thấy, niên vụ 2023, sản lượng muối toàn...

Bình Định hướng tới “làm thương hiệu” từ các giải đấu thể thao quốc tế

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định khẳng định tỉnh sẽ nỗ lực "làm thương hiệu" bằng việc tổ chức các giải thể thao quốc tế, tiếp sau các giải đua môtô nước và thuyền máy F1 tại Quy Nhơn năm nay.Bùng nổ cảm xúc với Giải đua môtô nước Aquabike World Championship tại Bình ĐịnhPhát...

Mới nhất