Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThêm lựa chọn cho thí sinh

Thêm lựa chọn cho thí sinh


anhbaitren.jpg
Học sinh trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (tỉnh Yên Bái) thi môn Tin học. Ảnh: NTCC.

Phù hợp dạy học phân hóa

Bộ GDĐT cũng đã công bố đề thi minh họa của các môn thi để các nhà trường, giáo viên có cơ sở dạy học, học sinh dần có định hướng học và ôn tập. Trong đó, so với phương án hiện hành, năm 2025 xuất hiện thêm 2 môn thi lần đầu tiên có mặt là Tin học và Công nghệ.

Theo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố, sẽ có 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn. Còn 2 môn tự chọn thí sinh sẽ lựa chọn 2 trong các môn: Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học và Công nghệ.

PGS.TS Hồ Sĩ Đàm – Chủ biên chương trình môn Tin học, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho rằng, việc đưa môn Công nghệ và Tin học vào số các môn lựa chọn trong kỳ thi mà bấy lâu nay chưa bao giờ được chọn để thi cử là phù hợp với quan điểm không phân biệt môn chính, phụ, học để phát triển năng lực. Qua việc cân nhắc lựa chọn môn thi, thí sinh cũng sớm có định hướng rõ ràng và chuẩn bị tâm thế cho nghề nghiệp tương lai.

Thống kê của Bộ GDĐT những năm gần đây cho thấy, có gần 40% thí sinh dự thi tốt nghiệp với mục đích xét tốt nghiệp. Do đó, các môn như Công nghệ, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học… cần thiết cho những học sinh tham gia học nghề hay trực tiếp lao động sau THPT. Đồng thời, với chủ trương dạy và học ở nhà trường ngày càng cá nhân hóa, việc có thêm môn học để học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp là phù hợp với sự đa dạng trong phát triển năng lực của mỗi cá nhân.

Với quan điểm không có môn chính, phụ có thể thấy vai trò các môn học góp phần vào sự thành công của học sinh là như nhau. Thành công của nhiều học sinh khi ra đời có thể ở các môn học khác nhau chứ không chỉ là môn học bắt buộc. Nhà trường cần chú trọng dạy và học các môn, không coi trọng môn này, nhẹ môn kia.

Phụ thuộc phương án xét tuyển đại học

Mặc dù có thêm sự lựa chọn, song với nhiều học sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học (ĐH), việc chọn thi môn tự chọn nào còn phụ thuộc nhiều vào việc công bố phương án xét tuyển của các trường ĐH. Nguyễn Thùy Dương (học sinh lớp 11 Hóa trường THPT chuyên Biên Hòa, Hà Nam) cho biết, môn Hóa là thế mạnh của em nên việc đăng ký thi tốt nghiệp THPT môn này là đương nhiên. Tuy nhiên, em đang đắn đo giữa môn Vật lý hay Tiếng Anh sẽ là môn tự chọn thứ 2.

“Em cũng rất thích học môn Tin học, và theo đề thi minh họa môn Tin học hay Công nghệ mà Bộ GDĐT công bố cũng không quá khó. Tuy nhiên, em sẽ không đăng ký thi môn nào trong số những môn này vì không phục vụ cho mục đích xét tuyển vào ĐH tới đây” – Thùy Dương bày tỏ.

Cũng chung nhận định này, ông Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết, với những học sinh khá giỏi thường không quá quan tâm tới chuyện thi tốt nghiệp vì với lực học trung bình, khá các em có thể đạt kết quả đủ để tốt nghiệp. Quan trọng là việc lựa chọn phương án thi có thuận tiện cho việc xét tuyển ĐH hay không. Nên việc chọn môn thi nào ngoài 2 môn bắt buộc đều cần phải cân nhắc đến việc này. Vì vậy, mong muốn của các bậc phụ huynh và thí sinh là các trường ĐH sớm công bố phương án xét tuyển vào ĐH năm 2025 để thí sinh sớm có sự chuẩn bị.

Về phía các trường ĐH, PGS.TS Hồ Sĩ Đàm cho rằng, đây là cơ hội để các trường ĐH đổi mới các tổ hợp môn tuyển sinh cho các ngành đào tạo. Hiện có khoảng 168 cơ sở giáo dục ĐH tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin nhưng tuyệt đối không có môn Tin học trong tổ hợp xét tuyển – môn học rất quan trọng đối với ngành đào tạo này.

“Các trường ĐH cần đổi mới về tổ hợp môn tuyển sinh với tất cả các ngành đào tạo sao cho phù hợp. Các trường cần xây dựng tổ hợp tuyển sinh phù hợp và môn thi phải gắn bó mật thiết với ngành nghề đó. Như vậy, tuyển sinh ĐH sẽ có thêm tính đột phá, khác biệt nhưng rất cần thiết và hợp lý” – PGS.TS Hồ Sĩ Đàm nhìn nhận.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hạn chế tối đa may rủi, khoanh bừa

Chiều 11/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội thảo công tác chuẩn bị đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Ở dạng câu hỏi đúng/sai, đề...

Định dạng đề thi sẽ ra sao?

Từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh sẽ chỉ thi 4 môn, bao gồm 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học...

Bộ GD&ĐT công bố cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025

Trong số 11 môn, duy nhất Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút với 2 phần chính Đọc hiểu (4 điểm) và Viết (6 điểm). Đối với các môn trắc nghiệm, phần 1 gồm các câu hỏi ở dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trong 4 đáp án gợi ý chọn 1 đáp án đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.Phần 2 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc...

Thí sinh trượt tốt nghiệp năm 2024 có thể không được thi riêng

Những thí sinh không đỗ tốt nghiệp, đại học năm nay có thể phải tham dự chung kỳ thi tốt nghiệp năm 2025 với lứa học sinh theo chương trình phổ thông mới. Thông tin do PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chia sẻ tại ngày hội Tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP HCM, sáng 3/3.Ngày hội thu hút khoảng 20.000 học...

Đề minh họa thi tốt nghiệp 2025 thêm nhiều câu ‘lạ’ ngăn học vẹt, khoanh bừa?

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tham gia thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh sẽ thi hai môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và hai môn tự chọn. Để giúp học sinh, giáo viên thuận tiện trong việc ôn thi, Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh hoạ các môn.Ở phần viết, nghị luận văn học có sự giảm sâu về điểm số (chỉ còn 2 điểm) vì...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề nghị báo cáo kết quả hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Các tỉnh cần khẩn trương thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo gồm: Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La,...

Podcast Bản tin Mặt trận sáng 23/3

Đảm bảo lợi ích cộng đồng qua giám sát, phản biệnTừ việc chỉ lựa chọn những nội dung đơn giản để giám sát, phản biện, đến nay, MTTQ các cấp TP Hải Phòng đã lựa chọn nội dung...

TPHCM vận động được hơn 300 tỷ đồng chăm lo cho người nghèo

Nhờ nguồn vận động này mà hoạt động chăm lo được tổ chức nhiều hơn, đối tượng đa dạng hơn, nội dung chăm lo cho các đối tượng ngày càng thiết thực hơn, nhất là chăm lo người...

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Việt Nam gửi điện chia buồn về vụ tấn công khủng bố ở Nga

Ngày 23/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Nga Vladimir Putin sau vụ tấn công khủng bố vào tối 22/3 khiến 143 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Trước đó, một nhóm các tay súng được cho thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo...

Mới nhất