Trang chủNewsKinh tếThiếu điện không chỉ vì... nắng nóng

Thiếu điện không chỉ vì… nắng nóng


HẾT CÔNG SUẤT DỰ PHÒNG

Giữa tháng 5 vừa qua, khi một vài nơi ở TP.HCM bị cắt điện, báo chí hỏi ngành điện có phải vào mùa cắt điện luân phiên không, Tổng công ty Điện lực TP.HCM và Tập đoàn Điện lực VN (EVN) khẳng định chỉ khắc phục sự cố kỹ thuật… và các ngày sau đó lịch cắt điện cũng được hoãn lại. Từ đó, ngành điện cả nước vào cuộc “gồng” mình chống… cắt điện. May mắn miền Nam cũng vào mùa mưa, trời mát hơn hẳn và áp lực thiếu điện cũng giảm.

Thiếu điện không chỉ vì... nắng nóng - Ảnh 1.

Nguy cơ thiếu điện không chỉ xảy ra trong những tháng nắng nóng này

Thế nhưng, ở miền Bắc lại khác, El Nino để lại hậu quả nghiêm trọng hơn. Nguồn nước ở các hồ thủy điện về mức nước chết, các tổ máy nhiệt điện liên tục gặp sự cố vì quá tải. Tại Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc, cắt điện không chỉ luân phiên 1 – 2 tiếng mà có nơi cắt từ nửa ngày đến cả ngày. Tại địa phương tiêu thụ điện nhiều cho sản xuất thì ưu tiên điện cho sản xuất vào ban ngày, ban đêm mới cấp cho người dân. Nhưng thiếu điện ở miền Bắc không chỉ do thời tiết.

Nguồn điện tại miền Bắc hiện chủ yếu trông chờ vào thủy điện và nhiệt điện nhưng cả 2 nguồn này đang gặp vấn đề. Sản lượng thủy điện huy động bình quân giảm một nửa so với năm trước, chỉ đạt 12 – 15% công suất phát. Thế nên, việc thiếu điện diễn ra trên diện rộng tại khu vực này là điều dễ hiểu.

Thiếu điện sẽ không còn là nỗi lo của năm nay mà là vấn đề của những năm sau nữa.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN

Theo thống kê của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, năm 2022, hệ thống điện cả nước có 360 nhà máy đang vận hành (không kể các nhà máy thủy điện nhỏ), với tổng công suất 80.704 MW. Tuy nhiên, đây chỉ là công suất đặt, còn công suất khả dụng (huy động thực tế) lại khác hoàn toàn, đặc biệt khi thời tiết vào mùa khô nóng như thời gian qua. 12/12 hồ thủy điện lớn tại khu vực phía bắc đã về mức nước chết, có nghĩa là công suất điện huy động thực tế sẽ giảm mạnh.

EVN cho hay, đến ngày 3.6 nguồn thủy điện huy động hụt 5.000 MW. Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy nguồn điện gió năm nay chỉ huy động đạt 20% công suất đặt.

Ngày 7.6, trao đổi với Thanh Niên, đại diện EVN cho biết: “Thực tế công suất khả dụng nguồn của hệ thống điện quốc gia tại nhiều thời điểm thấp hơn nhu cầu. Trong khi đó, hệ thống điện luôn trong tình trạng không còn công suất dự phòng. Áp lực càng lớn hơn khi EVN sẵn sàng huy động nguồn điện cao như nhiệt điện dầu để khắc phục thiếu điện, giá thành của nhiệt điện dầu không thấp, khoảng 4.000 đồng/kWh”. Thủy điện ở VN nói chung coi như cơ bản đã khai thác hết các vị trí, công suất, năng lượng tái tạo vừa qua tại miền Bắc gần như không có gì thay đổi. Nếu tình hình nắng nóng kéo dài, thiếu điện tại miền Bắc sẽ nghiêm trọng hơn. Như vậy, thiếu điện chỉ trong ngắn hạn sẽ được khắc phục, theo lời hứa của Bộ Công thương hôm đầu tháng 6, nhưng khắc phục khi nào?

11 hồ thủy điện đã hết nước, phải dừng phát điện

DỰ ÁN TẮC VÌ QUY HOẠCH CHẬM BAN HÀNH

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN, nói thẳng: Thiếu điện sẽ không còn là nỗi lo của năm nay mà là vấn đề của những năm sau nữa. Nguồn điện không còn công suất dự phòng đã được cảnh báo từ lâu, nhưng việc chậm ban hành Quy hoạch Điện 8 khiến mọi thứ “chôn chân”. Nhiều năm qua, ở phía bắc hầu như không có thêm dự án điện nào được đầu tư mới trong khi theo tính toán, hệ thống điện mỗi năm cần bổ sung từ 3.000 – 4.500 MW mới.

“Một số dự án nhiệt điện trong Quy hoạch Điện 7 sửa đổi đã không được triển khai vì nhiều lý do khác nhau, nhiều địa phương không chấp nhận dự án nhiệt điện vào tỉnh mình, một số dự án lại bị khó khăn về vốn. Cả chục dự án khí LNG đã được bổ sung trong Quy hoạch Điện 7 tới nay vẫn chưa thể xong bước chuẩn bị đầu tư. Đáng nói hơn, các dự án điện gió ngoài khơi được kỳ vọng sẽ lắp tới công suất rất lớn, kế hoạch đến 7.000 MW vào năm 2030 cũng chưa được triển khai do vướng chính sách”, ông Ngãi dẫn chứng và nói thêm: Quy hoạch Điện 8 đã chậm ban hành, song ban hành rồi vẫn chưa hướng dẫn, nên việc đầu tư triển khai 500 dự án truyền tải điện cũng đang bế tắc.

TS Trần Văn Bình, chuyên gia năng lượng, phân tích kỹ hơn: “Quy hoạch Điện 8 đưa ra mục tiêu đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải trong 10 năm (từ 2021 – 2030), nay chỉ còn 7 năm, phải có 1,5 tỉ USD mỗi năm để đầu tư. Tức mỗi năm cần 40.000 tỉ đồng, trong thực tế, giải ngân năm 2022 chưa bằng nửa số đó, chỉ khoảng 16.500 tỉ đồng. Thứ hai, ai cũng cho rằng, hãy để tư nhân làm truyền tải, nếu mở thì có nhà đầu tư làm ngay. Luật Điện lực sửa đổi có hiệu lực từ tháng 3.2022 cho phép điều này, nhưng luật có hơn 1 năm, đến nay vẫn chưa có nghị định hướng dẫn. Chưa kể sau nghị định còn thông tư, vậy bao giờ nhà đầu tư tư nhân mới tham gia đầu tư không bị vướng trước, vướng sau? Hiện nhà đầu tư tư nhân làm đường truyền tải điện chủ yếu phục vụ tải điện từ nhà máy của họ tới điểm đấu nối của EVN (vốn không có trong quy hoạch điện, nên chưa biết bao giờ mới được đầu tư) để bán điện là chủ yếu”.

Thiếu điện không chỉ vì... nắng nóng - Ảnh 3.

“Quy hoạch Điện 8 lại có quy định EVN sẽ chỉ thực hiện đầu tư các dự án nguồn điện và lưới điện truyền tải theo nhiệm vụ được giao. Nhưng ai giao và giao thế nào đến nay cũng không rõ. Quy hoạch có đến 500 dự án truyền tải điện, nhưng không hướng dẫn dự án nào buộc nhà nước đầu tư, dự án nào cho tư nhân tham gia, nên mọi thứ vẫn giậm chân tại chỗ. Giả sử sau khi đã được phân việc, kêu gọi đầu tư rồi, thời gian để lập dự án, xin giấy phép lại kéo dài nhiều năm nữa. Thế nên, điện thiếu không phải là câu chuyện của 3 tháng nắng nóng mà nguy cơ kéo dài khi các chính sách triển khai quá nguội”, TS Trần Văn Bình chia sẻ.

Ông Trần Viết Ngãi tính toán: Giai đoạn 2019 – 2021, có hơn 20.000 MW năng lượng tái tạo được bổ sung vào hệ thống điện quốc gia. Còn lại, các nguồn điện khác không có bao nhiêu. Năm nay, chỉ còn 1.200 MW của nhà máy điện than Vân Phong 1 vào hoạt động, sau đó là không có thêm các nguồn nào đủ lớn để bù đắp lượng điện thiếu.

Xem nhanh 20h: Tin tức toàn cảnh



Source link

Cùng chủ đề

Dự báo thời tiết 4/4/2024: Miền Bắc giảm dần nắng nóng, sắp mưa giông dịu mát

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 4-5/4, khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ, có nơi trên 39 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất 40-45%.  Khu vực phía Tây Bắc Bắc Bộ, Thanh Hóa, từ Đà Nẵng đến Phú Yên và Nam Bộ có nắng nóng,...

Miền Bắc sắp có không khí lạnh, Trung Bộ nắng nóng gay gắt dài hơn dự báo

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 3/4, khu vực Sơn La, Hòa Bình và từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 40 độ như: Phù Yên (Sơn La) 41.6 độ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 40.5 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 41.0 độ… , độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 40-45%. Khu vực...

7 nguyên tắc vàng uống nước phòng ngừa bệnh lý mùa nắng nóng

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, cần thiết cho sự sống vì tham gia vào nhiều chức năng quan trọng của cơ thể.Trong điều kiện bình thường, một ngày cơ thể cần trung bình 2 lít nước. Nhu cầu về nước trong những ngày nóng bức, trong khi lao động thể lực hay tập luyện thể dục thể thao, trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Fanu Meal & HBR Hoidings đồng hành lan tỏa giá trị dinh dưỡng tới cộng đồng

Với sứ mệnh của mình là cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao, Công ty TNHH FANU Dinh dưỡng Gia đình số 1 đồng hành cùng HBR Holdings và vinh dự trở thành nhà tài trợ đồng hành với bữa ăn dinh dưỡng thay thế FANU MEAL trong lễ ra quân hành trình 60 ngày "Unlock Your Power".Sự kiện đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các đại diện từ...

Việt kiều rộng đường sở hữu nhà ở Việt Nam

Luật Đất đai 2024 giúp người VN định cư ở nước ngoài là công dân VN và người gốc VN định cư ở nước ngoài mua nhà trong nước thuận lợi hơn, tránh việc phải nhờ người thân đứng tên hộ. Bình đẳng như người trong nước Theo đó, luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực đầu năm 2025 có những quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất như...

Năm 2023: GDP của Việt Nam tăng 5,05%, quy mô đạt mức 430 tỷ USD

GDP (tổng sản phẩm trong nước) của Việt Nam năm 2023 ước tính tăng 5,05%, với quy mô GDP ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Năm 2023, thu nhập bình quân của lao động là 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm trước. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN Trong buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023 tại Hà Nội...

Cùng chuyên mục

Giao dự toán, kế hoạch đầu tư 6.458 tỷ đồng thực hiện 3 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia

Giao dự toán, kế hoạch đầu tư 6.458 tỷ đồng thực hiện 3 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc giaPhó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định giao dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 cho 1 Bộ và 8 địa phương. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) Phó thủ tướng Lê Minh Khái...

Thách thức xóa lỗ lũy kế của Công ty Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam

Thách thức xóa lỗ lũy kế của Công ty Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt NamDù còn hơn 133 tỷ đồng lỗ lũy kế tại thời điểm cuối năm 2023, nhưng CTCP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (VISC, mã VIG - HNX) vẫn đặt mục tiêu xóa hết lỗ trong năm 2024. Chào bán riêng lẻ 50 triệu cổ phần Ngày 10/4...

Tăng cường xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên

Chiều 4/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các địa phương vùng Tây Nguyên tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên năm 2024. Sự kiện thu hút khoảng 300 doanh nghiệp đến tìm cơ hội đầu tư vào vùng Tây Nguyên. Thông qua Hội nghị này, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kỳ vọng các doanh nghiệp của Thành phố...

6 vạn con tôm hùm giống đi máy bay nhập lậu vào Đà Nẵng

Ngày 4/4, Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết, các đơn vị nghiệp vụ Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng vừa phát hiện một hành khách nhập cảnh cất giấu tôm hùm giống còn sống với số lượng lớn. Cụ thể, khoảng 13h ngày 3/4, một hành khách nhập cảnh trên chuyến bay VJ970 từ Singapore về sân bay quốc tế Đà Nẵng vận chuyển 2 kiện hành lý có dấu hiệu nghi vấn. Chi cục...

Giải ngân vốn đầu tư công vào nông nghiệp dự kiến tăng vọt trong tháng 4/2024

Giải ngân vốn đầu tư công vào nông nghiệp dự kiến tăng vọt trong tháng 4/2024Việc được bổ sung thêm nguồn vốn lên tới hơn 2.000 tỷ đồng được coi là động lực quan trọng để ngành nông nghiệp tăng cường giải ngân vốn đầu tư công trong quý II/2024. Thông tin được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ trong buổi...

Mới nhất

Giao dự toán, kế hoạch đầu tư 6.458 tỷ đồng thực hiện 3 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia

Giao dự toán, kế hoạch đầu tư 6.458 tỷ đồng thực hiện 3 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc giaPhó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định giao dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 cho 1 Bộ và 8 địa phương. ...

Thách thức xóa lỗ lũy kế của Công ty Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam

Thách thức xóa lỗ lũy kế của Công ty Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt NamDù còn hơn 133 tỷ đồng lỗ lũy kế tại thời điểm cuối năm 2023, nhưng CTCP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (VISC, mã VIG - HNX) vẫn đặt mục tiêu xóa hết lỗ trong năm 2024. ...

Danh sách 10 tỉnh, thành phố sắp kiểm tra về an toàn thực phẩm

Đây là một trong những hoạt động quan trọng của "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024, với chủ đề "Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới". Thời gian triển khai từ ngày 15/4 - 15/5/2024 trên phạm vi toàn quốc.Tăng cường các hoạt động thanh kiểm tra an toàn thực...

Tăng cường xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên

Chiều 4/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các địa phương vùng Tây Nguyên tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên năm 2024. Sự kiện thu hút khoảng 300 doanh nghiệp đến tìm cơ hội đầu tư vào vùng Tây Nguyên. Thông qua...

Đội tuyển Việt Nam lao dốc không phanh trên bảng xếp hạng FIFA

Sau hai thất bại liên tiếp trước Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, tuyển Việt Nam bị trừ tới 30,04 điểm và tụt 10 bậc trên bảng xếp hạng FIFA. Với tổng số 1164.54 điểm, Nguyễn Filip và các đồng đội rơi xuống vị trí thứ 115 thế giới. Theo công bố của FIFA,...

Mới nhất