Trang chủVăn hóa - Xã hộiThời trangThiếu hụt nhân tài và chuyện đầu tư cho văn hoá nghệ...

Thiếu hụt nhân tài và chuyện đầu tư cho văn hoá nghệ thuật


Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 6/8/2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước – đã khẳng định: Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước; Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27, qua đánh giá của các bộ, ngành, địa phương, đội ngũ trí thức Việt Nam đã phát triển cả về số lượng, chất lượng.

Tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn còn những hạn chế, trong đó bao gồm cả ngành văn hóa.

Trao đổi với Báo Giao thông, TS Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng cho rằng, đã đến lúc cần có những chính sách đột phá nhằm trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức trong ngành văn hóa.

Thiếu hụt nhân tài và chuyện đầu tư cho văn hoá nghệ thuật 1

TS. Trần Hữu Sơn.

Trí thức trong ngành văn hóa vừa thiếu, vừa yếu

Ông đánh giá như thế nào về thực trạng, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành văn hóa hiện nay?

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa bao gồm: Nguồn nhân lực quản lý, nguồn nhân lực sản xuất kinh doanh và nguồn nhân lực sáng tạo.

Theo thống kê của ngành văn hóa, nhân lực trực tiếp làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nói chung là hơn 72.000 người; nguồn nhân lực gián tiếp, có hoạt động trong các ngành có liên quan đến văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao là khoảng 150.000 người.

Thực tế cho thấy, cả ở nhiều cơ quan Trung ương và địa phương đều thiếu cán bộ giỏi, đủ đảm đương công việc cho lĩnh vực quản lý văn hóa. Trong khi đó, đội ngũ sáng tạo, chuyên gia vẫn còn thiếu và yếu.

Chúng ta vẫn thiếu các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực điện ảnh, quản lý sân khấu, lý luận phê bình, thiếu các tài năng xuất chúng, tài năng trẻ tầm cỡ thế giới trong tất cả các lĩnh vực của văn hóa, nghệ thuật. Mặc dù, hiện nay kinh tế của chúng ta đã phát triển hơn rất nhiều.

Về tổng thể, nguồn nhân lực văn hóa vẫn còn tồn tại những điểm yếu, chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng về chuyên môn; năng lực ngoại ngữ còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc giao lưu, hội nhập quốc tế; năng lực sáng tạo chưa theo kịp sự đổi mới sáng tạo của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Theo ông, nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt cả về lượng và chất trong đội ngũ trí thức của ngành văn hóa là gì?

Theo tôi, có 3 lý do chính. Thứ nhất là nhận thức của xã hội đối với ngành văn hóa. Văn hóa vẫn chưa được nhìn nhận một cánh đúng mực khi bị coi là một ngành giải trí, “cờ đèn kèn trống”, “ai cũng có thể làm được”…

Tư duy này dẫn đến việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nhiều lúc, nhiều nơi tùy hứng, thậm chí cử những cán bộ không làm được việc, năng lực và uy tín thấp, không có chuyên môn sâu làm việc trong lĩnh vực văn hóa. Nhiều cán bộ tại các Sở, Phòng văn hóa không được đào tạo chuyên ngành văn hóa, quản lý văn hóa mà chuyển từ ngành khác sang.

Văn hóa là một ngành nghề đặc thù, đội ngũ quản lý trong lĩnh vực này cũng đòi hỏi đặc biệt về chuyên môn. Nếu cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa chỉ giỏi chuyên môn nghệ thuật, không biết làm quản lý thì không chèo lái được. Ngược lại người biết quản lý mà không hiểu về văn hóa thì lại càng nguy, không biết tìm ra nhân tài, trọng dụng nhân tài và đề ra các chính sách phát triển bền vững với toàn ngành.

Tức là, cán bộ văn hóa vừa đòi hỏi sự tâm huyết, nhưng cũng cần am hiểu sâu về văn hóa để có thể đồng cảm, lý giải, phân tích rõ ràng những vấn đề, giá trị của văn hóa, từ đó có những quan điểm, định hướng, giải pháp rõ ràng cho sự phát triển văn hóa.

Thứ 2 là lỗ hổng đào tạo. Những năm gần đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có các đề án đào tạo, cùng với đó là những đề án liên kết cùng nước ngoài trong các chương trình đào tạo. Nhưng, năm nào cũng “than” thiếu chỉ tiêu. Sự thiếu hụt này bắt nguồn từ việc chúng ta chưa có chính sách đào tạo dài hơi từ trước đó. Bây giờ mới đào tạo thì muộn rồi, phải hơn 20 năm nữa chúng ta mới có thành quả.

Thứ 3 là bất cập trong chính sách trong việc phát triển và trọng dụng nhân tài. Khi tài năng chưa được quan tâm đặc biệt và có chính sách thích hợp thì rất khó.

Thiếu hụt nhân tài và chuyện đầu tư cho văn hoá nghệ thuật 2

Các bộ môn nghệ thuật đỉnh cao, nghệ thuật truyền thống đang thiếu nguồn tài năng kế cận. (Ảnh: Tổ quốc)

Tài năng phải được mạnh dạn đầu tư

Từ nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đến thực tế hiện nay, theo ông, làm thế nào để có thể thay đổi thực trạng như ông vừa đề cập?

Trong bối cảnh hiện tại và trong nhiều năm tới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thư tư vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức mới đối với mọi quốc gia.

Phải xác định ngay từ đầu rằng, đầu tư cho tài năng văn hóa, nghệ thuật chưa bao giờ là rẻ! Tài năng phải được mạnh dạn đầu tư. Nhưng, chiến lược đầu tư đối với đội ngũ nhân lực này cần có mục tiêu, cơ chế rõ ràng trong chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng người có tài năng.

Trước hết, ở khâu tuyển chọn nhân tài, phải được bắt đầu từ các trường cấp cơ sở, các nhà văn hóa cấp cơ sở. Khi lựa chọn đào tạo, phải có cơ chế chính sách đặc thù với những tài năng này. Chẳng hạn như cấp học bổng; tăng chất lượng, chế độ sinh hoạt phí; ngoài năng khiếu, cần phải đào tạo văn hóa, đặc biệt là ngoại ngữ.

Đến khi trưởng thành phải chọn cho người ta cơ sở làm nghề đủ tốt để họ vừa cống hiến vừa đủ sống được với nghề. Trong số tài năng đó, có thể chọn một vài tài năng đặc biệt nổi bật, gửi đi nước ngoài đào tạo tại các trung tâm đào tạo hàng đầu thế giới.

Sau đó, cần xây dựng chính sách sử dụng cán bộ văn hóa hợp lý, phù hợp với chuyên môn, trình độ ở tất cả các cấp quản lý. Đồng thời, hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đặc thù đối với trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân như chế độ đào tạo, lương thưởng, hỗ trợ đào tạo nghệ thuật khó, hiếm, đỉnh cao, nghệ thuật truyền thống.

Tôi thấy, kinh nghiệm của Nhật Bản rất hay, nhà nước bỏ toàn bộ để nuôi nghệ sĩ kịch Noh, nghệ sĩ chuyên tâm sáng tạo và cống hiến cho nghệ thuật. Các show diễn của họ bán vé rất đắt, đắt hơn các loại hình khác. Tức là, họ gắn văn hóa truyền thống với du lịch và nâng tầm lên “đặc sản”.

Rõ ràng, để nghệ sĩ sống được với nghề, nhà nước vẫn phải bao cấp và gắn sản phẩm với thị trường, cụ thể là du lịch. Lúc này, đầu tư cho văn hóa không chỉ là “tiêu tiền” mà còn “làm ra tiền”.

Cùng với đó, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi (về thuế, phí, tín dụng, quyền sử dụng đất…) nhằm đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa. Nhà nước cũng khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hỗ trợ xuất bản… Xây dựng cơ chế ưu đãi (như miễn/giảm thuế…) nhằm khuyến khích thành lập doanh nghiệp xã hội cung cấp các dịch vụ phi lợi nhuận và tạo tác động xã hội.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nhà nước bao cấp thôi chưa đủ. Đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn là động lực thu hút thêm các nguồn đầu tư từ doanh nghiệp và xã hội.

Ngược lại, bản thân đội ngũ quản lý, sáng tạo văn hóa cũng cần chủ động nâng cao trình độ, cập nhật cái mới, bắt kịp xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cảm ơn ông!

“Khảo sát và dựa vào niên giám thống kê ở một số tỉnh từ năm 2015 đến nay cho thấy, tình trạng chung là đầu tư cho lĩnh vực văn hóa còn thấp. Chưa một tỉnh nào đạt mức đầu tư 1,8% tổng chi ngân sách địa phương cho văn hóa.

Chính mức chi cho ngành văn hóa thấp, khiến cho hoạt động của lĩnh vực này chậm phát triển, nhiều địa phương không phát huy được lợi thế xây dựng công nghiệp văn hóa…

Trong khi các tác phẩm nghệ thuật do Nhà nước đầu tư chủ yếu vẫn gắn với việc phục vụ những ngày lễ lớn hoặc sự kiện chính trị quan trọng, các chương trình đầu tư dài hạn chưa được triển khai đồng bộ”

TS Trần Hữu Sơn





Nguồn

Cùng chủ đề

Dự án đường nghìn tỷ kết nối Ninh Thuận

Dự án đường liên vùng Tân Sơn (Ninh Thuận) - Đức Trọng (Lâm Đồng)...

Cầu vượt thép Mai Dịch hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để về đích trong tuần này

TPO - Sau gần 1 năm thi công, hai cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục cuối cùng. Theo kế hoạch tổ chức giao thông giữa Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT - chủ đầu tư) và Sở GTVT Hà Nội, cầu thi công xong trước 31/3, đưa vào sử dụng từ tháng 4/2024. Để thuận lợi cho việc thi...

Phú Yên phấn đấu cuối tháng 4 bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc- Nam

Phú Yên phấn đấu cuối tháng 4 bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc- NamDự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh, thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc– Nam chạy qua địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn vướng mặt bằng, do đó, tỉnh đặt mục tiêu đến cuối tháng 4/2024 sẽ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. ...

Tắc ‘khủng khiếp’ trên đại lộ Thăng Long vì hàng rào thi công vẫn chưa điều chỉnh

20/03/2024 | 17:43 TPO - Được đại diện Phòng CSGT Hà Nội yêu cầu điều chỉnh và sử dụng hàng rào mềm - cơ động, nhưng sáng và trưa nay (20/3) đại lộ Thăng Long đoạn qua dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài vẫn tắc...

Cấm xe nhiều tuyến phố tại Tây Hồ để tổ chức lễ hội ánh sáng

TPO - Để phục vụ lễ hội ánh sáng biểu diễn bằng thiết bị bay không người lái tại khu vực phố đi bộ Trịnh Công Sơn, chiều 7/3, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã có phương án phân luồng, tổ chức giao thông, trong đó cấm phương tiện trên một số tuyến phố tại Tây Hồ trong thời gian diễn ra sự kiện. Sở GTVT Hà Nội cho biết, từ ngày 8 đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội dừng 5 tuyến buýt từ 1/4, người dân đi lại thế nào?

Hiện đơn vị quản lý và vận hành đã hoàn tất công tác điều...

Các nút giao trên cao tốc Diễn Châu

Ngày 26/3, PV Báo Giao thông có mặt tại Dự án thành phần đầu...

Thu hút tối đa nguồn lực xã hội để nạo vét, duy tu luồng hàng hải

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó thủ tướng Chính...

Xã hội hóa công tác nạo vét luồng hàng hải nhưng phải đảm bảo minh bạch

Ngày 26/3, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo số 118 kết luận...

Nhiều dự án lớn ở Đồng Nai vướng mặt bằng, ảnh hưởng đến thi công

Hàng loạt dự án chờ mặt bằng phía Nhơn TrạchTrên địa bàn huyện Nhơn...

Bài đọc nhiều

Người mẫu mặc áo yếm, khoe thân phản cảm trong show diễn của NTK Tường Danh

Trang phục phản cảm giống áo yếm gây tranh cãi Những ngày qua, hình ảnh trong show diễn New traditional của nhà thiết kế (NTK) Tường Danh diễn ra tại TP Thủ Đức, TP.HCM trở thành tâm điểm của dư luận. Thiết kế trang phục giống áo yếm trong show diễn của NTK Tường Danh gây tranh cãi Trong loạt ảnh chia sẻ, hình ảnh người mẫu đội nón quai thao, mặc trang phục có nét giống...

Tổ chức thi hoa hậu mà ai cũng than lỗ thì còn ai dám làm

Cần thêm quý bà để lan tỏa tình yêu, thông điệp bảo vệ môi...

Giải mã sức hút tour diễn toàn cầu Born Pink của BlackPink

Sau hai đêm diễn trong khuôn khổ tour diễn toàn cầu Born Pink của BlackPink ngày 29, 30/7, tại Hà Nội, từ khóa về chương trình trở thành chủ đề phổ biến nhất trong nước tháng 7, theo YouNet Media. Theo thống kê SocialTrend, hai ngày biểu diễn của BlackPink tại Hà Nội thu hút hơn 567.000 lượt thảo luận, 8,44 triệu lượt tương tác (bao gồm lượt xem, bày tỏ cảm xúc). Số liệu...

Taylor Swift – cỗ máy kiếm tiền và những cuộc tình đã qua | Phụ nữ

Ca sĩ đang thực hiện The Eras Tour với 52 buổi diễn vòng quanh thế giới. Đêm đầu tiên tại thành phố Glendale, bang Arizona hôm 17/3 có 69.000 người tham dự. Con số này giúp Taylor Swift trở thành nữ nghệ sĩ có lượng khán giả tham dự concert mở màn cao nhất nước Mỹ. Qua những buổi diễn ở Las Vegas, Arlington, Taylor đưa người hâm mộ trải nghiệm từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên...

Hai phim Việt nhận 4 đề cử chính thức ở Liên hoan phim quốc tế ASEAN

Tối 2/8, Lễ khai mạc Liên hoan phim (LHP) quốc tế ASEAN (ASEAN international films festival & awards, AIFFA) 2023 đã diễn ra tại đảo Kuching, Sarawak, Malaysia. Tại lễ khai mạc, ban tổ chức (BTC) đã công bố danh sách đề cử cho các hạng mục giải thưởng chính thức. Các hạng mục được đề cử của "Memento Mori: Đất". Ảnh: BTC. Hai đại diện của điện ảnh Việt Nam nhận bốn đề cử. Trong đó,...

Cùng chuyên mục

Nam sinh thiết kế trang phục cho hoa hậu quốc tế

Bằng tài năng, sự sáng tạo, Trần Tâm, sinh viên ngành thiết kế thời trang Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đã nhận được cơ hội thiết kế trang phục cho một số hoa hậu tại Miss Grand International 2023 (Hoa hậu Hòa Bình Quốc tế) và Miss Earth 2023 (Hoa hậu Trái đất). Trần Tâm từng chiến thắng cuộc thi thiết kế trang phục văn hóa dân tộc tại Miss Grand Vietnam 2022 (Hoa hậu Hòa bình Việt Nam), với tác phẩm...

Đồng nghiệp bàng hoàng trước sự ra đi của diễn viên Thủy Phạm

Trên trang Facebook cá nhân, đạo diễn Nhâm Minh Hiền - đồng nghiệp của...

“Gặp nhau cuối năm – Táo Quân 2024”: Tre già măng mọc?

Những ngày qua, người hâm mộ Táo quân không khỏi bất ngờ trước những...

MV “Mơ là phải mở” của bộ ba DTAP, Miu Lê, Yuno Bigboi thổi bùng không khí Tết

Ngay lần đầu kết hợp, bộ ba đã làm nên một tác phẩm ấn...

Dương quyết chấm dứt với Tuấn, mở lòng với Lâm

Hé lộ lý do thật sự khiến ông Quảng đi tù 8 năm trướcTrong...

Mới nhất

4 thói quen giúp cuộc sống thêm chất lượng và hạnh phúc, tuổi trung niên rèn luyện ngay vẫn còn kịp

Ai đó đã từng đếm rằng câu tốt lành được sử dụng nhiều nhất trong những ngày lễ...

Quảng Nam: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân có nhà ở ổn định

Đến bây giờ, chị Bùi Thị Lệ, xã Đại Đồng (Đại Lộc) vẫn chưa hết vui mừng khi được dọn về nhà mới kiên cố. Gia đình chị là một trong những hộ khó khăn ở thôn Lập Thuận. Chồng mất, một thân chị vất vả nuôi các con ăn học, việc có một ngôi nhà mới...

Nhiều đại biểu đồng tình quy định cấm tuyệt đối có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Sáng 27/3/2024, tiếp tục Chương trình làm việc, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận về dự thảo Luật TTATGT đường bộ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung họp. Thảo luận tại phiên họp,...

Giữ kịch bản đầu tư dự án cao tốc Hòa Bình

UBND tỉnh Hoà Bình và UBND tỉnh Sơn La đều muốn tiếp tục triển khai phương án phân kỳ đối với tuyến cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu theo quy mô 2 làn xe, thay vì đầu tư ngay theo quy mô quy hoạch với 4 làn xe tiêu chuẩn. ...

Động lực kép tạo sức bật mạnh mẽ cho Vinhomes Royal Island

Cú hích từ chính sách bán hàng đột phá theo tinh thần công khai, minh bạch cùng với sức hút mạnh mẽ của hệ thống tiện ích thượng lưu là hai động lực giúp Vinhomes Royal Island khuấy động thị trường bất động sản ngay khi vừa ra mắt chính thức. ...

Mới nhất