Trang chủAuthority of external informationThông tư Hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối...

Thông tư Hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Ngày 08/3/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BTTTT hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22/4/2019. Cổng Vietnam.vn trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung Thông tư này.

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 02/2019/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2019

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư Hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là các Bộ), các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Nội dung kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại

Các Bộ căn cứ vào quy hoạch, chương trình, kế hoạch của Chính phủ; mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và chương trình công tác của các Bộ để xây dựng kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại dài hạn, trung hạn, hằng năm, gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Phân công tổ chức hoặc cá nhân làm đầu mối phụ trách triển khai hoạt động thông tin đối ngoại.

2. Xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động thông tin đối ngoại.

3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại hằng năm về các nội dung trọng tâm sau đây:

a) Triển khai các văn bản quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại;

b) Phương pháp và kỹ năng công tác thông tin đối ngoại;

c) Kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;

d) Tình hình quốc tế và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước;

đ) Tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam và của Bộ;

e) Tình hình đấu tranh, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc, quản lý và tôn tạo hệ thống mốc giới của Việt Nam; phản ứng của các nước về vấn đề Biển Đông;

g) Phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về nhân quyền; tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam và của Bộ;

h) Công tác thông tin đối ngoại giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới và quốc tế của Bộ;

i) Phổ biến tình hình chính trị, sự thay đổi, điều chỉnh chính sách của các nước trong khu vực; kết quả công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại trong thời gian qua, phản hồi của dư luận quốc tế về quảng bá hình ảnh Việt Nam.

4. Xây dựng các đề án, dự án về hoạt động thông tin đối ngoại thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

a) Thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Thông tin về tình hình quốc tế và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tình hình hội nhập quốc tế của đất nước;

c) Quảng bá hình ảnh của đất nước, của Bộ;

d) Thông tin về kết quả hoạt động của Bộ, đặc biệt những nội dung được dư luận trong và ngoài nước quan tâm; giải thích, làm rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Việt Nam, của Bộ;

đ) Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới lãnh thổ quốc gia;

e) Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Bộ.

Điều 4. Kinh phí hoạt động thông tin đối ngoại

Kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Hằng năm, căn cứ kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính cung cấp để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Chương II

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Điều 5. Cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh của Bộ

Thông tin quảng bá hình ảnh của Bộ được cung cấp qua các phương thức sau đây:

1. Hoạt động đối ngoại của Bộ.

2. Cổng thông tin điện tử của Bộ, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ, cơ quan, bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

3. Hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của Bộ.

4. Xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

5. Sản phẩm báo chí của các phương tiện thông tin đại chúng trong nước.

6. Sản phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông nước ngoài.

7. Sản phẩm truyền thông phổ biến qua mạng internet.

8. Các hoạt động tiếp xúc, hợp tác với các cơ quan báo chí nước ngoài.

9. Các hoạt động truyền thông của các sự kiện lớn tổ chức trong và ngoài nước.

10. Các phương thức hoạt động thông tin đối ngoại khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Cung cấp thông tin giải thích, làm rõ

1. Thông tin giải thích, làm rõ là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Bộ.

2. Khi nhận được thông tin, tài liệu, báo cáo sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh Việt Nam thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, hoặc khi nhận được đề nghị bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ có trách nhiệm chủ động cung cấp những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan để phối hợp trong công tác quản lý và triển khai các biện pháp thông tin, tuyên truyền để bảo vệ nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam.

3. Tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận giải thích, làm rõ gồm các nội dung chính sau:

a) Nội dung thông tin sai lệch và cập nhật tình hình từ sau khi có thông tin sai lệch đến thời điểm giải thích, làm rõ;

b) Tác động của thông tin sai lệch đến uy tín, hình ảnh của Bộ, của đất nước;

c) Bản chất của sự việc, hiện tượng bị đưa thông tin sai lệch;

d) Căn cứ pháp lý trong nước và quốc tế, kinh nghiệm, tiền lệ xử lý liên quan đến thông tin sai lệch;

đ) Đề xuất nội dung tuyên truyền trên báo chí và định hướng dư luận.

4. Các Bộ chủ động triển khai các biện pháp thông tin, tuyên truyền để bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của Bộ thông qua các hình thức sau đây:

a) Ban hành Thông cáo báo chí giải thích, làm rõ thông tin sai lệch; người phát ngôn của Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;

b) Cử đại diện lãnh đạo hoặc người phát ngôn tham dự giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức; Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ hằng tháng về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại do Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ tổ chức để cung cấp thông tin giải thích, làm rõ cho các cơ quan báo chí khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu;

c) Đăng tải thông tin giải thích, làm rõ trên cổng thông tin điện tử của Bộ, các cơ quan chuyên môn; các sản phẩm truyền thông của các cơ quan thông tấn, báo chí và các phương tiện khác, bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

d) Cung cấp thông tin để các cơ quan thông tấn, báo chí giải thích, làm rõ đấu tranh với các thông tin sai lệch.

5. Tối đa không quá bảy (07) ngày sau khi nhận được thông báo từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, đồng gửi Bộ Thông tin và Truyền thông biết để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6. Thông tin có nội dung bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 7. Hệ thống dữ liệu về thông tin đối ngoại của các Bộ

1. Hệ thống dữ liệu thông tin đối ngoại của các Bộ là hệ thống dữ liệu được số hóa bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, giới thiệu lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cung cấp đến cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở trong và ngoài nước.

2. Hệ thống dữ liệu thông tin đối ngoại của Bộ là nguồn cung cấp thông tin chính thức về Bộ.

3. Hệ thống dữ liệu thông tin đối ngoại của các Bộ được tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin đối ngoại.

4. Các đơn vị chuyên môn, cơ quan báo chí thuộc các Bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin và dữ liệu quảng bá hình ảnh của Bộ trên các phương tiện truyền thông.

Điều 8. Tuyên truyền về các sự kiện tổ chức tại nước ngoài

1. Căn cứ kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của Chính phủ hoặc nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ chủ trì tổ chức sự kiện ở nước ngoài có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền về sự kiện.

2. Kế hoạch tuyên truyền về sự kiện tổ chức ở nước ngoài gồm các nội dung chính:

a) Thời gian, địa điểm, quy mô, đối tượng tham dự, cấp trưởng đoàn;

b) Mục đích và nội dung hoạt động;

c) Nội dung phát biểu của Trưởng đoàn, nội dung các văn kiện và thỏa thuận hợp tác (nếu có); thông cáo báo chí;

d) Yêu cầu và mức độ về thông tin tuyên truyền;

e) Trách nhiệm phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan báo chí liên quan;

f) Các điều kiện đảm bảo.

3. Chậm nhất mười lăm (15) ngày trước khi tổ chức sự kiện, Bộ chủ trì sự kiện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao về kế hoạch tuyên truyền đã được phê duyệt và đề xuất nhu cầu phối hợp tuyên truyền đối ngoại để thống nhất triển khai thực hiện.

4. Chậm nhất mười lăm (15) ngày sau khi kết thúc sự kiện ở nước ngoài, Bộ chủ trì có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động gửi Bộ Ngoại giao, đồng gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, để làm cơ sở tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Riêng đối với hoạt động tổ chức Ngày Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức và hiệu quả đạt được của các hoạt động Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 9. Hỗ trợ, hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông, phóng viên nước ngoài

Các Bộ phối hợp, hỗ trợ các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông, phóng viên nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam tổ chức thực hiện các sản phẩm thông tin đối ngoại giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Bộ và đất nước trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước và quốc tế.

Chương III

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ

1. Triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, trách nhiệm của các Bộ theo quy định tại Chương III của Nghị định số 72/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.

2. Phân công 01 đơn vị chuyên môn trực thuộc làm đầu mối và cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại chịu trách nhiệm tham mưu để Lãnh đạo Bộ ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, chương trình liên quan về TTĐN.

3. Cung cấp thông tin chính thức về Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tới các cơ quan thông tấn, báo chí, cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.

4. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật.

5. Sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động thông tin đối ngoại theo phạm vi quản lý; định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hằng năm gửi và báo cáo tổng kết năm và kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của năm tiếp theo về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. (Mẫu kế hoạch và báo cáo quy định tại Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp đột xuất, khi Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản yêu cầu, các Bộ gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, phục vụ công tác quản lý.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện Thông tư này.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông giao Cục Thông tin đối ngoại là đầu mối tổ chức triển khai, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Thông tư, định kỳ báo cáo kết quả với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc hoặc phát sinh những điểm chưa phù hợp, đề nghị các Bộ phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
– Lưu: VT, TTĐN. (250).

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Mạnh Hùng

 

PHỤ LỤC 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2019/TT-BTTTT ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:………/……..

…………….., ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

KẾ HOẠCH

Hoạt động thông tin đối ngoại năm………

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu

2. Yêu cầu

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động thông tin đối ngoại

2. Phân công tổ chức, bố trí nhân sự phụ trách công tác thông tin đối ngoại

3. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin đối ngoại

4. Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án thông tin đối ngoại

5. Các hoạt động thông tin đối ngoại cụ thể

a) Công tác theo dõi thông tin; phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

b) Cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại

c) Sản xuất xuất bản phẩm thông tin đối ngoại

d) Tổ chức sự kiện thông tin đối ngoại trong và ngoài nước

đ) Hỗ trợ, hợp tác với báo chí nước ngoài để quảng bá Việt Nam

e) Các hình thức khác (nếu có)

III. KINH PHÍ

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 


Nơi nhận:
– …………….;
– …………….;
– Lưu: VT, ….

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2019/TT-BTTTT ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:………/……

……………., ngày ….. tháng …. năm 20…..

 

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại năm……

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi

2. Khó khăn

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động thông tin đối ngoại

2. Phân công tổ chức, bố trí nhân sự phụ trách công tác thông tin đối ngoại

3. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin đối ngoại

4. Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án thông tin đối ngoại

5. Các hoạt động thông tin đối ngoại cụ thể

a) Công tác theo dõi thông tin; phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

b) Cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại

c) Sản xuất xuất bản phẩm thông tin đối ngoại

d) Tổ chức sự kiện thông tin đối ngoại trong và ngoài nước

đ) Hỗ trợ, hợp tác với báo chí nước ngoài để quảng bá Việt Nam

e) Các hình thức khác (nếu có)

6. Kinh phí

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Ưu điểm

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM TỚI

V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

 


Nơi nhận:
– ………………;
– ………………;
– Lưu: VT, …..

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng dấu)

Cùng chủ đề

SAGS đặt mục tiêu đấu thầu thành công cung cấp dịch vụ mặt đất tại sân bay Long Thành

Đó là khẳng định của ông Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch HĐQT Công ty...

Giải pháp ‘xanh’ cho công trình xây dựng từ Panasonic

Xu hướng cân bằng năng lượng và tái chế “lên ngôi” Ngành công nghiệp xây dựng gây ra lượng lớn khí thải carbon toàn cầu, chiếm gần 40% lượng khí thải ra; trong đó 11% xuất phát từ việc sản xuất vật liệu xây dựng như thép, xi măng và thuỷ tinh. Dù rất nhiều tiến bộ công nghệ đã được áp dụng thông qua việc ứng dụng vật liệu tái chế, các vật liệu xanh vào quy trình...

Việt Nam có thể thu dòng tiền lớn từ đánh thuế Bitcoin, tài sản ảo

Nhiều số liệu quan trọng đã được chỉ ra về sự phát triển của thị trường tài sản số Việt Nam. Theo Chainalysis, Việt Nam hiện đứng top 3 toàn cầu về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa. Đáng chú ý khi dòng tiền mã hóa, tài sản ảo chảy vào Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 7/2022 đến tháng tháng 7/2023 là 120 tỷ USD, tăng 20% so với con số 100 tỷ USD ở...

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành du lịch yêu cầu không tùy tiện tăng giá, ép khách

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có công văn gửi Sở Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo...

Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Hãng tin Anh Reuters dẫn nguồn lời một quan chức Mỹ giấu tên đăng tải, lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) thực tế đã từng sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS tấn công các mục tiêu của Nga. Thực tế, tên lửa ATACMS đã nằm trong gói viện trợ quân sự trước đó của Mỹ và được bí mật cung cấp cho AFU. Ukraine được cho là đã sử dụng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kịch nói kết nối tình dân Việt – Lào

Vượt hành trình hơn 2775km, 34 nghệ sĩ, cán bộ Nhà hát kịch Việt Nam đã mang nghệ thuật kịch nói Việt Nam đến Lào, lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến người dân hai nước. Đây cũng là hoạt động gắn kết cộng đồng người Việt sở tại với quê hương nguồn cội, đồng thời tiếp tục vun đắp mối quan hệ hai dân tộc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Những đêm diễn không chỗ...

Bộ Tài chính lên Kế hoạch triển khai Chiến lược An ninh mạng quốc gia

Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2397/QĐ-BTC về Kế hoạch triển khai Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Với mục tiêu tổ chức triển khai toàn diện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 tại...

Ngành Công thương đưa ra nhiều nhiệm vụ giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu nâng cao trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững trong giai đoạn tới ngahf Công thương đã xây dựng các giải pháp khoa học, kỹ thuật cũng như các giải pháp về phát triển kinh tế – xã hội được nhận định là đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đối với Việt Nam. Trong đó tiếp tục sắp xếp thu gọn đầu mối, hoàn thiện...

Cựu Tổng thống Trump liệu có là ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa vào năm 2024

Vào cuối nhiệm kỳ, Trump phản ứng chậm trễ trước đại dịch COVID-19; ông đã hạ thấp mối đe dọa, phớt lờ hoặc mâu thuẫn với nhiều khuyến nghị từ các quan chức y tế, và quảng bá thông tin sai lệch về các phương pháp điều trị chưa được chứng minh và tính sẵn có của xét nghiệm. Trump tái tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, đại diện cho Đảng Cộng hòa, và thua...

Phát triển trung tâm dữ liệu quốc gia với mục tiêu phát triển khoa học công nghệ bền vững

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh và bền vững. Hiện nay, trước những thách thức đặt ra từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế, Đại hội XIII của Đảng đặc biệt chú trọng vai trò của khoa học...

Bài đọc nhiều

Phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức của Cục Thông tin đối ngoại năm 2023

Căn cứ kết quả thi Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức của Cục Thông tin đối ngoại năm 2023, Hội đồng tuyển dụng công chức của Cục Thông tin đối ngoại phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức của Cục Thông tin đối ngoại năm 2023 đối với các thí sinh có tên trong danh sách kèm theo. Quyết định số 02/QĐ-TTĐN ngày 5/1/2024 về việc phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức của Cục Thông tin...

Công đoàn Cục Thông tin đối ngoại tổ chức hiến máu tình nguyện

Hiện nay, nhiều bệnh viện không đủ cơ số đơn vị máu, chế phẩm máu phục vụ cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Hiến máu tình nguyện là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tô đẹp thêm truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Hiến máu không mất nhiều thời gian và sức lực nhưng rất cần thiết cho xã hội và có lợi cho sức khoẻ, hiến máu giúp tăng...

VĂN BẢN QUẢN LÝ

1. Văn bản pháp luật liên quan Kết luận số 16-KL/TW ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020. Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 06/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề...

Nghị định số 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Từ ngày 22/10, Nghị định 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại (TTĐN) chính thức có hiệu lực và thay thế Quyết định 79/2010/QĐ-TTg. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất trong lĩnh vực TTĐN. Cổng Vietnam.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị định này CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 72/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 07 tháng...

Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối...

Qua 10 năm thực hiện Kết luận số 16-KL/TW, ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị khoá XI về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020, công tác thông tin đối ngoại đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, luận...

Cùng chuyên mục

Thông tư Hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính...

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/2019/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2019   THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin...

Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1079/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2022   QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng...

Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối...

Qua 10 năm thực hiện Kết luận số 16-KL/TW, ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị khoá XI về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020, công tác thông tin đối ngoại đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, luận...

Thông tư quy định việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí

Ngày 06/5/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BTTTT quy định việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/6/2019. Cổng Vietnam.vn xin trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung Thông tư này: BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/2019/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 06 tháng...

Nghị định số 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Từ ngày 22/10, Nghị định 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại (TTĐN) chính thức có hiệu lực và thay thế Quyết định 79/2010/QĐ-TTg. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất trong lĩnh vực TTĐN. Cổng Vietnam.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị định này CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 72/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 07 tháng...

Mới nhất

Mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số đã “đến từng...

Ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non

Chật vật tuyển dụng giáo viên mầm nonBà Trần Minh Hằng - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non...

Xây dựng TP. Gò Công trở thành trung tâm đô thị phía Đông tỉnh Tiền Giang

Nỗ lực đưa Gò Công lên thành phố Ngày mai, 26.4, Lễ công bố Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp, thành lập các phường thuộc thị...
07:08:07

Tết Síp Xí của người Thái Mường Lò

⁣Bản Cang Nà hôm nay như khoác lên mình chiếc áo mới. Khắp bản làng, đồng bào Thái đang chuẩn bị đón một ngày lễ quan trọng, đó là lễ Síp Xí, được tổ chức sau khi vụ mùa thu hoạch, con trâu được nghỉ ngơi. Những chiếc áo mới được mang ra, chiếc khăn Piêu truyền tay như...
07:08:07

Tiếng hát Canh nơi miền quan họ

⁣Làng Diềm là nơi thờ Đức vua Bà thủy tổ quan họ và cũng là nơi có ngôi nhà cổ chỉ dành riêng cho các thế hệ những người hát quan họ, đã có tuổi đời lên tới hơn trăm năm, gọi là Nhà Chứa. Đây là ngôi Nhà Chứa quan họ duy nhất ở vùng Kinh Bắc, Bắc...

Mới nhất

07:08:07
07:08:07