Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcThử nghiệm truyền điện Mặt Trời từ vũ trụ của Mỹ thành...

Thử nghiệm truyền điện Mặt Trời từ vũ trụ của Mỹ thành công


Vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo thử nghiệm tính khả thi của công nghệ thu thập và truyền năng lượng mặt trời về Trái Đất kết thúc thành công nhiệm vụ dài một năm.





Mô phỏng vệ tinh Solar Space Power Demonstrator trên quỹ đạo thấp. Ảnh: Caltech

Mô phỏng vệ tinh Solar Space Power Demonstrator trên quỹ đạo thấp. Ảnh: Caltech

Theo tổng kết nhiệm vụ của Viện Công nghệ California (Caltech) công bố hôm 16/1, những kỹ sư phía sau dự án Solar Space Power Demonstrator (SSPD-1) đánh giá cả ba thiết bị đặt trên nguyên mẫu vệ tinh nặng 50 kg đều hoạt động thành công và tin tưởng dự án “sẽ mở ra tương lai cho năng lượng mặt trời trong vũ trụ”, theo Popular Science.

Phóng trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX vào đầu tháng 1/2023, SSPD-1 thực hiện bộ ba thí nghiệm. Đầu tiên, thí nghiệm Deployable on-Orbit ultraLight Composite (DOLCE) xem xét độ bền và hiệu quả của những cấu trúc pin quang năng siêu nhẹ lấy cảm hứng từ nghệ thuật gấp giấy origami. Trong khi đó, thí nghiệm ALBA kiểm tra 32 thiết kế pin mặt quang năng để xác định cái nào phù hợp nhất trong không gian. Cùng lúc, thí nghiệm Microwave Array for Power-transfer Low-orbit (MAPLE) chạy thử thiết bị truyền vi sóng để đưa năng lượng mặt trời thu thập trên quỹ đạo về Trái Đất.

Quan trọng nhất là MAPLE lần đầu tiên chứng minh năng lượng mặt trời có thể thu thập bằng pin quang năng và truyền về Trái Đất qua chùm vi sóng. Qua hơn 8 tháng, các thành viên đội SSPD-1 cố ý tăng cường kiểm tra áp lực đối với MAPLE, dẫn tới khả năng truyền năng lượng sụt giảm. Nhóm nghiên cứu sau đó mô phỏng vấn đề trong phòng thí nghiệm, xác định nguyên nhân nằm ở những tương tác điện – nhiệt phức tạp và hoạt động yếu đi của từng bộ phận trong cụm.

Ali Hajimiri, đồng giám đốc Dự án điện mặt trời vũ trụ (SSPP) của Caltech kiêm giáo sư kỹ thuật điện và y khoa, cho biết kết quả giúp chỉnh lại thiết kế của nhiều bộ phận thuộc MAPLE nhằm tối đa hóa hiệu suất trong thời gian dài.

Pin mặt trời ngày nay dùng trên vệ tinh và nhiều công nghệ vũ trụ khác có chi phí sản xuất đắt gấp hơn 10 lần so với thiết bị dùng trên mặt đất. Caltech giải thích đó chủ yếu là do chi phí bổ sung thêm lớp phim tinh thể bảo vệ gọi là tăng trưởng kéo lớp mặt ngoài. Thông qua ALMA, các nhà nghiên cứu xác định dù là thiết kế hứa hẹn trên Trái Đất, pin mặt trời perovskite có nhiều chênh lệch lớn về hiệu suất trong không gian. Trong khi đó, pin gallium arsenide hoạt động ổn định trong thời gian dài, mà không cần thêm lớp phim.

Đối với DOLCE, nhóm nghiên cứu thừa nhận không phải mọi thứ đều theo đúng kế hoạch. Dù dự định ban đầu là triển khai 3 – 4 ngày, DOLCE vấp phải nhiều vấn đề kỹ thuật như lỗi dây điện và bộ phận máy móc. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tìm cách giải quyết vấn đề thông qua sử dụng camera trên vệ tinh để mô phỏng trục trặc trong phòng thí nghiệm.

Nhưng ngay cả khi SSPD-1 kết thúc thành công, vẫn còn nhiều năm trước khi năng lượng mặt trời có thể được khai thác hiệu quả với chi phí phải chăng bằng vệ tinh. Ước tính trước đây cho thấy năng lượng mặt trời trong không gian có chi phí 1 – 2 USD/kWh, trong khi chi phí hiện nay ở Mỹ chưa đến 0,17 USD/kWh. Chi phí vật liệu cần giảm đáng kể nhưng vẫn cần đủ bền chắc để chịu bức xạ Mặt Trời và hoạt động địa từ trong vũ trụ.

Có nhiều vấn đề khác cần giải quyết trước khi điện mặt trời trong không gian có thể góp phần vào cơ sở hạ tầng năng lượng bền vững của nhân loại. Lượng điện truyền bởi SSPD-1 qua chùm vi sóng cực nhỏ so với nhu cầu sử dụng hàng ngày và pin quang năng trong vũ trụ cần rộng cả nghìn mét. Vấn đề về độ an toàn khi truyền vi sóng và laser mạnh về Trái Đất cũng đáng chú ý. Nhóm nghiên cứu ở SSPP đang nỗ lực tìm giải pháp cho mọi vấn đề trước khi trang trại mặt trời trên quỹ đạo thực sự khả thi.

An Khang (Theo Popsci)




Source link

Cùng chủ đề

Nhà máy điện đi dộng ‘đóng gói’ hơn 240 tấm pin mặt trời

Startup Áo Solar Container trình làng hệ thống quang năng di động SolarCont chứa 240 tấm pin mặt trời xếp gọn thành khối hộp lớn tương đương container tiêu chuẩn. Nhà máy điện đi dộng 'đóng gói' hơn 240 tấm pin mặt trời Hệ thống pin mặt trời SolarCont. Video: Solar Container Hệ thống SolarCont có thể được vận chuyển đến bất cứ nơi nào trên thế giới và triển khai như một nhà máy điện độc lập với lưới...

Airbus sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng phương án vệ tinh viễn thông

Sáng 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã có buổi tiếp đoàn công tác của Tập đoàn Airbus do ông Bruno Parenti, Phó Chủ tịch Airbus Defence and Space, kiêm Tổng Giám đốc điều hành Hệ thống vệ tinh công dẫn đầu.  Tham dự buổi làm việc còn có ông Zakir Hamid, Chủ tịch Airbus Defence and Space, khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc; bà Hoàng Tri Mai, Tổng Giám đốc...

Starlink phải “liên doanh” để mang Internet vệ tinh đến Việt Nam?

Nếu muốn cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh xuyên biên giới, doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải thực hiện thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp trong nước. Đây là một trong các quy định về kinh doanh, cấp phép dịch vụ viễn thông, nằm trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông (Nghị định), đang được Bộ TT&TT lấy ý kiến nhân dân.  Theo...

Châu Âu công bố dùng 2 vệ tinh mới để ‘thấu hiểu’ Trái đất hơn

Mới đây, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã công bố kế hoạch chế tạo ra hai vệ tinh mới, chúng có tên lần lượt là NanoMagSat và Tango. NanoMagSat đo từ trườngTheo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, vệ tinh NanoMagSat sẽ được sử dụng để đo từ trường, và xác định các mối nguy hiểm về thời tiết trong không gian. Ngoài ra, vệ tinh cũng sẽ thu thập dữ liệu về môi trường tầng điện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong lần đầu làm mẹ", người đẹp nói. Doãn Hải My và chồng trong bộ ảnh công bố tin vui, tung tối...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Rừng hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Pu Ta Leng

LAI CHÂU-Hoa đỗ quyên nhiều màu sắc đang nở rực rỡ trên đỉnh Pu Ta Leng, tạo nên khung cảnh "như cổ tích", thu hút khách trekking. Đỉnh Pu Ta Leng, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Pu Ta Leng cao 3.049 m, là đỉnh núi cao thứ ba đã được khám phá ở Việt Nam, sau Fansipan (3.143 m, Lào Cai) và Pu Si Lung (3.083 m, Lai...

Bài đọc nhiều

“Chất lượng nước – Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”

 Sáng 22/03, tại Hà Nội, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc, Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam (VINALAB) phối hợp cùng Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị phân tích Nhật Bản (JAIMA, trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản) và Viện khoa học và công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) tổ chức Hội thảo “Chất lượng nước – Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát...

Vật thể xa nhất con người nhìn thấy là gì?

Với mắt thường, bầu trời đêm có hơn 9.000 điểm sáng, nhưng phần quan sát được này chỉ là một góc nhỏ của vũ trụ. Mô phỏng chớp sáng phun lên từ ngôi sao Proxima Centauri. Ảnh: NRAO/S. Dagnello Hệ sao khả kiến (nhìn thấy được) gần nhất là Alpha Centauri, cách Trái Đất khoảng 4,25 năm ánh sáng. Ngôi sao gần nhất trong hệ 3 ngôi sao này là Proxima Centauri, nhưng vì là sao lùn đỏ nên nó...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Nhà máy điện đi dộng ‘đóng gói’ hơn 240 tấm pin mặt trời

Startup Áo Solar Container trình làng hệ thống quang năng di động SolarCont chứa 240 tấm pin mặt trời xếp gọn thành khối hộp lớn tương đương container tiêu chuẩn. Nhà máy điện đi dộng 'đóng gói' hơn 240 tấm pin mặt trời Hệ thống pin mặt trời SolarCont. Video: Solar Container Hệ thống SolarCont có thể được vận chuyển đến bất cứ nơi nào trên thế giới và triển khai như một nhà máy điện độc lập với lưới...

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về trí tuệ nhân tạo

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc lần đầu thông qua nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra. Nghị quyết do Mỹ bảo trợ được thông qua hôm 21/3 với sự đồng thuận của hơn 120 quốc gia thành viên mà không cần bỏ phiếu. Nghị quyết đặt mục tiêu thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật...

Cùng chuyên mục

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã khai thác 70.000 giờ

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực. Thông tin được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng...

Máy hát đĩa bỏ túi đầu tiên trên thế giới

Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone nhỏ gọn với đường kính 11,5 cm và độ dày 4,7 cm ra đời cách đây khoảng 100 năm, hoạt động không cần pin. Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone. Ảnh: Rare Historical Photos Những năm 1920, rất lâu trước khi các thiết bị hiện đại chiếm lĩnh cuộc sống thường nhật, một phát minh nhỏ tiện dụng đã mang âm nhạc đến túi của mọi người theo nghĩa đen. Phát minh xưa cũ...

VNPT và Vietnam Airlines triển khai chương trình hợp tác chiến lược, ra mắt ứng dụng VNA Discovery

Việc kết hợp cung cấp dịch vụ kết nối Internet trên tàu bay giữa Vietnam Airlines và VNPT sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng, nâng cao trải nghiệm khi hành khách được kết nối Internet trên tất các chuyến bay trong nước và quốc tế. Ngày 22-3, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết, triển khai chương trình hợp tác chiến lược giữa Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)...

Vật thể xa nhất con người nhìn thấy là gì?

Với mắt thường, bầu trời đêm có hơn 9.000 điểm sáng, nhưng phần quan sát được này chỉ là một góc nhỏ của vũ trụ. Mô phỏng chớp sáng phun lên từ ngôi sao Proxima Centauri. Ảnh: NRAO/S. Dagnello Hệ sao khả kiến (nhìn thấy được) gần nhất là Alpha Centauri, cách Trái Đất khoảng 4,25 năm ánh sáng. Ngôi sao gần nhất trong hệ 3 ngôi sao này là Proxima Centauri, nhưng vì là sao lùn đỏ nên nó...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất