Trang chủNewsThời sựThủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH và...

Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 17/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Chú thích ảnh

Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Theo Chỉ thị, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường. Hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, chiến tranh thương mại, phân tách chuỗi cung ứng, trừng phạt về kinh tế, chạy đua về khoa học công nghệ ngày càng gia tăng. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, còn đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức.

Trong nước, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Thế và lực của đất nước sau gần 40 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn cả về quy mô và sức cạnh tranh; tình hình chính trị – xã hội và kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo; nhiều dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia đưa vào khai thác; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là việc hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội; đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga – Ucraina, dải Gaza, Biển Đỏ, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, tình hình lạm phát, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, xu hướng dịch chuyển dòng vốn, chuỗi cung ứng toàn cầu, các xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh mạng… tác động trực tiếp, nhiều mặt đến Việt Nam…

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025:

Chỉ tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn: Trong đó, tập trung cân đối các chỉ tiêu chủ yếu phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm dự báo khả năng thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030.

Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu: Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nghiên cứu, đề xuất các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2025 bảo đảm thống nhất với mục tiêu chung, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương và những định hướng lớn, gồm:

Tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; điều hành đồng bộ, thống nhất các chính sách vĩ mô, phối hợp chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa các chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư, thương mại và các chính sách khác để thực hiện nhất quán mục tiêu xuyên suốt là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển đồng bộ các loại thị trường; đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện, rà soát chính sách pháp luật để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, cảng biển và sân bay.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Tiếp tục cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm về đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng. Cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.

Tiếp tục phát triển hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng thương mại điện tử, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu… Hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh tầm khu vực. Phát triển kinh tế biển, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển…

Nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện được lượng hóa rõ ràng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phù hợp với khả năng thực hiện; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, phát huy tính tự lực, tự cường của các cơ quan, đơn vị, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và kế hoạch đầu tư công; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp; đồng thời phải được lượng hóa rõ ràng như: số km đường cao tốc; số văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, xây dựng, hoàn chỉnh; thủ tục hành chính được rút gọn; biên chế được tinh giản…

Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu 5-7%

Đối với nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, Chỉ thị nêu rõ, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng tối thiểu khoảng 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách), mức tăng trưởng tại từng địa phương phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nguồn thu phát sinh tại từng địa bàn trên cơ sở có tính đến cả yếu tố tăng cường quản lý thu, chống thất thu và thu hồi nợ thuế. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024.

Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất), số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Dự toán chi ngân sách nhà nước sát khả năng thực hiện, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau

Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, gắn với việc đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập; kinh phí về chế độ tiền lương mới, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Bảo đảm nguồn lực để tiếp tục triển khai chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) và Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV.

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện phân bổ trước ngày 31/12, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau. Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2025. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành. Sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ lưu ý về chi đầu tư phát triển: Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2025 bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31/12/2024; khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, giao vốn nhưng không phân bổ hết nguồn vốn được giao, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng dự toán chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII và các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2024, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW; các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan Trung ương giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2024 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo.

Đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù: Từ năm ngân sách 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên. Các đơn vị lập dự toán thu, chi năm 2025 trên cơ sở quyết định của có cấp thẩm quyền về cơ chế tài chính áp dụng từ ngày 1/7/2024 và cho năm 2025, phù hợp với Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Chỉ thị cũng nêu rõ, các bộ, cơ quan Trung ương căn cứ vào chế độ tiền lương, lương hưu, trợ cấp đối với người có công, các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện trong năm 2024 để rà soát, lập dự toán cho năm 2025, chi tiết quỹ lương, các khoản đóng góp, các chính sách, chế độ chi cho con người, kèm theo mức tăng, giảm cụ thể; các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế (nếu có).

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và địa phương năm 2025

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2025 phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và địa phương năm 2025, giai đoạn 2023-2025; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện; chế độ, chính sách chi ngân sách nhà nước, bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương đã ban hành.

Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán ngân sách nhà nước, việc lập, xây dựng dự toán ngân sách địa phương cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:

Các địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.

Yêu cầu lập dự toán thu ngân sách nhà nước tích cực, sát thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu, không dành dư địa để địa phương giao chỉ tiêu phấn đấu thu; phân tích đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, khoản thu, sắc thuế.

Đồng thời, xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương trên cơ sở nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương xác định bằng số giao được dự toán năm 2024 (nếu có), số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 sau khi đã sử dụng nguồn cải cách tiền lương theo quy định của địa phương (nếu có). Căn cứ mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cả giai đoạn 2021-2025, trong đó bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 của địa phương; ước thực hiện các nhiệm vụ thu – chi ngân sách của địa phương năm 2024 để xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã cam kết, chế độ chính sách đã ban hành.

TTXVN/Báo Tin tức
Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-chi-thi-xay-dung-ke-hoach-phat-trien-ktxh-va-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2025-20240523080753791.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng dự và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024 tại chùa Quán Sứ

(Dân trí) - Sáng 22/5 tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chùa Quán Sứ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và chúc mừng Đại lễ kính mừng Đức Phật đản sinh 2024 (Phật lịch 2568). Sáng 22/5 (tức 15/4 âm lịch), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các chư tôn giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), tăng ni và Phật tử dịp Đại lễ Phật đản Phật...

Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng nhà ga hành khách T2, sân bay Nội Bài

Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng nhà ga hành khách T2, sân bay Nội BàiSau khi hoàn thành Dự án mở rộng Nhà hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ nâng công suất nhà ga quốc tế T2 từ 10 triệu hành khách/năm lên 15 triệu hành khách/năm. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công Dự...

Thủ tướng tiếp tỉ phú sáng lập tập đoàn hàng đầu Ấn Độ Infosys

  Chiều tối 20.5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nagavara Ramaroa Narayana Murthy, nguyên Chủ tịch, người sáng lập Tập đoàn Infosys - tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Ấn Độ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Nagavara Ramaroa Narayana Murthy, nguyên Chủ tịch, người sáng lập Tập đoàn Infosys. Ảnh: VGP TTXVN đưa tin, hoan nghênh ông Narayana Murthy thăm và làm việc với các đối tác Việt Nam...

Khởi công mở rộng Nhà ga T2- Cảng hàng không Nội Bài

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 19/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công gói thầu xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình mở rộng nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài - gói thầu chính và quan trọng nhất của dự án. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/khoi-cong-mo-rong-nha-ga-t2-cang-hang-khong-noi-bai-121349.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bên lề Quốc hội: Đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội

Sáng 22/5, Quốc hội nghe Báo cáo về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN Trao đổi bên lề Kỳ họp, các đại biểu cho rằng, lĩnh vực bình đẳng...

Chiều 21/5 trình danh sách đề cử bầu Chủ tịch nước

Chiều 21/5, tiếp tục quy trình làm nhân sự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước vào cuối phiên làm việc buổi chiều. Sau đó, các đại biểu thảo luận tại Đoàn về nội dung này. Quốc hội họp phiên sáng ngày 21/5. Ảnh Văn Điệp/TTXVN. Sau khi kiện toàn chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV, Quốc hội bắt đầu tiến hành quy trình bầu...

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV

Thứ Hai, ngày 20/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN Buổi sáng, 7 giờ 15 phút, các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 8 giờ, Quốc hội họp phiên trù bị. Quốc hội nghe Phó Chủ...

Cờ Tổ quốc kiêu hãnh tung bay ở Trường Sa

Trên khắp các điểm đảo của quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 hôm nay, hình ảnh cờ Tổ quốc không chỉ rực đỏ trên cột cờ chính, bia chủ quyền mà còn tung bay trước các khu nhà, đơn vị, xuồng, ca nô của đảo, các tàu cá của ngư dân đang ngày đêm vươn khơi bám biển. Những lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh tung bay giữa mênh mông biển đảo không chỉ là niềm...

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Toàn văn bài phát biểu phiên khai mạc của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội...

Đúng 9 giờ ngày 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, phát biểu khai mạc. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc...

Bài đọc nhiều

Bình Định sẽ bắn pháo hoa tầm cao tại đêm Khai mạc Du lịch hè năm 2024

Nhằm hưởng ứng năm du lịch Quốc gia 2024 và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch Bình Định với chủ đề “Điểm đến an toàn, có nét đặc trưng riêng, văn minh, thân thiện và hấp dẫn” đến với du khách trong và ngoài nước, qua đó kích cầu du lịch, thu hút du khách và các nhà đầu tư đến với Bình Định, góp phần tăng tốc độ phát triển du lịch và kinh tế xã...

LPBank vinh dự nhận giải thưởng “Triển khai Core Banking nhanh nhất Châu Á”

Ngày 22/5/2024, tại Hà Nội, trong khuôn khổ sự kiện Bank of Tomorrow, Temenos - nhà cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Ngân hàng, đã vinh danh LPBank là ngân hàng “Triển khai Core Banking nhanh nhất Châu Á” (Fastest Core Banking Implementation in Asia). Ông Nikhil Gujral - Phó Tổng Giám đốc khu vực Nam và Đông Nam Châu Á Temenos trao cup giải thưởng “Triển khai Core Banking nhanh nhất Châu...

Tiến thêm một bước ở thị trường Nga, Tập đoàn TH khởi công dự án lớn ở vùng Viễn Đông

Tập đoàn TH vừa chính thức khởi công Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tại Primorsky Krai (Liên bang Nga). Với vốn đầu tư 19 tỷ rub, dự án này đánh dấu bước đi tiếp theo của TH tại nước Nga. Tập đoàn TH vừa khởi công Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa TH tại làng Nikolo-Mikhailovka, quận Yakovlevsky, lãnh thổ Primorsky Krai, Liên bang Nga. Dự án có vốn đầu tư 19 tỷ rub, tương...

Top 5 quán bún riêu cua ngon ở Hà Nội, có nơi từng lên truyền hình Mỹ

Ngoài phở bò, bún chả,... bún riêu cũng là một món ngon được du khách ưa thích khi tới Hà Nội. Dưới đây là gợi ý một số quán bún riêu cua ngon, hấp dẫn tại Thủ đô. Bún riêu Thu ngõ Thọ Xương Quán bún riêu Thu nằm "lộ thiên" ở ngõ Thọ Xương gần Nhà Thờ Lớn, Hà Nội, chỉ với vài ba bộ bàn ghế nhựa sờn cũ, "khách vừa ăn vừa né xe" nhưng lại từng được...

Cùng chuyên mục

Việt Nam kêu gọi tăng cường bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang

Đại diện Việt Nam kêu gọi các bên tham gia xung đột tuân thủ nghiêm luật pháp quốc tế và luật nhân đạo quốc tế, nhất là 4 Công ước Geneva năm 1949 và các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc. Trong các ngày 21-22/5 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York đã diễn ra Phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về bảo vệ thường dân trong xung đột vũ...

Bộ Công an phê duyệt đấu giá thêm gần 340.000 biển số xe ô tô

Ngày 23/5, đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết, Bộ trưởng Bộ...

Thác Bản Giốc vào top 21 thác nước đẹp nhất thế giới

Tạp chí Travel+Leisure liệt kê 21 thác nước đẹp nhất thế giới, trong đó có thác Bản Giốc của Việt Nam. Thác Bản Giốc là con thác duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách. Tạp chí Mỹ giới thiệu: "Thác Bản Giốc bao gồm một loạt các thác nhỏ nằm giữa biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Như một màn trình diễn ấn tượng về sức mạnh của nước và sự hùng vĩ, thác nước chảy không ngừng qua...

Nhiều cử tri ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Liên quan đến điều khoản về cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn được thảo luận chiều 22/5, tại Nghị trường, đa số ĐBQH nhất trí với dự thảo Luật. Và nhiều cử tri tại các địa phương cũng bày tỏ sự đồng tình với điều khoản này: Cần cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe. Truyền hình Quốc hội Việt Nam  Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=Sz1NH8jn4ao  

Vì sao gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43 không phát huy hiệu quả?

Khó do các quy định mang tính thủ tục Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) được kỳ vọng tăng thêm đầu tư vào phục hồi kinh tế, gồm các dự án như dự án giao thông, dự án trọng điểm và các chương trình hỗ trợ lãi suất cho các lĩnh vực cần ưu tiên phục hồi. ...

Mới nhất

Nhiều cử tri ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Liên quan đến điều khoản về cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn được thảo luận chiều 22/5, tại Nghị trường, đa số ĐBQH nhất trí với dự thảo Luật. Và nhiều cử tri tại các địa phương cũng bày tỏ sự đồng...

Vì sao gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết số 43 không phát huy hiệu quả?

Khó do các quy định mang tính thủ tục Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) được kỳ vọng tăng thêm đầu tư vào phục hồi kinh tế, gồm các dự án như dự án giao thông, dự án...

Thưởng ngoạn kỳ quan tuyệt phẩm khi lặn biển Cù Lao Chàm

TPO - Lặn ngắm san hô là một trong những hoạt động hấp dẫn, được du khách mong chờ nhất khi đến du lịch Cù Lao Chàm, đặc biệt là những ngày hè oi bức đang đến rất gần. Cù Lao Chàm là một hòn đảo hoang sơ của xã Tân Hiệp (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam). Được UNESCO...

Du lịch Hà Nội năm 2024 hứa hẹn nhiều bứt phá

Với những nỗ lực trong đổi mới, xây dựng sản phẩm dựa trên nền tảng truyền thống và những tiềm năng sẵn có, ngành du lịch Thủ đô đã thu hút được lượng lớn du khách ngay trong những ngày đầu năm. Đặc biệt, loạt danh hiệu nổi bật đạt được trong năm 2023, như Hà Nội là...

Thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan

(Dân trí) - Tại cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, hai bên nhất trí phối hợp thúc đẩy chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Hà Lan thời gian tới. Chiều 22/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện...

Mới nhất