Trang chủNewsThời sựThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng


Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima, Nhật Bản, sáng 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Canada, Thủ tướng Ấn Độ, hội kiến Tổng thống Liên bang Comoros và tiếp Tổng Giám đốc IMF, Tổng Thư ký OECD.

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam-Canada sớm đạt 10 tỷ USD

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, hai Thủ tướng bày tỏ ấn tượng trước tiến triển tốt đẹp trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Canada, trong đó hợp tác thương mại là điểm sáng với kim ngạch song phương đạt trên 7 tỷ USD trong năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Nguồn: TTXVN)

Trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023), hai bên thống nhất thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, trong đó ưu tiên tăng cường tiếp xúc, đối thoại, trao đổi đoàn các cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại – đầu tư, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 10 tỷ USD; tăng cường hỗ trợ phát triển, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, giao lưu nhân dân; đề nghị Canada hợp tác trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo; hai bên cũng có thể ký kết các thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu.

Thủ tướng đề nghị Canada tiếp tục tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn nữa sang thị trường Canada. Thủ tướng Phạm Minh Chính mong rằng Chính phủ Canada sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao địa vị pháp lý cho người dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Canada.

Thủ tướng Justin Trudeau khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam, đánh giá cao vai trò và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, điều này thể hiện rõ qua việc Nhật Bản và các nước G7 khác mời Việt Nam tham dự Hội nghị G7 mở rộng; nhấn mạnh Canada ủng hộ con đường phát triển của Việt Nam. Hai Thủ tướng cho rằng, càng khó khăn, khủng hoảng, kinh tế thế giới chậm phục hồi, các nước, trong đó có Canada và Việt Nam càng cần kết nối, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.

Thủ tướng Trudeau cũng đánh giá cao sự đóng góp của cộng đồng người Việt tại Canada vào sự phát triển của Canada. Thủ tướng Trudeau đồng thuận cao với các đề nghị của Thủ tướng ta về các biện pháp thúc đẩy quan hệ, trong đó duy trì thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại với Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP và các khuôn khổ khác. Thủ tướng Trudeau cũng đề nghị Việt Nam ủng hộ Canada tăng cường hợp tác với ASEAN và khu vực.

Thủ tướng Trudeau đánh giá cao sự tham gia của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và hai Thủ tướng nhấn mạnh, hai bên có thể trao đổi về những vấn đề còn khác biệt bằng đối thoại thẳng thắn, chân thành. Thủ tướng Trudeau nhấn mạnh Canada luôn đề cao luật pháp quốc tế, trật tự dựa trên luật lệ và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng mời Thủ tướng Trudeau sớm thăm lại Việt Nam. Thủ tướng Canada cảm ơn Thủ tướng Việt Nam và tỏ mong muốn được sớm thăm lại Việt Nam.

Hiện thực hóa tầm nhìn phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai nhà lãnh đạo khẳng định coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó lâu đời giữa hai nước; trao đổi các biện pháp nhằm hiện thực hóa tầm nhìn về phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của trao đổi, tiếp xúc cấp cao và hợp tác thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng các thành tựu của Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Modi, đặc biệt là kinh tế tăng trưởng ấn tượng, khoa học công nghệ ngày càng vươn lên trình độ cao; vai trò và vị thế của Ấn Độ ngày càng được coi trọng tại khu vực và trên thế giới. Khẳng định Việt Nam – Ấn Độ chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược tương đồng, Thủ tướng Chính phủ đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác nhiều mặt, trong đó ưu tiên thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao, hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có nhu cầu như thương mại – đầu tư, dịch vụ, tài chính – ngân hàng, du lịch, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng cường phối hợp ứng phó với các thách thức chung trong bối cảnh thế giới có nhiều khủng hoảng, bất trắc.

Thủ tướng Modi bày tỏ vui mừng gặp lại Thủ tướng Phạm Minh Chính, khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ; cảm ơn Việt Nam đã tham dự Diễn đàn phương Nam để cùng tăng cường vai trò, tiếng nói của các nước đang phát triển; cho rằng quan hệ thương mại song phương thời gian qua phát triển rất tích cực với kim ngạch đạt gần 15 tỉ USD trong năm 2022.

Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng Ấn Độ cho rằng hợp tác kinh tế-thương mại tiếp tục là một trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương. Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi một số biện pháp, định hướng cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mỗi nước tiếp cận thị trường và đầu tư kinh doanh, khai thác tiềm năng và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.

Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy, phát huy các cơ chế tham vấn, đối thoại, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực hai bên có lợi thế bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ lập trường quan điểm trong các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm và tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là tại Liên hợp quốc cũng như tại các cơ chế do ASEAN dẫn dắt và trong khuôn khổ hợp tác Mekong – Sông Hằng.

Đồng thời, hai Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, nêu cao luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi các bên thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình.

Thủ tướng Modi trân trọng mời Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Ấn Độ vào thời gian thuận tiện trong năm nay và Thủ tướng đã vui vẻ nhận lời.

Đề nghị Comoros tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Comoros

Tại cuộc hội kiến với Tổng thống Liên bang Comoros Azali Assoumani, hai nhà lãnh đạo đánh giá hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống song mức độ hợp tác còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Liên bang Comoros Azali Assoumani. (Nguồn: TTXVN)

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn các cấp, đẩy mạnh trao đổi thông tin về kinh tế, thương mại, đầu tư, cơ hội, thế mạnh của mỗi bên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Tổng thống Assoumani; chúc mừng Comoros được bầu làm Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Phi (AU) năm 2023; khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với các nước bạn bè châu Phi, trong đó có Comoros.

Về hợp tác song phương, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Comoros tạo điều kiện cho một số mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như gạo, thực phẩm, hàng tiêu dùng, dệt may, da giày, máy móc… tiếp cận thị trường Comoros; đề xuất hai bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có các dự án hợp tác phát triển nông nghiệp ba bên, trong đó có cơ chế với tổ chức nông lương thế giới (FAO) và Ngân hàng phát triển châu Phi tại Comoros.

Thủ tướng cũng đề nghị hai nước tăng cường trao đổi, phối hợp tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương; đồng thời khẳng định Việt Nam mong muốn hợp tác, hỗ trợ AU hiện thực hóa tầm nhìn về một châu Phi hội nhập, thịnh vượng và hòa bình, vì người dân; Việt Nam sẵn sàng là cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và AU.

Tổng thống Azali Assoumani cảm ơn lời chúc, lời thăm hỏi của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam; khẳng định nhân dân Comoros luôn dành tình cảm tốt đẹp cho Việt Nam; nhấn mạnh mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Việt Nam cả trên khía cạnh song phương cũng như trên cương vị Chủ tịch AU.

Tổng thống Assoumani đồng thuận cao với các đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm cho Comoros trong bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng, y tế… nhằm hỗ trợ Comoros thực hiện kế hoạch và tầm nhìn trở thành một nền kinh tế mới nổi vào năm 2030.

Tổng thống Azali Assoumani nhất trí việc hai bên sớm đàm phán, ký kết một số văn bản quan trọng như Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ… để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hợp tác song phương.

Về hợp tác đa phương, Comoros sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam, ủng hộ chủ nghĩa đa phương, vai trò của luật pháp quốc tế.

IMF: Việt Nam là ngôi sao sáng trên bầu trời kinh tế thế giới

Tại cuộc gặp với Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ và tư vấn của IMF đối với việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, góp phần xây dựng các khuôn khổ chính sách phù hợp với xu thế, tiếp cận các quỹ đầu tư; mong muốn hai bên có giai đoạn hợp tác mới hiệu quả hơn trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị IMF tiếp tục tư vấn chính sách cho Chính phủ Việt Nam về điều hành kinh tế, hoàn thiện các công cụ tài khóa, tiền tệ, tái cơ cấu tài chính – ngân hàng. Thủ tướng chia sẻ sự thành công của Việt Nam, thị trường tài chính ổn định, thương hiệu quốc gia được nâng lên, giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong 3 năm qua, năm 2022 đạt 431 tỷ USD, Việt Nam tăng 12 bậc trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023.

Sự phát triển kinh tế của Việt Nam có yếu tố nội lực và ngoại lực. Tại cuộc gặp, Thủ tướng đã trao đổi thẳng thắn, đi thẳng vào các vấn đề hai bên quan tâm, gợi mở những vấn đề mới trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn.

Tổng Giám đốc IMF bày tỏ vui mừng trước những kết quả tích cực của kinh tế Việt Nam, đánh giá Việt Nam là ngôi sao sáng trên bầu trời kinh tế thế giới, kinh tế duy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng khả quan, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động mạnh, nhiều rủi ro, chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.

Bà Kristalina Georgieva đánh giá cao chính sách điều hành kinh tế – xã hội của Việt Nam, sớm kiểm soát dịch bệnh Covid-19, chuyển nhanh sang mở cửa nền kinh tế; cho rằng việc thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ rất phù hợp, giúp Việt Nam duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn vừa qua.

Tổng Giám đốc IMF cho biết dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp 2 lần mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu và IMF mong muốn sẽ tư vấn lãi suất, chính sách tiền tệ, nâng cao năng lực tự chủ của kinh tế Việt Nam ứng phó với khủng hoảng.

Bà Kristalina Georgieva khẳng định IMF và cá nhân bà ủng hộ mạnh mẽ và sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình phát triển của Việt Nam.

Mong OECD hỗ trợ triển khai, thích ứng với các lĩnh vực mới

Tại cuộc tiếp ông Mathias Cormann, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và OECD, đặc biệt là thành công của Hội nghị Bộ trưởng Chương trình Đông Nam Á tháng 10/2022 tại Hà Nội, cảm ơn hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chính sách của OECD cho Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác, trước mắt chuẩn bị tốt cho Hội nghị Bộ trưởng Chương trình Đông Nam Á năm 2023; mong OECD tạo điều kiện cho nhiều cán bộ điều phối Việt Nam làm việc tại Ban Thư ký.

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam là nước đang phát triển, là nền kinh tế đang chuyển đổi, độ mở kinh tế lớn nên khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế, mong OECD hỗ trợ triển khai, thích ứng với các lĩnh vực mới, cần tư duy và cách tiếp cận mới trong tương lai, đặc biệt là vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đối khí hậu, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn…

Tổng Thư ký OECD chúc mừng thành quả cải cách và chuyển đổi kinh tế của Việt Nam, cảm ơn những đóng góp tích cực và vai trò chủ chốt của Việt Nam trong Chương trình Đông Nam Á. Tổng thư ký bày tỏ ấn tượng trước vai trò quốc tế của Việt Nam với việc được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng cũng như tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD tháng 6/2023 sắp tới.

Tổng Thư ký cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy trao đổi, hợp tác với Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam phục hồi, phát triển kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực Việt Nam quan tâm gồm xây dựng chính sách đầu tư thích ứng với thuế tối thiểu toàn cầu, kinh tế xanh, tuần hoàn…

Tổng Thư ký mong Việt Nam tham gia sáng kiến Diễn đàn các phương pháp giảm cácbon (IFCMA) để đóng góp xây dựng cách tiếp cận chuẩn, tổng thể về việc giảm thiểu cacbon ở cấp độ toàn cầu.





Nguồn

Cùng chủ đề

Cộng đồng người Việt được coi trọng ở Phần Lan vì chân thành, cần cù

Sáng 25/3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-Aho đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.  Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đây là chuyến thăm của một vị Chủ tịch Quốc hội Phần Lan sau 14 năm, sẽ là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược...

Thủ tướng dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP cho biết: Sáng 24/3, tại thành phố Mỹ Tho, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh' trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng dự Hội nghị có...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược...

Thúc đẩy dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành

(Chinhphu.vn) - Chiều 19/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã tiếp ông Ikeda Kentaro, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Shimizu (Nhật Bản) nhân dịp sang thăm, làm việc tại Việt Nam. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn tặng quà lưu niệm cho ông Ikeda Kentaro, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Shimizu - Ảnh: VGP Tại buổi tiếp, ông Ikeda Kentaro, Phó Chủ tịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trâm hoa nhung – Dấu ấn của nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc

Xuất hiện thường xuyên trong các bộ phim cổ trang, trâm hoa nhung dần trở thành một xu hướng thời trang mới. Tuy vậy, ít ai biết đây là một di sản văn hóa vô cùng đặc sắc của Trung Quốc. Hoa nhung là loại hoa cài đầu được làm từ lụa tự nhiên và dây đồng. Ngày xưa, hoa nhung thường được dùng trong các lễ hội dân gian và là vật trang trí cho nghi lễ và...

HĐBA suôn sẻ thông qua nghị quyết về Dải Gaza, Mỹ khiến Israel không vui

Ngày 25/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ không cử phái đoàn tới Washington theo kế hoạch, sau khi Mỹ bỏ phiếu trắng về đề xuất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) kêu gọi ngừng bắn ở Gaza. Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông...

Tin thế giới 25/3: Pháp có thông tin về nhóm đứng sau vụ khủng bố ở Moscow, Trung Quốc

Nga cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học do Mỹ chế tạo, Trung Quốc, Campuchia gia tăng hợp tác quân sự, Israel tiếp tục tấn công vào bệnh viện Shifa ở Gaza, Nga tấn công Kiev bằng tên lửa siêu thanh, Ireland có thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử, Trung Quốc - Philippines điện đàm giảm căng thẳng…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.Ngày 12/1/2024, Đoàn kiểm tra Công an tỉnh Phú Yên đã...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ...

Hội đồng nhân dân sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Sáng 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Chủ trì hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Phó Chủ...

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc. Thông báo nêu rõ, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước (DNNN); chú trọng phát triển DNNN nhanh, bền vững, đúng hướng, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng là kinh...

Điều đặc biệt ở đội hình ‘Cô Ba dũng sĩ’ tham gia diễu binh chiến thắng Điện Biên Phủ

92 cô gái trong khối nữ du kích miền Nam tượng trưng cho hình ảnh "Cô Ba dũng sĩ" với tinh thần kiên cường, bất khuất, vượt qua khó khăn cùng với các khối diễu binh Quân đội chuẩn bị kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những ngày này tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 (Hà Nội) luôn hừng hực khí thế bởi tiếng điều lệnh, tiếng dậm chân luyện tập hăng say của hàng...

Cùng chuyên mục

Thanh tra Sở GTVT vào cuộc kiểm tra

Chuyên gia bất ngờ trước câu trả lời "chỉ không ổn về mỹ thuật"Liên...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải viếng và ghi sổ tang chia buồn tại Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt...

Tham dự Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam có đại diện Thường trực Ủy ban Đối ngoại; lãnh đạo Văn phòng Quốc hội; lãnh đạo Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga.  Ghi sổ tang tại Đại sứ quán, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải...

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần 5 cho ý kiến 8 dự án luật

Để việc thảo luận đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu xem xét cơ sở chính trị và các dự thảo luật cho đến nay đã quán triệt, thể chế hóa đầy đủ một cách nghiêm túc, sát đúng các chủ trương của Đảng đối với từng vấn đề hay chưa? Chủ tịch Quốc hội lưu ý xem xét về tính hợp Hiến, hợp pháp, đồng...

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Houthi của Yemen vào các tàu chở hàng đã ảnh hưởng đến sự ổn định của tuyến đường Biển Đỏ và giá cước vận tải container. Rủi ro an ninh của tuyến đường này đã truyền sang các tuyến khác, dẫn đến phản ứng dây chuyền, làm gián đoạn vận chuyển toàn cầu. Với việc Mỹ và phương Tây tấn công vào các mục tiêu của lực lượng...

Hà Nội sẽ giảm khoảng 70 đơn vị hành chính cấp xã sau khi sắp xếp

Báo cáo một số nội dung liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, thực hiện chỉ đạo Trung ương, UBND TP Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính. Xác định rõ lộ trình Qua rà soát tiêu chí về diện tích, dân số, TP Hà...

Mới nhất

Giá vàng trong nước giằng co, vàng nhẫn tăng nhẹ lên 69,82 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước Thời điểm trưa ngày 26/3, giá vàng SJC giao dịch tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn khu vực TP. Hồ Chí Minh quanh mức 78,00 - 80,00 triệu đồng/lượng, giảm 40 ngàn đồng/lượng chiều mua và giảm 40 ngàn đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên hôm qua. Chênh lệch...

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho Đức

Xuất khẩu hồ tiêu, cây gia vị: Nâng chất lượng, hướng đến phân khúc thị trường cao cấp Giá hồ tiêu được dự báo sẽ vẫn neo cao Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, năm 2023, Đức nhập...

VNDirect dự kiến thứ 5 hoạt động trở lại, UBCKNN yêu cầu các CTCK rà soát tính bảo mật trước tháng 4

VNDirect đã làm chủ lại hệ thống, công ty đang nỗ lực khắc phục để dự kiến thứ...

TP HCM: Các dự án giao thông chậm tiến độ do giá cát san lấp tăng cao | Vật tư | Tài Chính

Theo chân một nhà thầu thi công tại TP. Thủ Đức trực tiếp khảo sát cát san lấp do sà lan từ miền Tây chở lên. Thực tế, toàn là cát pha bùn không thể làm được. Không nằm ngoài dự đoán, sà lan gần 2.000m³ cát san lấp đang thả neo trên con nước lớn chở đầy...

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần 5 cho ý kiến 8 dự án luật

Để việc thảo luận đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu xem xét cơ sở chính trị và các dự thảo luật cho đến nay đã quán triệt, thể chế hóa đầy đủ một cách nghiêm túc, sát đúng các chủ trương của Đảng đối với...

Mới nhất