Trang chủKinh tếNông nghiệpThương hiệu gạo “Made in Việt Nam” vẫn còn mờ nhạt

Thương hiệu gạo “Made in Việt Nam” vẫn còn mờ nhạt

Việt Nam là một cường quốc về xuất khẩu gạo, tuy nhiên thương hiệu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới khá mờ nhạt.

Gạo Việt Nam khi xuất khẩu sang EU đều hầu hết là gạo thô, chưa có thương hiệu riêng.
Gạo Việt Nam khi xuất khẩu sang EU hầu hết là gạo thô, chưa có thương hiệu riêng.

Gạo Việt chưa tạo được chỗ đứng vững chắc

Bà Đỗ Việt Hà – đại diện Thương vụ Việt Nam tại Đức cho biết, một số doanh nghiệp người Việt Nam tại Đức nhập khẩu gạo từ Việt Nam, song khối lượng chưa nhiều. Nhiều doanh nghiệp chủ yếu nhập gạo Thái, Ấn Độ, Campuchia hoặc gạo Việt đã qua chế biến ở Thái để cung cấp cho người Việt tại Đức. Trên thị trường Đức, mặt hàng gạo xuất xứ từ Việt Nam chưa thực sự tạo được chỗ đứng vững chắc. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường Đức đối với mặt hàng gạo tương đối ổn định và có xu hướng tăng. Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu gạo nếu các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam xây dựng được thương hiệu riêng, xuất khẩu được gạo chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về môi trường của EU. Gạo sạch và chất lượng cao, bao bì đẹp sẽ là xu hướng của thị trường Đức cũng như EU.

Theo bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Canada, Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu gạo quan trọng vào Canada (sau Hoa Kỳ, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan), tuy nhiên thị phần rất nhỏ bé. Gạo Việt Nam thời gian gần đây được các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng, song một số nhà nhập khẩu chưa hài lòng về hàm lượng tấm (vẫn còn khoảng 5%) trong khi các quốc gia khác như Thái Lan có chất lượng xay xát tốt hơn, tỷ lệ tấm gần như 0%.

“Triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian tới sẽ vẫn rất tích cực nhờ lợi thế về giá so với các mặt hàng cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khó khăn đáng kể cho xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn là việc không có thương hiệu nên người tiêu dùng không nhận biết được để lựa chọn. Quyết định lựa chọn mua gạo của Việt Nam chủ yếu vẫn dựa vào yếu tố giá chứ không phải sự trung thành với thương hiệu”, bà Thu Quỳnh chia sẻ.

Ông Phạm Thế Cường – Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết, Việt Nam luôn nằm trong top 3 những nước cung cấp gạo cho thị trường Indonesia. “Đặc biệt, việc nhận diện thương hiệu gạo Việt Nam tại thị trường Indonesia chưa thực sự rõ nét. Tại nhiều siêu thị của Indonesia, gạo Thái lan đã có thương hiệu dễ nhận biết đối với người tiêu dùng”, ông Phạm Thế Cường chia sẻ.

Bà Phan Thị Nga – Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan cho biết, hiện nay gạo Việt Nam chưa tiếp cận được các siêu thị lớn của Hà Lan hay ngay cả những siêu thị Á Châu cũng với lượng ít, nguyên nhân là gạo Thái Lan, Ấn Độ đã tiếp cận thị trường từ rất sớm, được chứng minh về chất lượng ổn định trong một thời gian dài nên đã có chỗ đứng khá vững tại thị trường.

Theo bà Nga, gạo Việt Nam, được chính người tiêu dùng Việt tại Hà Lan phản ánh là có chất lượng không ổn định, giá lại cao hơn gạo Thái, Campuchia nên rất nhiều trường hợp sau khi dùng một hai lần, họ quay lại dùng gạo Thái Lan với chất lượng ổn định, giá tốt hơn.

Tháo gỡ vướng mắc

Ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, gạo Việt Nam khi xuất khẩu sang EU hầu hết là gạo thô, chưa có thương hiệu riêng. Các doanh nghiệp nhập khẩu sau khi nhập gạo của Việt Nam về sẽ đóng bao bì, nhãn mác của họ lên sản phẩm để bán cho người tiêu dùng, phổ biến như các thương hiệu: Golden Lotus, Buffalo, Green Dragon…

Hiện một số doanh nghiệp Việt đã chú trọng việc xây dựng thương hiệu như Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời mới đây đã hoàn tất việc xuất khẩu gần 500 tấn gạo mang thương hiệu riêng của tập đoàn – “Cơm Việt Nam Rice” – sang thị trường châu Âu. Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Xuất khẩu Công ty cổ phần Nông sản Lộc Trời cho biết, “Gạo thương hiệu “Cơm Việt Nam Rice” đã xuất khẩu sang thị trường Pháp, Ðức, Hà Lan. Thương hiệu gạo này sẽ được tiếp tục phát triển vào thị trường Mỹ và các nước khác trong khối EU trong thời gian tới.

Một số đơn vị khác cũng đã xây dựng được thương hiệu như: gạo thơm ST ở Sóc Trăng, Một bụi đỏ Hồng Dân ở Bạc Liêu… nhưng vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Theo ông Lê Thanh Hoà – Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) từ năm 2018, công bố nhãn hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice đã gặp một số khó khăn dẫn đến việc chậm triển khai. Bộ NN&PTNT đã trình Chính phủ phương án tháo gỡ các vướng mắc trên và sử dụng hiệu quả nhãn hiệu gạo Việt Nam.

Theo đó, Bộ đề xuất phương án giao một đơn vị sự nghiệp để quản lý sử dụng nhãn hiệu gạo. Căn cứ Khoản 4, Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện của đơn vị được giao cấp sử dụng nhãn hiệu là tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc, không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó. Ông Lê Thanh Hoà cho biết, Bộ NN&PTNT có thể lựa chọn phương án trình Chính phủ ban hành nghị định về Quy chế sử dụng nhãn hiệu gạo Việt Nam. Trên cơ sở đó, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành Thông tư quy định cụ thể quy chế sử dụng nhãn hiệu gạo, bảo đảm tuân thủ theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.





Source link

Cùng chủ đề

Điểm tin kinh tế – thị trường ngày 24/3/2024: Giá vàng trồi sụt; đồng USD tiếp đà tăng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 23/3/2024: Sáng nay cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều mất giá Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Vàng SJC đảo chiều tăng nhẹ trong phiên cuối tuần Giá vàng hôm nay Thị trường vàng dường như đang bị chi phối bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và kỳ vọng lãi suất. Ngay sau cuộc họp chính sách vào giữa tuần, các...

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ

Tăng cường xúc tiến thương mại tại Senegal Senegal, thị trường nhập khẩu gạo tấm lớn ở châu Phi Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal, kể từ khi Ấn Độ ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu gạo, giá ngũ cốc này trên thế giới không ngừng tăng, ảnh hưởng đến thị trường gạo Senegal. Tại thủ đô Dakar, 01 bao gạo tấm 50 kg có giá bán...

Điểm tên 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD đến 15/3

Xuất khẩu nông lâm thủy sản khởi sắc ngay đầu năm mới Xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần chục tỷ đô chỉ trong 2 tháng đầu năm Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2024 đến 15/3, 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp là: Gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, thủy sản, rau...

Các hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ tiếp tục làm gián đoạn thị trường toàn cầu

Giá gạo trắng chuẩn Thái Lan (5% tấm) đã tăng 22% kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati của Ấn Độ có hiệu lực vào tháng 7/2023. Nguồn cung toàn cầu đã bị gián đoạn do xuất khẩu từng sản phẩm bị hạn chế của Ấn Độ - gạo trắng non-basmati, gạo đồ và gạo tấm - đều giảm mạnh trong cùng khoảng thời gian. Điều này khiến các nước nhập khẩu ở Nam...

Năm 2024, An Giang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 325 triệu USD

An Giang có 14/167 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo Theo báo cáo của Sở Công Thương An Giang, diện tích gieo trồng lúa hàng năm, bình quân khoảng 630 nghìn ha, sản lượng khoảng hơn 4 triệu tấn/năm (các giống lúa chất lượng cao chiếm trên 80-90%), chiếm khoảng 10% sản lượng lúa hằng năm của cả nước. Năm 2024, An...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Bài đọc nhiều

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Cùng chuyên mục

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Phát triển nông nghiệp thuận thiên không có nghĩa là không làm gì

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên diễn hôm 21/3/2024. ĐBSCL của Việt Nam có thể nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ nếu không có các hành động trên toàn lưu vực sông. ...

Xuất khẩu rau quả tăng “đột phá”

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả có mức tăng trưởng đột phá kể từ đầu năm đến nay. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2024, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,03 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I Nhu cầu rau quả tại...

Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I

Quý I/2024 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt gần 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả kỳ vọng bứt phá ...

Quy hoạch thủy lợi góp phần quan trọng vào phát triển bền vững của Việt Nam

Thủy lợi là một trong những hạ tầng quan trọng của quốc gia, không chỉ để phát triển kinh tế - xã hội, mà có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam. Công bố quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày...

Mới nhất

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...
14:02:20

Ngây ngất trước non nước như tiên cảnh của Tràng An – Ninh Bình

Nếu có dịp đi du lịch Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá khu du lịch Tràng An - nơi được mệnh danh là tiên cảnh chốn nhân gian. Laodong.vn Nguồn

Chuyên gia chỉ cách ăn an toàn

Lòng lợn là món ăn dân dã nhưng lại được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Lòng...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế...

Chân dung nhà lãnh đạo trẻ về kinh tế tham gia Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn năm nay sẽ xoay quanh chủ đề bao quát "Việt Nam phát triển mạnh trong sự thay đổi", tập trung vào ba câu hỏi chính: Thứ nhất, phương tiện để đoàn kết nguồn lực để đánh thức tiềm năng quốc gia và hỗ trợ tăng trưởng. Thứ hai là làm thế nào để nâng cao vị...

Mới nhất