Trang chủPolitical ActivitiesTích cực tháo gỡ 3 "điểm nghẽn" đối với phát triển giáo...

Tích cực tháo gỡ 3 “điểm nghẽn” đối với phát triển giáo dục mầm non

(Chinhphu.vn) – Tích cực tháo gỡ 3 “điểm nghẽn” đối với phát triển giáo dục mầm non là nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất; nhân lực đội ngũ giáo viên; tiếp cận giáo dục mầm non chưa bình đẳng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…
Tích cực tháo gỡ 3 "điểm nghẽn" đối với phát triển giáo dục mầm non- Ảnh 1.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP ngày 22/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Thông báo nêu: Đảng và Nhà nước luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, với quan điểm xuyên suốt: con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực và động lực cho phát triển. Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Xây dựng, phát triển con người cần phải đặt nền móng từ những năm đầu đời.

Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phát triển rộng khắp

Trong những năm qua, giáo dục mầm non đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phát triển rộng khắp, đến tất cả các xã, phường, thôn bản trên cả nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ tới trường. Việc thực hiện thành công mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đã tạo cơ chế, động lực thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm (tăng cả về số lượng, chất lượng) thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chính phủ, của ngành giáo dục cũng như các cấp, các ngành liên quan. Các chính sách của Chính phủ như: hỗ trợ tổ chức nấu ăn, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo vùng khó khăn, hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép và tăng cường tiếng Việt, hỗ trợ trẻ mầm non là con em công nhân… đã góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Tuy nhiên, nhận thức của xã hội về giáo dục mầm non và tầm quan trọng của giai đoạn phát triển đầu đời còn nhiều hạn chế. Giáo dục mầm non còn gặp nhiều khó khăn như tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị dạy học còn chậm được khắc phục; năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm non còn hạn chế đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, và vùng đồng bào dân tộc; các chính sách hỗ trợ cho trẻ em chậm đổi mới và trên cơ sở bảo đảm quyền trẻ em; chương trình giáo dục mầm non chưa được đổi mới theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Trước nhu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới, giáo dục mầm non cần được đổi mới để đáp ứng yêu cầu. Trong đó, mục tiêu là tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non; đặc biệt là cần có cơ chế huy động nguồn lực và các điều kiện để thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 29) đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại Nghị quyết ngày 01 tháng 02 năm 2021 tiếp tục khẳng định định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 là: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”.

Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã đề ra mục tiêu đến năm 2030: “Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3 đến 5 tuổi”.

Do đó, phải tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non để tiếp tục hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo và phục vụ cho sự phát triển đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đổi mới giáo dục mầm non phải phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá  

Thực hiện đổi mới giáo dục mầm non phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển thời đại, phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh của đất nước. Đổi mới giáo dục mầm non phải được đặt trên nền đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận tổng thể, bao trùm, có tính toàn diện, toàn dân, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới phải phù hợp với vai trò, vị trí của giáo dục mầm non, để đào tạo và phát triển toàn diện con người trong tương lai.

Cần rà soát, có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách, cách huy động và phân bổ nguồn lực để tạo nên bước đột phá cho sự phát triển giáo dục mầm non thời gian tới, nhất là các chính sách về thuế, tiếp cận đất đai, tín dụng và vấn đề xã hội hoá. Tích cực tháo gỡ 3 “điểm nghẽn” đối với phát triển giáo dục mầm non là nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất; nhân lực đội ngũ giáo viên; tiếp cận giáo dục mầm non chưa bình đẳng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…; có cơ chế, chính sách huy động nguồn nhân lực cho giáo dục mầm non (chính sách về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non; chính sách thu hút giáo viên mầm non…), đặc biệt quan tâm các chính sách phát triển các cơ sở giáo dục mầm non theo phương thức đối tác công tư.

Để tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục mầm non tương xứng với vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi và Nghị quyết về đổi mới Chương trình giáo dục mầm non một cách kỹ lưỡng, chất lượng và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Hồ sơ cần phải có tổng kết quá trình thực hiện, báo cáo tóm tắt, dự thảo sản phẩm và trong đó lưu ý: làm rõ căn cứ chính trị, pháp lý của việc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành 02 Nghị quyết của Quốc hội; đánh giá thực trạng hiện nay và tác động của các chính sách; có tổng kết quá trình thực hiện và tính toán nhu cầu các nguồn lực về đội ngũ, cơ sở vật chất (số liệu đầy đủ, rõ ràng, có cơ sở); rõ nội hàm đổi mới; đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn; quy định rõ trách nhiệm của Quốc hội, của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp tục chỉ đạo nội dung này;

Các Bộ, cơ quan có liên quan và địa phương căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, góp phần đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non 

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn; tiếp tục thực thi đầy đủ và có hiệu quả cơ chế, chính sách và các nhiệm vụ theo các quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước để thu hút nguồn lực, đầu tư phát triển giáo dục mầm non tại địa phương; rà soát, nghiên cứu và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn đối với giáo dục mầm non tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật và điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương.

Ưu tiên bố trí biên chế và tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chất lượng giáo dục mầm non.

Quan tâm bố trí ngân sách đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030 phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí bố trí vốn đầu tư công và các nguồn lực khác để xây dựng bổ sung, sửa chữa, cải tạo thay thế phòng học tạm, bán kiên cố bảo đảm an toàn cho trẻ, giáo viên, đặc biệt những khu vực thường xuyên có thiên tai, bão lũ; ưu tiên bố trí kinh phí cho phát triển giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu huy động trẻ em tới trường và để thực hiện mục tiêu phổ cập; sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư cho đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Vũ Phương Nhi – Cổng TTĐT Chính phủ 

Nguồn

Cùng chủ đề

‘Khẩn trương ban hành quy định chi tiết các Luật, pháp lệnh đã có hiệu lực’

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương soạn thảo, trình, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua. Sáng 11/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2024 để thảo luận về Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Phương án sử dụng...

Nghiên cứu phương án tối ưu đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 152/TB-VPCP ngày 9/4/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia. Đầu tư đường sắt tốc độ cao để giảm...

[Ảnh] Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

NDO - Sáng 4/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về "đổi mới phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Cùng tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội...

Thủ tướng: Xây dựng, phát triển con người phải đặt nền móng từ những năm đầu đời

(Chinhphu.vn) - Theo Thủ tướng, giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam; xây dựng, phát triển con người cần phải đặt nền móng từ những năm đầu đời. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề án phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn cần ‘gói’ cơ chế, chính sách đột phá

(Chinhphu.vn) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", sáng 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân...

Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

(Chinhphu.vn) - Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này. Sau lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ thị nêu rõ: Tình hình kinh tế - xã hội của nước ta...

Thủ tướng phát lệnh khởi công xây dựng tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng

(Chinhphu.vn) - Sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11.000 tỷ đồng, là đoạn cuối cùng được khởi công của tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông, kết nối Cao Bằng - Lạng Sơn – Hà Nội – Huế - TPHCM – Cà Mau. Thiếu nhi các dân tộc tỉnh Lạng Sơn chào đón Thủ tướng Phạm...

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về bảo đảm cung ứng điện

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP cho biết: Ngày 20/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng nóng 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự...

Bài đọc nhiều

Bắt ông Phạm Thái Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị cơ quan điều tra bắt tạm giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi do liên quan vụ án Tập đoàn Thuận An. Ông Phạm Thái Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh:...

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tri ân tại Điện Biên

Ngày 21/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác của Trung ương đã dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang liệt sĩ A1. Vnews

Du lịch xanh Tây Ninh

Tây Ninh ngày nay chuyển mình, với đa dạng các trải nghiệm du lịch, trong đó nổi bật nhất có lẽ là du lịch sinh thái, hòa mình với thiên nhiên. Những điểm đến dưới đây chắc chắn sẽ mang tới cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ.   Tây Ninh được thiên nhiên ưu đãi với các di tích, danh lam thắng cảnh cùng các điểm đến du lịch có giá trị ở khu vực Đông Nam bộ. Mỗi...

Hai anh em người Việt chinh phục thành công Đại học Harvard danh giá

(Dân trí) - Đồng hành và nỗ lực không ngừng là yếu tố quan trọng giúp hai anh em Mạnh Linh và Tuệ Chi đạt được những kết quả đáng tự hào trong hành trình chinh phục học bổng các trường Đại học hàng đầu thế giới. Hai anh em lần lượt đạt học bổng toàn phần của các trường ĐH danh giá Lê Mạnh Linh là một trong số ít học sinh Việt trúng tuyển cùng lúc ba trường trong...

Ngày mát xanh ở Nhơn Lý

Du khách đến Quy Nhơn vẫn hay tìm đến Kỳ Co - Eo Gió ở xã Nhơn Lý (cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km) để ngắm những thắng cảnh biển trời, đá núi đẹp hoang sơ, mộng mơ. Cũng cùng trên cung đường đến Nhơn Lý, có một làng chài cổ đang thay da đổi thịt, trở thành điểm đến trải nghiệm ngày càng được biết đến nhiều hơn. Theo chân hướng dẫn viên bản xứ, chúng tôi đến Nhơn...

Cùng chuyên mục

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.   Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với...

Nỗ lực thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” IUU trong năm 2024

(ĐCSVN) - Chiều 22/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành Thủy sản.   Điểm cầu chính tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội (Ảnh: PV)  Đồng chí...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

(ĐCSVN) - Trao đổi về quan hệ song phương, hai Thủ tướng nhất trí đánh giá mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào tiếp tục phát triển tốt đẹp, vững chắc và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực thời gian qua.   Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.  Chiều ngày 22/4/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Địa điểm hấp dẫn khám phá Nha Trang dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5

Đi đến cuối đèo Phạm Văn Đồng, du khách đi vào bên trong khoảng 200 mét sẽ gặp bãi đá cong vòng theo bờ biển, dài gần cây số. Bên trái là bãi tắm Lương Sơn, bên phải có những khối đá nhọn to sừng sững, kỳ ảo. Leo vào bên trong những khối đá này là hang Heo. Đứng từ đây, du khách có thể nhìn ra đầm Nha Phu với rất nhiều thuyền đánh cá và nghe tiếng gió...

Tp. Hồ Chí Minh – đỉểm đến tuyệt vời cho kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5

TP.HCM là thành phố sôi động bậc nhất cả nước, cũng là điểm đến thu hút khách du lịch. Nếu dịp nghỉ lễ này (30-4 và 1-5) bạn chưa biết đi đâu, hãy cùng lên kế hoạch khám phá những địa điểm hot ở đây cho kỳ nghỉ dài.   Nguồn

Mới nhất

Man Utd tính chuyện thay Ten Hag bằng Tuchel

Man Utd có thể bổ nhiệm Thomas Tuchel, người sắp rời Bayern Munich, làm HLV từ mùa tới. Tờ Bild (Đức) ngày 22/4 đưa tin đồng sở hữu của Man Utd, Jim Ratcliffe đang tính chuyện thay Erik Ten Hag bằng Thomas Tuchel. HLV đương nhiệm của Bayern cũng muốn trở lại Anh làm việc và quan tâm tới...

Anh hùng Điện Biên Phủ – Kỳ 2: Túi gạo thấm máu nơi trận địa

Từ ngày 30.3 đến hết tháng 4.1954, quân ta mở đợt tấn công thứ 2 nhằm đánh chiếm các ngọn đồi phía đông và các cứ điểm phía tây sân bay Mường Thanh, siết chặt vòng vây, tạo thế trận cho tổng công kích. Đây là giai đoạn khốc liệt nhất chiến dịch, với điển hình là những trận...

Mới nhất