Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTiếng Anh và ước mơ cho trẻ em Mèo Vạc

Tiếng Anh và ước mơ cho trẻ em Mèo Vạc


Học ngoại ngữ, mở rộng ước mơ

Vào những ngày đầu tháng 5 vừa qua, các thầy cô dạy tiếng Anh của Trường Marie Curie (Hà Nội) một lần nữa vượt hàng trăm km tới các điểm trường của huyện vùng cao Mèo Vạc, để gặp gỡ các học trò mà mình dạy gần 1 năm học vừa qua bằng hình thức trực tuyến.

Tiếng Anh và ước mơ cho trẻ em Mèo Vạc - Ảnh 1.

Cô giáo tiếng Anh ở Hà Nội và học trò ở Mèo Vạc trong giờ “thi” nói tiếng Anh cuối năm học

Lần trở lại này không giống với lần đầu các cô lên thăm trò khi kết thúc học kỳ 1, vì các thầy cô còn thực hiện việc kiểm tra nói tiếng Anh 1 – 1 sau năm học đầu tiên các con được làm quen với môn học mới mẻ này. Đây là hình thức kiểm tra độc đáo, lần đầu tiên xuất hiện ở nơi địa đầu Tổ quốc, khiến học trò vô cùng thích thú. Từng học sinh được trò chuyện, trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh với cô giáo trong vòng 5 phút.

Cô Minh Hồng, giáo viên dạy tiếng Anh của Trường tiểu học Sơn Vĩ (H.Mèo Vạc), cho hay khá bất ngờ và vui mừng khi kiểm tra bài thi nói cho học trò. “So với thời gian đầu, lần này các con đã gỡ bỏ sự nhút nhát, rụt rè để giao tiếp chủ động với cô. Từ việc chưa phát âm được các từ mới, giờ các con đã có thể nhận biết các từ, nhắc lại cả câu và hiểu các câu ngắn trong giao tiếp. Tôi hạnh phúc khi nhìn thấy sự tiến bộ của các con”, cô Hồng nói.

Sự tự tin, háo hức hiển hiện ngay trên gương mặt của các học trò Mèo Vạc khi gặp lại cô giáo tiếng Anh của mình. Được học thêm một ngôn ngữ mới, những cánh cửa mới dường như cũng mở ra trong suy nghĩ, trong ước mơ về tương lai của các em. Tự tin vì được học tiếng Anh, có bạn muốn làm hướng dẫn viên du lịch để thu hút nhiều khách “tây” đến với quê hương; có bạn mong sau này lớn lên trở thành giáo viên tiếng Anh dạy ở Sơn Vĩ, vì hiện nay cả xã không có giáo viên nào dạy học môn học này.

Hải Đăng, một học sinh lớp 3A1 của Trường tiểu học Sơn Vĩ, còn ước sẽ được đặt chân tới Mỹ, đất nước xuất hiện trong cuốn sách và những câu chuyện, hình ảnh mà cô Hồng đã giới thiệu.

“Nỗi lo biến thành niềm vui bất tận”

Cô Lệ Nhung, Hiệu trưởng Trường tiểu học Cán Chu Phìn (H.Mèo Vạc), chia sẻ: “Đầu năm học, lần đầu các học sinh lớp 3 làm quen với lớp học ảo, môn học mới, ngoại ngữ mới nên có nhiều bỡ ngỡ. Lúc đó, các con dùng tiếng phổ thông còn ngọng nên khi cô hỏi tiếng Anh, các con rụt rè không biết trả lời.

Sau 9 tháng học, các con đã mạnh dạn, chủ động hơn và rất hứng thú với giờ học tiếng Anh. Mặc dù còn trẻ nhưng cô đã không nản trước khó khăn ở những buổi đầu. Điều đó là động viên lớn đối với thầy trò chúng tôi ở nơi xa xôi này”.

Theo ông Bùi Văn Thư, Trưởng phòng GD-ĐT H.Mèo Vạc, từ trước đến nay, các học sinh sẽ làm bài thi trên giấy, thầy cô sẽ chấm theo khung đáp án có sẵn. Tuy nhiên, các thầy cô của Trường Marie Curie đã thực hiện kiểm tra kỹ năng nói 1 – 1, đồng nghĩa với việc cô kiểm tra từng trò. Hình thức này mang lại hiệu quả cao trong đánh giá khả năng, kết quả học tập sau 1 năm học của từng học sinh; mở ra sự tự tin khi giao tiếp tiếng Anh cho học trò. Chính sự nhiệt tình, kiên trì của các thầy cô ở Hà Nội đã xua đi sự nhút nhát, e dè ban đầu của học sinh dân tộc, giúp các em chờ đợi và hào hứng với từng giờ học.

Nhờ được học tiếng Anh bài bản như vậy nên năm học này, có 4 học sinh tiểu học TT.Mèo Vạc (H.Mèo Vạc) đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh của tỉnh. Đó là điều mà trước nay thầy trò nơi này chưa dám nghĩ đến. Sở GD-ĐT Hà Giang cũng quyết định trao bằng khen cho 24 thầy cô giáo của Trường Marie Curie vì sự hỗ trợ đặc biệt, có một không hai này.

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, không giấu được sự xúc động khi nhận được kết quả bước đầu của dự án. “Khi nhận được lời đề nghị của thầy Bùi Văn Thư về việc giúp đỡ dạy tiếng Anh, tôi rất lo lắng. Nhưng sau 1 năm triển khai, nỗi lo ấy được thay thế bằng niềm vui bất tận”, thầy Khang xúc động nói.

Trước đó, Báo Thanh Niên đã có nhiều bài viết về việc thiếu giáo viên tiếng Anh tiểu học trầm trọng trên cả nước khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng tình trạng này ở H.Mèo Vạc lại là điển hình của sự trầm trọng ấy. Cả huyện gần 20 trường tiểu học nhưng chỉ có 1 cô giáo tiếng Anh, một mình cô dạy cho 1 trường đã quá tải, chưa nói tới việc hỗ trợ cho trường bạn.

Trước tình thế này, ông Nguyễn Xuân Khang đã quyết định “cứu nguy” cho H.Mèo Vạc bằng cách tuyển và trả lương hợp đồng 21 giáo viên tiếng Anh chỉ để tổ chức dạy tiếng Anh trực tuyến cho học sinh lớp 3 của 18 trường tiểu học của cả H.Mèo Vạc. Với 3 tiết/tuần/lớp x 35 tuần thực học x 76 lớp, Trường Marie Curie sẽ hỗ trợ dạy trực tuyến cho tất cả các trường ở H.Mèo Vạc là 7.980 tiết/năm học. Tổng kinh phí để giúp dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3 của H.Mèo Vạc là khoảng 1,7 tỉ đồng cho riêng năm học 2022 – 2023.

“Tiếp tục dạy lứa học sinh này ít nhất 1 năm nữa”

Không dừng lại ở 1 năm, ông Nguyễn Xuân Khang còn ngỏ lời đề nghị lãnh đạo H.Mèo Vạc có thể tạo điều kiện cho Trường Marie Curie “tiếp tục dạy lứa học sinh này ít nhất 1 năm nữa”. Theo Trưởng phòng GĐ-ĐT H.Mèo Vạc Bùi Văn Thư, lời đề nghị của ông Khang tiếp tục là một sự hỗ trợ vô cùng quý giá. Mèo Vạc hiện có 76 lớp 3 của toàn huyện ở các điểm trường chính, sang năm sẽ có 122 lớp 2 lên lớp 3 và cũng sẽ phải về các điểm trường chính để học tiếng Anh, tin học. Theo tính toán, 122 lớp này sẽ phải dồn lại thành khoảng hơn 70 lớp 3. Như vậy, sang năm sẽ có khoảng gần 160 lớp 3 và lớp 4 phải học tiếng Anh. Nhu cầu về giáo viên, về cơ sở vật chất sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay, trong khi việc tuyển giáo viên tiếng Anh ở Mèo Vạc vẫn còn nguyên những khó khăn của năm học trước.



Source link

Cùng chủ đề

Từ đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ôn thi thế nào?

Ở phần làm văn, câu 1 là phần yêu cầu học sinh viết đoạn văn 200 chữ trình bày về suy nghĩ và ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Yêu cầu này không đánh đố học sinh mà vẫn liên kết được với phần đọc hiểu ở trên, lại có tính giáo dục và rất phù hợp với học sinh trong...

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo từ phát triển du lịch bền vững

Tạo đột phá từ du lịch cộng đồng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông tọa lạc trên diện tích trên 27.000 m2, bao quanh là núi đá kỳ vĩ. Đứng từ xa, quang cảnh tại làng văn hóa du lịch lập tức gây ấn tượng với du khách bởi các homestay được thiết kế theo lối kiến trúc mang đậm bản sắc của dân tộc H’Mông, và được bố trí theo hình vòng cung...

Học tiếng Anh không chỉ có nghe, nói, đọc, viết

Ngày 13-3, Trung tâm đào tạo khu vực của Tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO RETRAC) phối hợp Văn phòng tiếng Anh khu vực (RELO) thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM khởi động dự án tiếng Anh hướng nghiệp, "EnglishWorks!".Bà Lori Shea, chuyên gia giảng dạy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Việt Nam gửi điện chia buồn về vụ tấn công khủng bố ở Nga

Ngày 23/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Nga Vladimir Putin sau vụ tấn công khủng bố vào tối 22/3 khiến 143 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Trước đó, một nhóm các tay súng được cho thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo...

Mới nhất