Trang chủNewsThời sựTiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định, bảo đảm tính...

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định, bảo đảm tính chặt chẽ, dễ thực hiện


Đã là tài liệu lưu trữ trước tiên phải thực hiện theo pháp luật về lưu trữ

Trên thực tế, một số luật hiện hành có quy định đặc thù về lưu trữ liên quan đến chế độ bảo quản, thời hạn lưu trữ, cấp bản sao. Nếu bãi bỏ quy định về lưu trữ tại các luật này để thực hiện thống nhất theo quy định Luật Lưu trữ sẽ không phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động lưu trữ của một số bộ, ngành và khó bảo đảm tính khả thi. Nêu vấn đề này, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho biết, trong thời gian qua, với vai trò là cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật, Ủy ban đã rà soát các tiêu chí về nội dung và hình thức để xác định tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, tránh trùng lắp với các tiêu chí xác định bảo vật quốc gia, bảo đảm tính toàn diện, phù hợp với tính chất của tài liệu lưu trữ.

Liên quan đến quy định về quản lý, phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, tài liệu lưu trữ là đối tượng điều chỉnh của Luật Lưu trữ nên việc thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ, trong đó có hoạt động bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phải tuân thủ quy định của Luật Lưu trữ; trường hợp tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia, thì ngoài việc thực hiện theo quy định của Luật Lưu trữ, còn phải tuân thủ quy định của Luật Di sản văn hóa.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 30, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung khoản 5 vào Điều 38 của dự thảo luật nội dung: “Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt được quản lý, sử dụng và phát huy giá trị theo quy định của luật này; trường hợp được công nhận, ghi danh là bảo vật quốc gia hoặc danh hiệu khác theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì còn phải thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa”.

Với quy định tại khoản 5 Điều 38, ĐBQH Phan Viết Lượng (Bình Phước) cho rằng, có thể hiểu việc quản lý, bảo vệ, phát huy di sản, tài liệu lưu trữ đặc biệt là bảo vật quốc gia được thực hiện theo cả Luật Lưu trữ và Luật Di sản văn hóa, là chưa tường minh và có thể chồng chéo, không thống nhất, gây vướng mắc trong thực hiện.

Mặt khác, đại biểu Phan Viết Lượng cũng chỉ rõ, tại khoản 2, Điều 24 dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) quy định thẩm quyền của các bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh về mang tài liệu lưu trữ của Nhà nước ra nước ngoài, chưa có quy định chuyên biệt về mang tài liệu lưu trữ đặc biệt là bảo vật quốc gia, ra nước ngoài. Trong khi đó, khoản 2, Điều 44 Luật Di sản văn hóa hiện hành quy định, Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; và khi sửa đổi luật này trong thời gian tới cũng sẽ sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến bảo vệ, phát huy bảo vật quốc gia. Do vậy, đại biểu cho rằng, cần rà soát và quy định rõ hơn về thẩm quyền quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt là bảo vật quốc gia; quy định rõ hơn khi nào, với nội dung, biện pháp nào thì áp dụng cả hai luật, khi nào chỉ áp dụng quy định Luật Di sản văn hóa, không áp dụng Luật Lưu trữ.

Liên quan đến vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) cho rằng, về nguyên tắc, đã là tài liệu lưu trữ trước tiên phải thực hiện theo quy định của pháp luật lưu trữ. Do vậy, việc phát huy quản lý, sử dụng và phát huy tài liệu lưu trữ cũng phải thực hiện theo quy định pháp luật lưu trữ. “Tài liệu lưu trữ dù được công nhận là tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt bản chất vẫn là tài liệu lưu trữ, do đó việc quản lý, sử dụng và phát huy giá trị trước tiên phải thực hiện theo quy định của pháp luật lưu trữ”, đại biểu Nguyễn Trường Giang nói.

Mặt khác, theo đại biểu, việc ghi danh và công nhận tài liệu lưu trữ đặc biệt không chỉ cùng được điều chỉnh bởi Luật Di sản văn hóa, mà trong Luật Thư viện hiện hành cũng quy định về ghi danh và công nhận tài liệu đặc biệt theo quy định của Luật này. Do vậy, đại biểu Nguyễn Trường Giang đề nghị, quy định tại khoản 5, Điều 38 dự thảo Luật nên mở rộng theo hướng trường hợp nào tài liệu lưu trữ được công nhận, ghi danh bởi luật có liên quan thì thực hiện theo quy định của luật có liên quan.

Cần chặt chẽ hơn về tổ chức nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử

Bên cạnh việc rà soát, hoàn thiện quy định về nguyên tắc áp dụng pháp luật tại Điều 3 và quy định về tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt tại Điều 38 của dự thảo luật, ĐBQH Lý Thị Lan (Hà Giang) đề nghị, tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số điều để bảo đảm tính chặt chẽ, thuận lợi cho việc thực thi sau này.

Trong đó, đối với nội dung hủy tài liệu lưu trữ, tại Điểm b, Khoản 3, Điều 16, dự thảo luật quy định: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử quyết định hủy tài liệu hết giá trị theo quy định”. Đối với quy định này, đại biểu đề nghị, bổ sung và sửa thành “người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử quyết định hủy tài liệu hết giá trị sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp”. Lý giải về đề xuất này, đại biểu Lý Thị Lan nêu rõ, các cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử thường không có người làm lưu trữ chuyên trách nên trước khi hủy tài liệu cần có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý cấp trên để tránh việc hủy tài liệu khi tài liệu vẫn còn giá trị.

Đối với nội dung cơ quan, tổ chức nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước, tại Điểm d, Khoản 2, Điều 18, dự thảo luật quy định “đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức của trung ương được tổ chức hoạt động theo ngành dọc ở cấp tỉnh, cấp huyện; doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập”. Đối với quy định này, đại biểu cho rằng, cần làm rõ các doanh nghiệp như viễn thông, bưu điện, công ty điện lực tỉnh… trên địa bàn các tỉnh, thành phố hiện nay có phải là cơ quan, tổ chức của Trung ương được tổ chức, hoạt động theo ngành dọc ở cấp tỉnh hay không? Theo đại biểu, nếu các đơn vị này không phải là cơ quan, tổ chức của Trung ương được tổ chức, hoạt động theo ngành dọc ở cấp tỉnh, thì dự thảo luật cần bổ sung quy định những đơn vị nêu trên cũng thuộc trường hợp nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử cấp tỉnh.

Đồng thời, đối với quy định tại Điều 28 về thu nộp tài liệu giấy, đại biểu Lý Thị Lan đề nghị, sửa cụm từ “ghi số bút lục” tại điểm c, khoản 2 thành  “đánh số tờ”. Nguyên nhân do, sử dụng cụm từ “đánh số tờ” tạo được sự thống nhất với quy định về lập hồ sơ giấy tại Khoản 4, Điều 29 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư. Mặt khác, đại biểu nhấn mạnh, việc sử dụng cụm từ “đánh số tờ” sẽ dễ hiểu và đã quen thuộc trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ thời gian qua.



Nguồn

Cùng chủ đề

The Global City – Trung tâm mới chính thức hoạt động

“Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời...

Cận cảnh công trường nhà máy Nhiệt điện 2,2 tỷ USD ở Hà Tĩnh

08/04/2024 | 16:26 TPO - Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 (Hà Tĩnh) có tổng kinh phí 2,2 tỷ USD, đầu tư theo hình thức BOT, dự kiến vận hành thương mại vào quý III/2025. Mỗi ngày có hơn 4.200 công nhân làm việc...

Lao động Việt Nam đang thu hút doanh nghiệp châu Âu

Lực lượng lao động có tay nghề cao của Việt Nam là điểm thu hút lớn đối với các nhà đầu tư châu Âu. ...

Nhộn nhịp mùa ruốc biển Đà Nẵng

Dù đã bước vào những ngày cuối mùa ruốc biển nhưng không khí mỗi buổi sáng tại khu vực tập kết ruốc biển ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng vẫn diễn ra rất nhộn nhịp. Từ đây, những con ruốc tươi được đưa đi khắp thành phố và biến thành món đặc sản đặc trưng của người dân vùng biển. Vnews Nguồn

Cái bẫy Điện Biên Phủ

Trong kế hoạch Na-va đông xuân 1953-1954, Bộ Tổng tham mưu Pháp muốn giăng một cái bẫy nhử đối phương vào tròng. Thế nhưng, người giăng bẫy lại chính là người bị mắc bẫy. Nhandan.vn Nguồn

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc lần đầu tiên ký Bản...

Chiều 8.4, tại Đại lễ đường Nhân dân, Thủ đô Bắc Kinh, ngay sau khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế ký Thỏa thuận hợp tác mới giữa cơ quan lập pháp hai nước, Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ hợp tác nhằm hỗ trợ triển khai...

Bài cuối: Đồng bộ giải pháp khai thông những “điểm nghẽn”

Còn đó những "điểm nghẽn" Trong năm 2022 và 2023, tổng số vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được giao theo kế hoạch là 2.269,9 tỷ đồng. Qua rà soát, nắm bắt từ cơ sở, việc triển khai thực hiện các dự án,...

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 8.4.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 8.4.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Tiếp tục chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại Đắk Lắk, Đà Nẵng, Kiên Giang; Ủy ban Pháp luật...

Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc lần đầu tiên ký Bản...

Với sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế cùng các đại biểu hai nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà và Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ Nhân đại...

Một số hình ảnh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Trung Quốc

Sáng 8.4, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; làm việc với ông Lã Trạch Tường, Phó Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc (Energy China) kiêm Chủ tịch Energy China Quốc tế; tiếp ông Vương Đồng Trụ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tâp đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc. daibieunhandan.vn Nguồn

Bài đọc nhiều

Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

Từ vụ “tráo nhà hàng” ở TP. Nha Trang… Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin phản ánh của du khách Phan Cường, quê Hà Nội, kể về "trải nghiệm không mấy vui vẻ" khi du lịch tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Theo anh Cường, hai hôm trước, anh và gia đình có đặt xe taxi đến quán ăn T.S, ở 15 đường Trần Phú, tuy nhiên 3 tài xế của hãng...

Canada sẽ mở đại sứ quán mới ở Việt Nam vào năm tới

Đại sứ quán mới của Canada tại Hà Nội sẽ được đặt ở vị trí dễ tiếp cận hơn, với không gian mở, hiện đại và đạt các tiêu chí về phát triển bền vững. Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil trong cuộc họp báo ngày 24-8 tại Hà Nội - Ảnh: TRUNG QUÂN Đó là chia sẻ của Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil trong cuộc họp báo ngày 24-8, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan...

Trà Vinh: Đồng bào Khmer được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong 4 ngày

Đối với các sở, ban, ngành tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào và giữ gìn an ninh trật tự trong dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024. Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể cùng cấp vận động...

Đề xuất người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, năm 2024, dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5 có ngày 29/4/2024 (thứ Hai) nằm giữa ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ hàng tuần. Do đó, có ý kiến đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường (29/4/2024) và làm bù sang ngày khác để dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Cùng chuyên mục

Bá Thước (Thanh Hóa): Phát huy tiềm năng địa phương, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS và miền núi

Những năm gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với huyện Bá Thước, tổ chức tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy nghề thêu, dệt hoa văn trên trang phục truyền thống cho hàng trăm học viên tại các xã Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Cổ Lũng, Lũng Niêm, Lũng Cao... Ngoài ra, từ nguồn kinh phí của đề án "Bảo tồn phát triển nghề, làng nghề truyền...

Miền Bắc mưa dông vài nơi, trời lạnh về đêm và sáng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 9/4, khu vực Bắc Bộ có mưa, sáng và đêm trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét. Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn duy trì trạng thái nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với mức nhiệt trên 37 độ C. Riêng Tây Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh...

‘Mong mỗi lần ra nước ngoài, tôi nói mình là người Việt Nam ai cũng khâm phục’

“Bạn đến từ đâu?” là câu hỏi bà Trần Tuệ Tri - Cố vấn cấp cao của Tổ chức Brand Purpose, thành viên Ban điều hành AVSE Global, tác giả cuốn sách “Thương hiệu Việt Nam - Thời khắc vàng” nhận về nhiều nhất sau mỗi chuyến công tác tại nước ngoài.Chỉ với một câu hỏi đơn giản như vậy, nhưng cũng để bà Tuệ Tri nhìn thấy sự đón nhận của bạn bè quốc tế đối với...

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp TP Hà Nội

Quyết định nêu rõ, Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có chức năng tham mưu UBND thành phố quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; pháp chế; chứng thực; nuôi con...

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa hầu tòa vì 'hoa hồng' gần 2 tỷ đồng

Sáng 9/4, ông Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa, cùng các thuộc cấp là Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức, Hành chính), Phan Phương Ngọc (dược sĩ, nhân viên Khoa dược - Vật tư y tế CDC) bị TAND tỉnh Khánh Hòa đưa ra xét xử về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng hầu tòa với hành vi trên...

Mới nhất

Hậu Giang được chuyển mục đích sử dụng đất để làm Khu đô thị vốn gần 1.119 tỷ đồng

Hậu Giang được chuyển mục đích sử dụng đất để làm Khu đô thị vốn gần 1.119 tỷ đồngPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận UBND tỉnh Hậu Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 15,53 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Khu đô thị mới Ngã Bảy...

Nét đẹp làng nghề Việt Nam

Trong quá trình sáng tác, các nhiếp ảnh gia không chỉ giàu cảm hứng với những vùng đất có phong cảnh hữu tình hay những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú mà đề tài lao động cũng thu hút những tay máy “săn ảnh”. Chính những khoảnh khắc đời thường khi con người miệt mài mưu sinh lại mang đến...

Bịt “lỗ hổng” đấu giá tài sản công

Ô tô công, đất công được đấu giá cả gói, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, đó đều là “lỗ hổng” trong đấu giá tài sản công cần phải được bịt lại khi sửa Luật Đấu giá tài sản. Rất cần có...

Kiện toàn, củng cố hệ thống phòng, chống lao thống nhất, xuyên suốt

(Chinhphu.vn) - Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Y tế phải chỉ rõ các khó khăn, thách thức, nguy cơ bùng phát và gánh...

Mới nhất