Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định...

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô


Sáng nay (13/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 33 và xem xét Báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 33 và xem xét Báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024…

GDP cao nhất trong quý I kể từ năm 2020

Về tình hình triển khai kế hoạch năm 2024, sau khi điểm lại thuận lợi, khó khăn từ hình hình kinh tế thế giới và khu vực, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong nước, tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi, các hoạt động kinh tế – xã hội diễn ra sôi động hơn; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, nợ công, nợ quốc gia được bảo đảm.

Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm 2024. Quán triệt tinh thần chỉ đạo “5 quyết tâm”, “5 bảo đảm” và “5 đẩy mạnh” của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương đã khẩn trương, tập trung triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP, phấn đấu hoàn thành tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ và khối lượng công việc lớn đặt ra để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024.

Trên cơ sở tình hình kinh tế – xã hội 4 tháng đầu năm và các công việc đã triển khai, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết có thể khái quát thành 12 kết quả nổi bật và 5 hạn chế khó khăn trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024.

Theo đó, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. GDP quý I ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 và cao hơn kịch bản điều hành của Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,93% so với cùng kỳ. Tỷ giá được điều hành linh hoạt, kịp thời, chủ động có biện pháp can thiệp, bảo đảm cân đối hài hòa với điều hành lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng. Quy mô gói tín dụng hỗ trợ cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản được nâng lên 30.000 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện trong năm 2024.

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng ước đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1% so với cùng kỳ; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài được bảo đảm. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tăng 15,2%, 15% và 15,4% so với cùng kỳ; xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc… tăng trưởng cao; ước xuất siêu 8,4 tỷ USD.

Tổng vốn FDI đăng ký 4 tháng đạt gần 9,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ, trong đó vốn FDI đăng ký mới đạt hơn 7,1 tỷ USD, tăng 73,2%; vốn FDI thực hiện đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng 7,4%. Nhiều doanh nghiệp lớn đã cam kết đầu tư Việt Nam trong các ngành điện tử, chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo… Giải ngân vốn đầu tư công đến 30/4/2024 đạt 17,46% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2023 (15,65%), đã đẩy lượng vốn lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực.

Còn nhiều khó khăn, thách thức

Tăng trưởng kinh tế, sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi tích cực trong những tháng đầu năm nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức trước những biến động của tình hình của thế giới, khu vực. Sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm. Sản xuất nông nghiệp, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn do khô hạn, xâm nhập mặn tăng cao.

Cầu tiêu dùng trong nước tính chung 4 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015-2019. Áp lực cạnh tranh gia tăng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong 4 tháng đầu năm, có hơn 86,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Đầu tư khu vực tư nhân phục hồi còn chậm. Tăng trưởng tín dụng chưa cao, tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn.

Ngành hàng không tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn; giá vé máy bay tăng cao, nhất là trong dịp nghỉ lễ, ảnh hưởng đến phát triển du lịch và nhu cầu đi lại của người dân. Nhiều dự án cao tốc, đường giao thông trọng điểm, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Nam bị thiếu cát, vật liệu san lấp nền; việc cấp phép các mỏ cát mới còn chậm, gặp nhiều vướng mắc.

Ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; áp lực lạm phát, tỷ giá là vấn đề cần quan tâm. Tốc độ tăng CPI bình quân 4 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ, gần cận dưới mục tiêu Quốc hội đề ra (4,0-4,5%). Tỷ giá dự báo tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh do sức ép từ thị trường tài chính, tiền tệ thế giới, làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu, lãi vay nước ngoài của doanh nghiệp, tác động đến lạm phát trong nước.

Thị trường tài chính, tiền tệ, hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn rủi ro; tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục tăng, đến cuối tháng 2 là 4,92%. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn, khối lượng phát hành 4 tháng giảm 43,4% so với cùng kỳ năm 2023; áp lực đáo hạn trái phiếu năm 2024 lớn. Hệ thống giao dịch chứng khoán mới (KRX) liên tục lùi thời hạn triển khai. Thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu chuyển biến tích cực tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, cần quan tâm xử lý. Quản lý thị trường vàng vẫn còn bất cập.

Một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính vẫn chậm được sửa đổi, còn gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm chưa được xử lý dứt điểm; kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc có nơi còn chưa nghiêm…

Ưu tiên thúc đẩy mạnh tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả, toàn diện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Nghị quyết số 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, các Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP của Chính phủ; chủ động xử lý công việc theo thẩm quyền, kịp thời tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền, nhất là những vấn đề mới phát sinh. Trong đó, tập trung vào 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Theo đó, trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy mạnh tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, sẵn sàng can thiệp vào biến động tỷ giá trong trường hợp cần thiết, cân đối hài hòa giữa điều hành lãi suất và tỷ giá; chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; nỗ lực giải quyết các điểm nghẽn, khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng, triển khai các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất… để hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách; quản lý thu ngân sách chặt chẽ, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu, quản lý thu thuế thương mại điện tử; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội.

Thúc đẩy và làm mới các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu. Đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công; kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; huy động và sử dụng hiệu quả khoản vay ODA 2,5 tỷ USD cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển mạnh thị trường trong nước; chủ động thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng vệ thương mại, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước. Tăng cường nắm tình hình giá cả thị trường, có giải pháp điều hành phù hợp để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của Trung ương Đảng, Quốc hội đã đề ra.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phát huy hiệu quả các FTA đã ký kết, thúc đẩy ký kết FTA với các thị trường mới; tạo thuận lợi tối đa, hỗ trợ doanh nghiệp trong thông quan hàng hóa và đáp ứng kịp thời các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh của thị trường xuất khẩu.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo sự chuyển biến thực chất trong việc cung cấp dịch vụ công, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, sân bay, bến cảng, đường cao tốc, đường gom, nút giao kết nối, dự án có tính liên vùng, dự án ứng phó biến đổi khí hậu, sạt lở, xâm nhập mặn, dự án hạ tầng đô thị, chuyển đổi số…

Tiếp tục thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế…





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tiep-tuc-uu-tien-thuc-day-tang-truong-gan-voi-on-dinh-kinh-te-vi-mo-151626.html

Cùng chủ đề

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm “5 điểm nghẽn lớn” của nền kinh tế

Ngày 13/5, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, do vậy để đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra,...

Đề nghị thanh tra toàn diện nhà ở xã hội

Sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận tình hình phát triển kinh tế xã hội 2023 và những tháng đầu năm 2024. Về thị trường bất động sản, trong báo cáo, Chính phủ cho biết thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, cần quan tâm xử lý. Liên quan đến vấn đề nhà ở xã hội, theo báo cáo, tiến độ...

THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHIÊN HỌP THỨ 33 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 03 ngày, từ ngày 13/5/224 - 15/5/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội phát biểu khai mạc, cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung...

Thường vụ Quốc hội tổng kết kỳ họp bất thường, góp ý nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc vào sáng 13/5, diễn ra trong 3 ngày (13 - 15/5) sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng; trong đó có cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7 và tổng kết kỳ họp bất thường. Cụ thể, trong ngày đầu tiên, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển...

Doanh nhân lớn mạnh, đất nước thịnh cường

Phấn đấu nền kinh tế có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65 - 70% GDP cả nước; có ít nhất 70 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỷ USD; có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú thế giới… nằm trong số những mục tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm “5 điểm nghẽn lớn” của nền kinh tế

Ngày 13/5, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, do vậy để đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra,...

Doanh nhân lớn mạnh, đất nước thịnh cường

Phấn đấu nền kinh tế có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65 - 70% GDP cả nước; có ít nhất 70 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỷ USD; có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú thế giới… nằm trong số những mục tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày...

Thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán để khơi thông nguồn lực, phát triển kinh tế

Theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), những năm qua, bên cạnh nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã nỗ lực thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán vẫn còn không ít kết luận, kiến nghị chưa được thực hiện. Thậm chí, nhiều kiến nghị kiểm toán đã “treo” qua nhiều năm với số tiền đọng hàng nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân là nhiều điểm nghẽn cơ chế, chính sách chưa được khơi thông… ...

Hàng ngàn hecta cây trồng bị thiệt hại bởi khô hạn

Thời gian qua, ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tình trạng khô hạn kéo dài, gây thiệt hại lớn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thực tế, trên địa bàn đã có hàng ngàn hecta cây trồng bị thiệt hại...Hàng ngàn hecta cây trồng bị ảnh hưởng Tại huyện Cư M’gar (Đắk Lắk), một trong những địa phương có diện tích cây công nghiệp lớn của...

TP. Hồ Chí Minh: Hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và sản phẩm OCOP

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh Phó Chủ tịch Hội Nông Dân TP. Hồ Chí Minh cho biết Hội Nông dân phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND TP. Thủ Đức tổ chức Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024.Hội chợ được tổ chức tịa T.P Hồ Chí Minh từ ngày 16/5 đến ngày 20/5/2024 với quy mô 180 gian hàng của 95 đơn...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Xuất khẩu dầu của Iran lên cao nhất 6 năm

Quý I, Iran bán được lượng dầu nhiều nhất kể từ năm 2018, bất chấp các lệnh từng phạt của phương Tây. Hãng cung cấp dữ liệu ngành năng lượng Vortexa hôm 17/4 cho biết Iran bán trung bình 1,56 triệu thùng dầu mỗi ngày trong quý I. Đây là mức cao nhất từ quý III/2018. Gần như toàn bộ số dầu này được bán sang Trung Quốc.Việc Tehran vẫn xuất khẩu dầu thô cho thấy khó khăn mà...

Uniqlo Việt Nam cam kết đóng góp phát triển xã hội

Cung cấp sản phẩm - dịch vụ chất lượng, hỗ trợ địa phương nơi đặt cửa hàng, triển khai các dự án xã hội… là cách Uniqlo hiện thực hóa cam kết vì cộng đồng. Trong bối cảnh nhiều biến động và thách thức, Uniqlo tiếp tục phát triển đúng lộ trình đề ra nhờ khả năng gắn kết với cộng đồng tại Việt Nam.Khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm tài...

Dự báo một số mặt hàng có thể tăng giá nhẹ trong những ngày Tết

Theo khảo sát, ban quản lý các chợ truyền thống ở TPHCM cho biết, giá bán sẽ do thị trường quyết định vì ảnh hưởng bởi yếu tố nguồn hàng và sức mua.Xu hướng tăng giá chủ yếu là những mặt hàng sử dụng nhiều trong Tết theo nhu cầu và tập quán xã hội như cá thu, cá ngừ, tôm sú sống, mực tươi, quýt đường, cải thảo... có thể sẽ tăng giá từ 10 - 20%.Một...

Thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán để khơi thông nguồn lực, phát triển kinh tế

Theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), những năm qua, bên cạnh nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã nỗ lực thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán vẫn còn không ít kết luận, kiến nghị chưa được thực hiện. Thậm chí, nhiều kiến nghị kiểm toán đã “treo” qua nhiều năm với số tiền đọng hàng nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân là nhiều điểm nghẽn cơ chế, chính sách chưa được khơi thông… ...

Cùng chuyên mục

Ngày mai, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng

Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau phiên đấu thầu thành công vào sáng ngày 8.5, ngày mai, NHNN tiếp tục tổ chức đấu vàng miếng lần thứ 6.Tại phiên đấu thầu sắp tới, khối lượng vàng đấu thầu vẫn được giữ nguyên như các lần trước với 16.800 lượng vàng.Song, giá cọc tối thiểu đã được NHNN tăng lên cao hơn 2,7 triệu đồng so với phiên đấu thầu gần nhất, ở mức 88...

Gia đình Chủ tịch VPBank sắp nhận hơn 1.100 tỷ đồng cổ tức tiền mặt

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - HoSE: VPB) vừa có văn bản công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị phê duyệt ngày đăng ký cuối cùng thực hiện chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt. Tỉ lệ thực hiện chi trả cổ tức là 10% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024. Thời gian thanh toán dự kiến là ngày...

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm “5 điểm nghẽn lớn” của nền kinh tế

Ngày 13/5, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, do vậy để đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra,...

Cổ đông MB chuẩn bị nhận 2.653 tỷ đồng cổ tức tiền mặt

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - HoSE: MBB) vừa thông báo ngày chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt theo tỉ lệ 5% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024. Thời gian dự kiến thực hiện chi trả cổ tức là từ ngày 14/6. Trước đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của MB đã thông qua kế hoạch Năm 2024,...

Giảm sốc, nên mua hay bán

Giá vàng miếng SJCTính đến 9h, giá vàng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 85-87,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch giá mua - bán ở ngưỡng 2,5 triệu đồng/lượng.So với mở cửa phiên giao dịch hôm qua (12.5), giá vàng SJC tại DOJI giảm 2,7 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giảm 1,7 triệu đồng/lượng chiều bán ra.Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh chỉ số...

Mới nhất

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển mới đạt 13,3% dự toán

Ngày 13/5, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung...

Xây dựng An Dương trở thành cực tăng trưởng phía Tây Hải Phòng

Xây dựng An Dương trở thành cực tăng trưởng phía Tây Hải PhòngHuyện An Dương đang nỗ lực thực hiện các bước cần thiết để chuyển đổi thành đơn vị hành chính quận trước năm 2025. Đây là cơ hội để An Dương phát huy lợi thế, bứt phá vươn lên, phát triển bền vững và trở thành...

Quy hoạch Khu đô thị Chu Lai có tổng diện tích 330 ha

Khu đô thị Chu Lai thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai được quy hoạch với quy mô diện tích 330 ha, hướng đến mục tiêu trở thành đô thị loại II. UBND tỉnh Quảng Nam đã Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng...

Khách hàng cao cấp của BIDV được trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế

Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính đẳng cấp toàn cầu, khách hàng còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế. Hợp tác để nâng tầm dịch vụ lên đẳng cấp toàn cầu Dịch vụ Private Banking đã phát triển từ lâu tại nhiều quốc gia, nhưng...

Mới nhất