Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhỦy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm “5 điểm...

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm “5 điểm nghẽn lớn” của nền kinh tế


Ngày 13/5, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, do vậy để đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra, Chính phủ cần tập trung nhiều giải pháp trong đó nhấn mạnh đến tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững…

Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Vũ Hồng Thanh
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu

Kinh tế phục hồi…

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận định, việc triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 trong bối cảnh thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và bất ổn địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới. Ở trong nước, 2024 là năm “nước rút”, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, ngay từ đầu năm, Quốc hội đã tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 5 để xem xét những nội dung quan trọng, trong đó đã sửa đổi, thông qua Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sát sao chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. GDP quý I ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong quý I từ năm 2020 đến nay và vượt kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/4/2024 đạt 17,46% kế hoạch, cao hơn 1,81% cùng kỳ năm 2023, đã đẩy lượng vốn lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ cho tăng trưởng. Vốn FDI đăng ký mới đạt hơn 7,1 tỷ USD, tăng 73,2%; vốn FDI thực hiện đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng 7,4%. Thu ngân sách nhà nước 4 tháng ước đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1% so với cùng kỳ; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép.

Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, nhu cầu ngoại tệ được đáp ứng để hỗ trợ cho tăng trưởng, sản xuất, xuất khẩu; an toàn hệ thống ngân hàng được bảo đảm. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm, thực hiện kịp thời.

… nhưng chưa đột phá

Bên cạnh những kết quả đạt được, diễn biến tình hình kinh tế – xã hội những tháng đầu năm 2024 cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức. Để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn tình hình phát triển kinh tế – xã hội những tháng đầu năm, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2024 dù cải thiện nhưng chưa có sự đột phá, chưa quay lại quỹ đạo cần thiết, chưa đủ để tạo ra những bước đột phá cho phát triển bền vững và chưa thể giúp nước ta thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Các cực tăng trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò liên kết và thúc đẩy các vùng, đồng thời cũng chịu tác động từ sự suy giảm chung của kinh tế trong nước và thế giới.

Tổng cầu trong nước yếu, chậm hồi phục trong bối cảnh áp lực lạm phát có dấu hiệu tăng. Trong các động lực tăng trưởng truyền thống (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu), ngoại trừ xuất khẩu hàng hóa có mức tăng trưởng ấn tượng 15% trong 4 tháng đầu năm 2024, thì cầu tiêu dùng tăng 5,3% thấp hơn kỳ vọng, cầu đầu tư tư nhân tăng thấp 4,2%; tình trạng nhập siêu dịch vụ chưa được cải thiện (quý I/2024 nhập siêu dịch vụ là 2,33 tỷ USD); hầu như toàn bộ khâu vận chuyển hàng hóa, dịch vụ logistics, bảo hiểm vận tải đều do doanh nghiệp nước ngoài đảm nhận. Ngành khai khoáng suy giảm trong khi công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như giai đoạn trước dịch Covid-19.

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm “5 điểm nghẽn lớn” của nền kinh tế
Toàn cảnh phiên họp

Thứ hai, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (86,4 nghìn doanh nghiệp) cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (81,3 nghìn doanh nghiệp); cầu nội địa và cầu quốc tế thấp cùng với tính cạnh tranh của hàng trong nước cao là những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, chế tạo; chi phí vận tải tăng khá mạnh, nhất là đường biển, tỷ giá biến động bất thường trong những tháng đầu năm cũng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn đối với các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Thứ ba, thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng đã buộc các tổ chức tín dụng phải có giải pháp kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay để giảm bớt rủi ro (tỷ lệ nợ xấu nội bảng bình quân toàn hệ thống NHTM cuối tháng 2/2024 là 4,86%). Tăng trưởng tín dụng thấp trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã giảm cho thấy khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế; tín dụng xanh cho phát triển bền vững còn gặp nhiều thách thức… Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp cao với khối lượng riêng lẻ đáo hạn trong năm 2024 khoảng 300 nghìn tỷ đồng (cao nhất trong 3 năm gần đây), trong đó nhóm bất động sản chiếm khoảng 44,2%.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn khi các nhà đầu tư chưa có đủ niềm tin, gia tăng áp lực trả nợ các trái phiếu đến hạn của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm bất động sản, càng gây khó khăn đến hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, việc triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn chậm. Nhiều dự án cao tốc, đường giao thông trọng điểm, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Nam bị thiếu cát san lấp, ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như việc giải ngân vốn đầu tư công. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số địa phương còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ đề ra; việc di dời hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là đường điện cao thế tiến độ chưa đáp ứng yêu cầu.

Thứ năm, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội; xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội; tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng còn chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng đề ra; doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền. Giá nhà chung cư, kể cả nhà ở xã hội tại một số địa bàn tăng cao đột biến do nguồn cung khan hiếm, cơ cấu sản phẩm trên thị trường mất cân đối. Giá đất nền có dấu hiệu tăng trở lại ở các thành phố lớn, thậm chí tăng giá cao cục bộ do đầu cơ gây ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở của người dân, người lao động.

Tăng cường năng lực nội sinh

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu, nhiệm vụ khác theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và các nghị quyết khác của Quốc hội, trong những tháng còn lại của năm 2024, Uỷ ban Kinh tế Chính phủ cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Đồng thời, Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh một số trọng tâm ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Cụ thể, cần tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở củng cố nền tảng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế. Thúc đẩy mô hình tăng trưởng kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua nghiên cứu về mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa và bền vững. Giải quyết các điểm nghẽn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Theo dõi sát diễn biến thị trường và thay đổi chính sách của các đối tác để đề xuất các giải pháp phù hợp, phát triển đa dạng các thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới. Khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đẩy nhanh đàm phán, ký kết các FTA, liên kết kinh tế mới để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thực sự chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; bảo đảm hệ thống tài chính ngân hàng an toàn, lành mạnh nhằm hỗ trợ tăng trưởng; chú trọng tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng, tập trung cho sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. Tăng cường xử lý vi phạm, hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm phát triển thị trường chứng khoán bền vững. Phục hồi và phát triển ổn định thị trường vốn. Phối hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách thuế, phí, lệ phí… hỗ trợ doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh.

Khắc phục tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; huy động và sử dụng hiệu quả khoản vay ODA cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và giải pháp thiết thực, hiệu quả đẩy mạnh phát triển các dự án kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công tư…





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/uy-ban-kinh-te-de-nghi-chinh-phu-quan-tam-5-diem-nghen-lon-cua-nen-kinh-te-151629.html

Cùng chủ đề

Doanh nhân lớn mạnh, đất nước thịnh cường

Phấn đấu nền kinh tế có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65 - 70% GDP cả nước; có ít nhất 70 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỷ USD; có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú thế giới… nằm trong số những mục tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày...

Những dự án hàng chục nghìn tỷ đồng được chờ đợi tạo lực đẩy cho vùng TPHCM

(Dân trí) - Các tuyến cao tốc TPHCM - Mộc Bài, TPHCM - Chơn Thành, Vành đai 4 TPHCM... được kỳ vọng sớm triển khai, hoàn thành để xóa bỏ trở ngại về hạ tầng, bứt phá tăng trưởng kinh tế.   "Để kịp giờ họp ở TPHCM vào 8h, đoàn Tây Ninh phải xuất phát lúc 4h để ăn sáng", Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Dương Văn Thắng chia sẻ tại hội thảo khoa học góp ý dự...

Italy đầu tư lớn vào ngành bán dẫn

Chính phủ Italy dự kiến đầu tư 10 tỷ EUR vào ngành công nghiệp bán dẫn nội địa trong năm nay với nỗ lực trở thành một trong những nhà sản xuất vi điện tử lớn nhất ở châu Âu. Theo Bloomberg, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Italy Adolfo Urso nhấn mạnh kế hoạch trên phù hợp với chương trình nghị sự kinh tế rộng lớn hơn của nước này nhằm thúc đẩy tiến bộ công...

Cắt vốn dự án ì ạch để chuyển sang dự án giải ngân cao

Do tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong quý I/2024 thấp và không đạt mục tiêu đề ra, nên TP.HCM quyết định cắt vốn ở những dự án ì ạch để chuyển sang dự án có tỷ lệ giải ngân cao. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, tính đến hết quý I/2024, Thành phố mới giải ngân được...

Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Đông Nam Á đang nổi lên là một trong những khu vực năng động nhất ở châu Á. Trong hơn hai thập kỷ qua, lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong khu vực ASEAN.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh nhân lớn mạnh, đất nước thịnh cường

Phấn đấu nền kinh tế có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65 - 70% GDP cả nước; có ít nhất 70 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỷ USD; có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú thế giới… nằm trong số những mục tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày...

Thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán để khơi thông nguồn lực, phát triển kinh tế

Theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), những năm qua, bên cạnh nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã nỗ lực thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán vẫn còn không ít kết luận, kiến nghị chưa được thực hiện. Thậm chí, nhiều kiến nghị kiểm toán đã “treo” qua nhiều năm với số tiền đọng hàng nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân là nhiều điểm nghẽn cơ chế, chính sách chưa được khơi thông… ...

Hàng ngàn hecta cây trồng bị thiệt hại bởi khô hạn

Thời gian qua, ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tình trạng khô hạn kéo dài, gây thiệt hại lớn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thực tế, trên địa bàn đã có hàng ngàn hecta cây trồng bị thiệt hại...Hàng ngàn hecta cây trồng bị ảnh hưởng Tại huyện Cư M’gar (Đắk Lắk), một trong những địa phương có diện tích cây công nghiệp lớn của...

TP. Hồ Chí Minh: Hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và sản phẩm OCOP

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh Phó Chủ tịch Hội Nông Dân TP. Hồ Chí Minh cho biết Hội Nông dân phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND TP. Thủ Đức tổ chức Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024.Hội chợ được tổ chức tịa T.P Hồ Chí Minh từ ngày 16/5 đến ngày 20/5/2024 với quy mô 180 gian hàng của 95 đơn...

Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới

Ngày 10/5/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41). ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Xuất khẩu dầu của Iran lên cao nhất 6 năm

Quý I, Iran bán được lượng dầu nhiều nhất kể từ năm 2018, bất chấp các lệnh từng phạt của phương Tây. Hãng cung cấp dữ liệu ngành năng lượng Vortexa hôm 17/4 cho biết Iran bán trung bình 1,56 triệu thùng dầu mỗi ngày trong quý I. Đây là mức cao nhất từ quý III/2018. Gần như toàn bộ số dầu này được bán sang Trung Quốc.Việc Tehran vẫn xuất khẩu dầu thô cho thấy khó khăn mà...

Uniqlo Việt Nam cam kết đóng góp phát triển xã hội

Cung cấp sản phẩm - dịch vụ chất lượng, hỗ trợ địa phương nơi đặt cửa hàng, triển khai các dự án xã hội… là cách Uniqlo hiện thực hóa cam kết vì cộng đồng. Trong bối cảnh nhiều biến động và thách thức, Uniqlo tiếp tục phát triển đúng lộ trình đề ra nhờ khả năng gắn kết với cộng đồng tại Việt Nam.Khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm tài...

Dự báo một số mặt hàng có thể tăng giá nhẹ trong những ngày Tết

Theo khảo sát, ban quản lý các chợ truyền thống ở TPHCM cho biết, giá bán sẽ do thị trường quyết định vì ảnh hưởng bởi yếu tố nguồn hàng và sức mua.Xu hướng tăng giá chủ yếu là những mặt hàng sử dụng nhiều trong Tết theo nhu cầu và tập quán xã hội như cá thu, cá ngừ, tôm sú sống, mực tươi, quýt đường, cải thảo... có thể sẽ tăng giá từ 10 - 20%.Một...

Thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán để khơi thông nguồn lực, phát triển kinh tế

Theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), những năm qua, bên cạnh nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã nỗ lực thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán vẫn còn không ít kết luận, kiến nghị chưa được thực hiện. Thậm chí, nhiều kiến nghị kiểm toán đã “treo” qua nhiều năm với số tiền đọng hàng nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân là nhiều điểm nghẽn cơ chế, chính sách chưa được khơi thông… ...

Cùng chuyên mục

Cổ đông MB chuẩn bị nhận 2.653 tỷ đồng cổ tức tiền mặt

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - HoSE: MBB) vừa thông báo ngày chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt theo tỉ lệ 5% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024. Thời gian dự kiến thực hiện chi trả cổ tức là từ ngày 14/6. Trước đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của MB đã thông qua kế hoạch Năm 2024,...

Giảm sốc, nên mua hay bán

Giá vàng miếng SJCTính đến 9h, giá vàng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 85-87,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch giá mua - bán ở ngưỡng 2,5 triệu đồng/lượng.So với mở cửa phiên giao dịch hôm qua (12.5), giá vàng SJC tại DOJI giảm 2,7 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giảm 1,7 triệu đồng/lượng chiều bán ra.Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh chỉ số...

Ngân hàng liên tục tăng lãi, nên gửi tiền ở đâu?

Lãi suất cao nhất kỳ hạn 1-3 thángTheo ghi nhận của Lao Động, tính đến ngày 13.5, tại kỳ hạn 1 tháng, mức lãi suất tiền gửi cao nhất hiện thuộc về MSB với mức lãi 3,5%/năm.Theo sau đó là NCB hiện giữ mức lãi suất 3,2%/năm. Mức lãi suất tiếp theo là 3,15%/năm xuất hiện tại PVcomBank.CBBank hiện trả lãi 3,1%/năm ở kỳ hạn 1 tháng. Ở cùng kỳ hạn, OCB và VietBank, Viet A Bank hiện...

Doanh nhân lớn mạnh, đất nước thịnh cường

Phấn đấu nền kinh tế có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65 - 70% GDP cả nước; có ít nhất 70 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỷ USD; có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú thế giới… nằm trong số những mục tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày...

Chọn “tiền tươi thóc thật” thay vì kỳ vọng

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần giao dịch khá tích cực khi đà tăng tiếp tục được duy trì. Trước khi chịu áp lực điều chỉnh ở hai phiên cuối tuần, thị trường ghi nhận ba phiên đầu tuần tăng điểm tốt vượt vùng 1.250 điểm. Kết tuần, VN-Index tăng 23,67 điểm, tương đương 1,94% lên 1.244,7 điểm. HNX tăng 7,46 điểm, tương đương 3,27% lên 235,68 điểm. Tuần qua, nhóm cổ phiếu cổ phiếu công...

Mới nhất

Nữ sinh ngoại thương đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam 2024

Hội đồng Ban giám khảo trong đêm chung kết gồm: Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Trưởng Ban giám khảo, Nghệ sĩ Nhân dân Mai Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh tỉnh Bình Thuận, ca sĩ Nguyên Vũ, Hoa hậu...

Người bấm máy bằng 6 giác quan

Trở lại với tiệm ảnh “Thống Nhất”Hoàn thành nhiệm vụ với đất nước, ông nghỉ hưu tại Báo...

Công nhân sốc vì hóa đơn tiền điện

Thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, công nhân ở trọ vốn đã khó khăn, nay tiền điện tăng khiến cuộc sống của họ lại càng vất vả hơn Thanh toán xong hóa đơn tiền điện tháng 4 hơn 900.000 đồng, chị Bùi Thị Thanh Hương, công nhân Công ty TNHH...

Những chuyến phà cuối cùng trên Bạch Đằng giang

11/05/2024 | 15:48 TPO - Trong gần 50 năm hoạt động, tuyến phà nối Quảng Ninh và Hải Phòng trên dòng Bạch Đằng giang sắp hoàn...

Vũ điệu ánh sáng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương

Chắc hẳn tuổi thơ ai cũng từng mải miết chạy theo thứ ánh sáng lập lòe đêm hè phát ra từ những chú đom đóm nhỏ bé. Loài côn trùng chỉ có trong mùa hè càng ngày càng ít xuất hiện ở thành phố hay những nơi đông dân cư. Nếu muốn thưởng thức vũ điệu ánh sáng từ...

Mới nhất