Trang chủNewsThời sựTìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh

Chúng tôi lên Lạng Sơn và thuê xe chạy gần 70 km đến UBND xã Đại Đồng, H.Tràng Định tìm thông tin về anh hùng – liệt sĩ Lê Minh Trường.

Chị Nông Phương Thảo (Phó chủ tịch UBND xã Đại Đồng) dẫn tôi xuống làm việc với cán bộ phụ trách LĐ-TB-XH. Sau cả tiếng mở sổ sách giấy tờ tra cứu, vẫn không có kết quả. Sau đó, một cán bộ xã đi ngang qua, thấy đông hỏi chuyện và cho biết: “Tôi ở cùng làng, nhưng gia đình liệt sĩ chuyển về Hà Nội từ rất lâu rồi”.

Lại quay xe về Hà Nội dò hỏi, rất may mắn có thông tin từ một cán bộ thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: “Mẹ liệt sĩ vẫn còn sống, đang ở Trúc Bạch, Ba Đình”.

Gõ cửa căn nhà số 164 Trấn Vũ (P.Trúc Bạch, Q.Ba Đình), một người phụ nữ ra chào: “Tôi là Hồng, chị dâu chú Minh Trường. Mẹ đang ở nhà đây”. Bà cụ dáng cao lớn, tóc bạc trắng lần tường ra chào: “Tôi là Nông Thị Duyên, sinh năm 1935, năm nay 89 tuổi, là mẹ của con trai Lê Minh Trường đây”.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 1.

Bà Nông Thị Duyên và 3 con trai, năm 1968. Lê Minh Trường ở giữa

MTH

Cuối tháng 4.2014, mẹ Nông Thị Duyên được trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Bà Nông Thị Duyên sinh ra ở xã Đại Đồng, H.Tràng Định, Lạng Sơn. Năm 1950, khi mới 15 tuổi, bà Duyên được đưa từ căn cứ địa Bắc Sơn sang Trung Quốc học ngành sư phạm. Cuối năm 1954, lớp học bà Duyên về nước, tập trung ở cơ quan Bộ Giáo dục (khi ấy mới chuyển từ Chiêm Hóa, Tuyên Quang về Đại Từ, Thái Nguyên) để phân công công tác.

Thời điểm ấy, tỉnh Quảng Yên (sau này sáp nhập thành tỉnh Quảng Ninh) thuộc Liên khu Việt Bắc (1949 – 1956) đang rất thiếu giáo viên, nên Bộ cử một số giáo viên trẻ về đó giảng dạy. “Ở lớp tôi, ai cũng thoái thác. Người thì bảo vợ đẻ, người thì con thơ, người gia đình khó khăn. Tôi thì son rỗi, lại người miền núi chịu đựng gian khổ đã quen, nên chấp nhận đi thay cho các bạn”, bà Duyên nhớ lại vậy.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 2.

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công thăm bà Nông Thị Duyên, ngày 25.1.1990

MTH

Trong thời gian dạy học ở H.Đông Triều (nay là thị xã Đông Triều, Quảng Ninh), bà Nông Thị Duyên quen anh bộ đội Hồng Minh Kỳ (tên khai sinh là Lê Thái, sinh ra và lớn lên ở số nhà 16, phố Sơn Tây, P. Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội), công tác tại Trung đoàn 244, Sư đoàn bộ binh 350 (nay thuộc Quân khu 3).

Năm 1956, ông bà cưới nhau và năm 1958, sinh cậu con trai đầu Lê Hồng Trường. 2 năm sau (1960), bà Duyên sinh thêm con trai Lê Minh Trường tại Thái Nguyên, khi đang theo học lớp trung cấp sư phạm. 3 năm sau (1963) bà sinh con trai út Lê Khánh Trường, khi đang dạy học tại Thất Khê, Lạng Sơn.

“Hồi ấy, chỉ mình tôi sinh nở, nuôi nấng 3 thằng con trai vì ông ấy đã chuyển công tác sang Sư đoàn 320, vào Quảng Trị chiến đấu”, bà Duyên nhớ vậy.

Ngày 16.2.1968, đại úy Hồng Minh Kỳ hy sinh tại Hướng Hóa (Quảng Trị) trong chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh. Giấy báo tử được chuyển về nhà bố mẹ đẻ, nên bà Duyên phải dắt cõng 3 đứa con trai 10 tuổi, 8 tuổi và 5 tuổi từ biên giới Tràng Định (Lạng Sơn) về nhà chồng ở Hà Nội làm lễ truy điệu.

Năm 1976, anh cả Lê Hồng Trường đi học Đại học Kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc (nay là Trường đại học Kỹ thuật công nghiệp, thuộc Đại học Thái Nguyên), học bổng mỗi tháng được 22 đồng, nhưng vẫn không đủ ăn, nên trong nhà có gì đáng giá, bà Duyên phải bán đổi lấy gạo, thực phẩm gửi xuống Thái Nguyên cho con.

“Hồi ấy, Lê Minh Trường là thiệt thòi nhất. Nó có 1 đôi dép nhựa trắng, nhưng cũng phải bán, gửi tiền cho anh ăn học”, bà Duyên nhớ.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 3.

Di ảnh anh hùng – liệt sĩ Lê Minh Trường (trái) và người bố là liệt sĩ Hồng Minh Kỳ (Lê Thái), trên bàn thờ gia đình

MTH

Xin mẹ cho con nhập ngũ

Đầu năm 1978, Lê Minh Trường viết đơn tình nguyện và năn nỉ xin mẹ cho nhập ngũ.

Tháng 7.1978, anh nhập ngũ vào Công an nhân dân vũ trang tỉnh Cao Lạng. Cuối tháng 12.1978, tỉnh Cao Lạng được chia tách – tái lập thành Cao Bằng và Lạng Sơn, chiến sĩ Lê Minh Trường thuộc quân số Đại đội 5, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn, đóng quân ở thị trấn Đồng Đăng.

Từ khi Minh Trường nhập ngũ cho đến lúc hy sinh, chưa 1 lần về thăm nhà. Trước tết âm lịch Kỷ Mùi 1979, bà Duyên đạp xe hơn 50 km sang Đồng Đăng thăm con, mang theo cả xôi, gà, bánh chưng cho con ăn tết. Gần 1 tháng sau, sáng 17.2.1979, quân Trung Quốc bất ngờ tấn công sang 6 tỉnh biên giới phía Bắc và binh nhất Lê Minh Trường hy sinh ngay buổi sáng 17.2.1979.

Lịch sử đã ghi lại: Sáng 17.2.1979, quân xâm lược có pháo binh và xe tăng yểm trợ, ồ ạt tấn công vào trận địa của Đại đội 5 trên pháo đài Đồng Đăng. Binh nhất Lê Minh Trường cùng đồng đội quyết liệt đánh trả. Thấy 8 xe tăng địch dẫn bộ binh xông lên, Lê Minh Trường mang súng B40 tiếp cận mục tiêu, bắn cháy chiếc đi đầu, những chiếc khác hoảng loạn tháo chạy…

Sau khi củng cố đội hình, địch lại xông lên. Trong quá trình chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, binh nhất Lê Minh Trường đã di chuyển linh hoạt, kịp thời chặn địch. Khi bị thương, anh tự băng bó và tiếp tục chiến đấu cho đến lúc anh dũng hy sinh. Ngày 19.12.1979, liệt sĩ Lê Minh Trường được truy tặng danh hiệu anh hùng.

Vượt qua nỗi đau mất mát

Sau ngày 17.2.1979, bà Nông Thị Duyên sơ tán về nhà chồng ở Hà Nội. Khi biết tin con trai Lê Minh Trường hy sinh, bà lên lại Lạng Sơn tìm ngóng tin con trong nỗi tuyệt vọng mong manh.

Ngày 17.2.1980 là giỗ đầu liệt sĩ Lê Minh Trường, đúng ngày mồng 1 tết âm lịch Canh Thân 1980. “Người làng biết chuyện, góp mỗi nhà vài nắm gạo, để nấu xôi và gói bánh chưng, cúng bố con nó”, bà Duyên nhớ lại.

Từ cuối năm 1980, bà Nông Thị Duyên về Hà Nội, ở hẳn nhà chồng. Cậu con út Lê Khánh Trường nhập ngũ. Do là con – em liệt sĩ nên được chuyển công tác về cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (nay ở số 4 Đinh Công Tráng, TP.Hà Nội) và hết thời hạn nghĩa vụ quân sự, được ưu tiên đưa đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa dân chủ Đức (cũ). Hết thời gian lao động, ở lại Đức cho đến nay.

Mất chồng, mất con, lại từ miền núi Lạng Sơn đồi núi rộng rãi, về TP.Hà Nội ở cùng gia đình nhà chồng chật hẹp, nên chỉ một thời sau bà Nông Thị Duyên bị trầm cảm. Biết chuyện, trung tướng Đinh Văn Tuy (Tư lệnh Bộ đội Biên phòng từ 1981 – 1990) chỉ đạo cơ quan chức năng trong Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho mượn 1 phòng khách 20 m2 trong tập thể Bộ đội Biên phòng ở Trại Găng – Ngõ Quỳnh (P.Thanh Nhàn, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội) để mẹ con bà Duyên ở tạm và tác động với UBND TP.Hà Nội tạo điều kiện về chỗ ở cho gia đình có bố liệt sĩ, con là anh hùng – liệt sĩ.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 4.

Bà Nông Thị Duyên kể chuyện gia đình với PV Báo Thanh Niên

MTH

Năm 1986, TP.Hà Nội cấp cho bà Duyên căn nhà ở Kim Giang. Nhưng ở giữa đồng không mông quạnh, nhà không điện nước, không cửa ra vào, nền đất nện, bà Duyên xin trả, định lên lại Lạng Sơn. Năm 1987, TP.Hà Nội quyết định cấp cho bà Nông Thị Duyên căn hộ ở số 101, nhà A, phố Nam Tràng, P.Trúc Bạch, Q.Ba Đình – vốn là khu dành cho cán bộ cao cấp của thành phố.

“Hồi ấy nằm cạnh hồ Trúc Bạch vắng vẻ um tùm, nhà chỉ có 45 m2, nhưng tôi khai phá mảnh đất hoang bên cạnh để nuôi trồng. Sau này TP.Hà Nội cải tạo làm đường quanh hồ, phía sau nhà lại là mặt đường, số 164 Trúc Bạch bây giờ”…

Năm 1988, em trai Lê Khánh Trường lên Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc (Lạng Sơn) tìm mộ anh trai Lê Minh Trường, rồi bàn với mẹ, đưa anh về…

Năm 2009, gia đình vào Hướng Hóa (Quảng Trị) tìm phần mộ liệt sĩ Hồng Minh Kỳ. Hiện tại, 2 bố con liệt sĩ – đại úy Hồng Minh Kỳ (Lê Thái) và anh hùng liệt sĩ – binh nhất Lê Xuân trường nằm cạnh nhau trong Nghĩa trang liệt sĩ Nhổn (xã Tây Tựu, H.Từ Liêm, TP.Hà Nội).

Không để giặc tràn vào Đồng Đăng

Binh nhất Trần Ngọc Sơn sinh năm 1958, ở P.Trương Định, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội. Nhập ngũ tháng 5.1978, sau khi huấn luyện, về đại đội 16 công binh thuộc Trung đoàn 12, Sư đoàn 3, Quân khu 1.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 5.

Di ảnh anh hùng – liệt sĩ Trần Ngọc Sơn

Rạng sáng 17.2.1979, phía Trung Quốc bất ngờ tấn công sang biên giới Lạng Sơn. Đại đội công binh 16 đóng quân ở khu vực cống đường sắt Ba Cửa (xã Bảo Lâm, H.Cao Lộc), chắn ngay cửa khẩu Hữu Nghị, đã chặn đánh quyết liệt mũi tiến quân của địch. Tiểu đội của Trần Ngọc Sơn phòng ngự ở phía tây – bắc.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 6.

Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)

Tiểu đội này toàn chiến sĩ mới nhưng dưới sự chỉ huy của binh nhất – tiểu đội phó, đã kiên cường đánh trả quân xâm lược. Sau 2 trận chiến đấu, tiểu đội thương vong 1/3 quân số và đến đợt tấn công thứ 5 của địch, cả tiểu đội chỉ còn lại một mình Sơn, lúc đó cũng bị thương vào cánh tay phải.

Sau khi băng tại vết thương, Sơn vận động khắp trận địa, dùng mọi vũ khí đánh trả địch, khiến chúng không thể vượt qua cống Ba Cửa để tiến vào Đồng Đăng.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 7.

Mốc giới số 1116 ở cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)

“4 giờ chiều 17.2.1979, binh nhất Trần Ngọc Sơn lại bị thương vào chân và trong tay chỉ còn 1 quả lựu đạn. Bên dưới, bọn địch đang la hét tràn lên, Sơn bình tĩnh ném quả lựu đạn cuối cùng và một vầng lửa màu da cam của đạn B40 địch đã trùm kín người anh”, ông Nguyễn Văn Sáu, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Bảo Lâm, chiến đấu ở trận địa bên cạnh, chứng kiến sự hy sinh của Sơn, kể lại vậy.

Đồn trưởng Lộc Viễn Tài

Anh hùng Lộc Viễn Tài sinh 1940, dân tộc Tày, quê ở xã Vĩ Thượng, H.Bắc Quang, Hà Giang. Khi hy sinh, là thượng úy, đồn trưởng Đồn 155, Công an nhân dân vũ trang Hà Tuyên (nay là Đồn biên phòng Sơn Vĩ, Bộ đội Biên phòng Hà Giang).

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 8.

Di ảnh anh hùng – liệt sĩ Lộc Viễn Tài

Lộc Viễn Tài là cán bộ đã chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận xuất sắc, đạt hiệu suất chiến đấu cao, giữ vững được trận địa, bảo vệ được dân.

Sáng 17.2.1979, quân xâm lược ồ ạt tấn công Đồn 155, Lộc Viễn Tài động viên bộ đội quyết tâm chiến đấu, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 9.

Phần mộ anh hùng – liệt sĩ Lộc Viễn Tài tại Nghĩa trang liệt sĩ Mèo Vạc (Hà Giang)

Ngày 5.3.1979, địch tập trung lực lượng quyết chiếm Đồn 155 và cao điểm 1379, nhưng vẫn bị đánh bật ra. Lợi dụng sương mù, Lộc Viễn Tài đã tổ chức lực lượng phục kích, đánh dồn địch… Khi địch mở đợt tiến công mới, Lộc Viễn Tài tổ chức chặn đánh từ xa, chia cắt đội hình địch, và anh dũng hy sinh.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 10.

Mốc giới số 504 tuyến biên giới Việt – Trung do Đồn biên phòng Sơn Vĩ (trước là Đồn Lũng Làn) quản lý bảo vệ. Tháng 2 và 3.1979, quân xâm lược đã đi qua khu vực này, tấn công vào Đồn biên phòng Lũng Làn

Thanhnien.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Hàng nhập khẩu vào Việt Nam tăng

Nhờ nỗ lực của cơ quan chức năng hai bên, đến thời điểm này, lượng xe chở hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị... qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị về nội địa đã nhiều hơn so với vài ngày trước xảy ra ùn tắc. Ngày 22-3, Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thông tin, năng lực thông quan hàng hóa tại cặp Cửa khẩu...

Hành trình 68 ngày đưa cháu bé sinh non 900 gram ‘về vạch đích’

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, vừa qua, khoa Nhi của Bệnh viện đã điều trị thành công cho một trẻ sơ sinh cực non tháng, lúc chào đời bé chỉ nặng 900 gram đến...

Giữ gìn ngôn ngữ Tày, Nùng – Cách làm hay ở Lạng Sơn

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh cũng rất quan tâm đến công tác bảo tồn ngôn ngữ dân tộc: mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ tiếng Tày, Nùng (thực hiện từ năm 2011), trong đó chủ yếu là tiếng Tày cho cán bộ, công chức và các đối tượng dự tuyển thi công chức theo quy định, các lớp bồi dưỡng này đều do Sở Giáo dục...

“Dân làm gốc” là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Để tiếp tục nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của các khu dân cư, phát huy vai trò tự quản, đoàn kết, đồng thuận xã hội của từng người dân, từng hộ gia đình, từng dòng họ trên địa bàn, tại tỉnh Lạng Sơn...

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và xây dựng thương hiệu cho du lịch Lạng Sơn

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm, là một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi cao hay trên các nẻo đường. Một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn chính là các...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Thành phố Điện Biên Phủ sau 70 năm chiến thắng lịch sử

NDO - Cùng ngắm thành phố Điện Biên Phủ từ trên cao ngày nay đã phát triển và đổi mới cùng với đó là những địa danh ghi dấu những chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam ta 70 năm về trước. Nhìn từ trên cao "lòng chảo" Điện Biên sau 70 năm giải phóng giờ đây đã khoác lên mình 1 diện mạo mới với những ngôi nhà, những ánh đèn của các khu đô thị sầm uất. Nơi...

Cùng chuyên mục

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các nền văn hóa khi các thương gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản và Châu Âu, đến...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai gặp trên đường....

Hội An là nơi du lịch một mình an toàn nhất thế giới, chi phí rẻ nhất châu Á

Phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) đã vinh dự đứng đầu danh sách những điểm đến du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp. Theo trang web, Hội An có tỷ lệ tội phạm là 6,25, so với Lima của Peru, nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất là 84,51. Smoky Mountains lưu ý rằng đối với những người đi du lịch một mình, cảm giác an toàn có...

Huyện đảo Cô Tô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tối 23/3, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, địa phương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện (23/3/1994 - 23/3/2024). Tại buổi lễ, thừa ủy quyền, ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch...

Mới nhất

Người phụ nữ “nổ” làm thủ tục đi du học rồi chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Nguyễn Phương Thanh “nổ” là có mối quan hệ tại Tổng lãnh sự quán Mỹ, có khả năng giúp cho ông G. được duyệt thủ tục đi du học. Tin tưởng, ông G. đã đưa cho Thanh gần 4,6 tỷ đồng và 153.000 USD. Đồng thời, Thanh hứa giúp và yêu...

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

VFF: ‘CĐV Việt Nam không bắn pháo hoa cạnh khách sạn tuyển Indonesia’

"Hình ảnh pháo hoa được một tài khoản đăng trên mạng gây ra hiểu lầm. Vị vị trí đốt pháo hoa được xác định cách sân tập của đội Indonesia khoảng 3km và không liên quan đến sự kiện đội tuyển Indonesia đến Việt Nam thi đấu ngày 26/3. Đó là điểm vui chơi giải trí và hoạt...

Mới nhất