Trang chủNewsThời sựTổng thống Erdogan khát vọng đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở lại vũ...

Tổng thống Erdogan khát vọng đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở lại vũ đài thế giới


Từ những ký ức Ottoman

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử vòng 2 diễn ra vào ngày 28/5 để tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3. Với 99,43% số phiếu đã được kiểm, kết quả chính thức do Hội đồng bầu cử tối cao Thổ Nhĩ Kỳ (YSK) công bố hôm Chủ nhật vừa rồi cho thấy ông Erdogan giành chiến thắng với 52,14% số phiếu bầu, trong khi đối thủ của ông, thủ lĩnh phe đối lập Kemal Kilicdaroglu nhận được 47,86%.

tong thong erdogan va khat vong dua tho nhi ky tro lai vu dai quoc te hinh 1

Biểu ngữ khổng lồ ủng hộ ông Erdogan được treo trên một bức tường ở Istanbul trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ năm nay – Ảnh: Wall Street Journal

Như vậy, ông Erdogan sẽ ngồi ở vị trí lãnh đạo quốc gia thêm 5 năm nữa, trở thành nguyên thủ tại vị lâu năm nhất của Thổ Nhĩ Kỳ thời hiện đại. Trong phát biểu trước một biển người ủng hộ đang reo hò trong khuôn viên Dinh Tổng thống ở Ankara sau khi giành chiến thắng vào tối Chủ nhật, ông Erdogan nhắc lại rằng hôm thứ Hai (30/5) sẽ đánh dấu kỷ niệm cuộc chinh phục Constantinople vào năm 1453, qua đó vẽ một đường xuyên suốt từ quá khứ đến những dấu ấn hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường thế giới.

“Ngày mai chúng ta sẽ đánh dấu cuộc chinh phục Istanbul một lần nữa. Người chỉ huy đẹp làm sao và những người lính của anh ấy đẹp làm sao, như người ta vẫn nói. Tôi coi tất cả các bạn là con trai và con gái của những bậc tiên tổ đó”, chính trị gia 69 tuổi phát biểu. “Những cuộc bầu cử này sẽ được ghi nhận như một bước ngoặt trong lịch sử”.

Lịch sử dường như đè nặng lên tâm trí của Erdogan. Đây không phải lần đầu ông Erdogan nhắc đến chủ đề vinh quang Đế chế Ottoman. Ông đã nói đến ký ức ấy của Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay. Là một trong những nhà lãnh đạo Hồi giáo nổi tiếng nhất, ông Erdogan đã đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối trọng cạnh tranh với Ả Rập Xê Út và Iran để giành ảnh hưởng trong cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới.

Tổng thống Erdogan cũng mở rộng ảnh hưởng chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trên khắp Trung Đông và Trung Á, thúc đẩy đất nước này xây dựng ngành công nghiệp vũ khí ấn tượng đồng thời đóng một vai trò quan trọng trên trường quốc tế, trong các vấn đề liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraine và các cuộc chiến ở Syria, Iraq và Libya.

Giờ đây, khi ông bắt đầu thập kỷ cầm quyền thứ ba của mình, thế giới sẽ phải đối mặt với một chính khách linh hoạt đến mức không thể đoán trước – người sau khi sống sót sau một âm mưu đảo chính và nhiều cuộc khủng hoảng trong nước, song vẫn thể hiện sự xuất sắc trong việc mặc cả nhượng bộ từ các đồng minh cũng như đối thủ khi xoay trục.

“Ông ấy sẽ tiếp tục là người theo chủ nghĩa trao đổi”. Soner Cagaptay, tác giả của nhiều cuốn sách về Erdogan và là giám đốc Chương trình Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông, nhận định.

Những thách thức từ kinh tế

Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị cho rằng việc củng cố tầm nhìn của ông Erdogan về Thổ Nhĩ Kỳ như một cường quốc sẽ rất khó khăn. Chính những vấn đề đã khiến đối thủ của ông giành được sự ủng hộ không nhỏ – đồng tiền sụt giá và một trong những tỷ lệ lạm phát cao – đã hạn chế khả năng hành động của Tổng thống Erdogan và vẫn có dấu hiệu trở nên tồi tệ hơn.

Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 0,4% vào thứ Hai, giao dịch gần mức thấp kỷ lục với tỷ giá 20,16 lira đổi 1 USD. Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường bảo vệ đồng lira trước nguy cơ mất giá, làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ vốn đã hạn chế của nước này. Theo báo Wall Street Journal, chi phí bảo hiểm cho trường hợp vỡ nợ đối với trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng gần 25%.

Muốn đạt được tham vọng toàn cầu, ông Erdogan phải giải quyết những rắc rối tài chính của đất nước. Tài sản nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ đã chìm trong sắc đỏ sau nhiều năm nước này chi hàng chục tỷ USD để chống đỡ đồng lira. Đồng nội tệ đã mất gần 80% giá trị so với USD trong 5 năm qua khi ông Erdogan gây áp lực buộc ngân hàng trung ương phải cắt giảm lãi suất bất chấp lạm phát cao – điều ngược lại với những gì các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới làm.

Nhu cầu về ngoại tệ của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến ông Erdogan phụ thuộc sâu hơn vào Nga và các nước Vùng Vịnh. Moscow đã gửi cho Thổ Nhĩ Kỳ 15 tỷ USD vào năm ngoái để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân và hoãn các khoản thanh toán của Ankara cho khí đốt tự nhiên có thể lên tới hàng tỷ USD, qua đó cung cấp cứu trợ cần thiết cho tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở Trung Đông, chính phủ Tổng thống Erdogan gần đây đã khôi phục quan hệ với một loạt đối thủ lâu năm trong nỗ lực chấm dứt nhiều năm căng thẳng do ông ủng hộ nhiều cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập năm 2011. Bằng cách hàn gắn quan hệ với Ả Rập Xê Út, UAE, Ai Cập và Israel, ông Erdogan hy vọng sẽ giảm bớt phần nào sự cô lập của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực và giảm bớt phần nào tình trạng thiếu ngoại tệ của đất nước.

Nhưng các nhà kinh tế cho biết dòng tiền từ Nga và Vùng Vịnh sẽ không đủ để cứu trợ nền kinh tế với trị giá khoảng 900 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ. “Tổng thống Erdogan vẫn không có giải pháp hợp lý cho những vấn đề này. Ông ấy không có một chương trình rõ ràng để đối phó với nó và sẽ gặp rắc rối sau cuộc bầu cử”, Ilhan Uzgel – nhà phân tích và là cựu trưởng khoa quan hệ quốc tế tại Đại học Ankara, cho biết.

Những bài toán về đối ngoại

Về mặt đối ngoại, thách thức hàng đầu trong chương trình nghị sự của ông Erdogan sẽ là giải quyết bế tắc trong quan hệ với các đồng minh phương Tây liên quan đến việc ông sẵn sàng làm ăn với Nga và bảo vệ những gì ông coi là lợi ích lâu dài của Thổ Nhĩ Kỳ.

tong thong erdogan va khat vong dua tho nhi ky tro lai vu dai quoc te hinh 2

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan đang chịu sức ép phải nhượng bộ NATO trong vấn đề kết nạp Thụy Điển – Ảnh: EPA

Tổng thống Erdogan đôi khi đã khiến các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu thất vọng vì tăng cường quan hệ kinh tế với Moscow, đồng thời bán máy bay không người lái và các vũ khí quan trọng khác cho cả Ukraine lẫn Nga và cấm tàu chiến các nước không liên quan tiến vào Biển Đen.

Các thủ đô phương Tây cũng lo ngại ông Erdogan đang gieo rắc sự chia rẽ trong NATO, tổ chức mà Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên từ những năm 1950. Ông Erdogan hiện đang ngăn Thụy Điển gia nhập NATO vì không hài lòng trước việc các chiến binh người Kurd bị cáo buộc đang lưu vong ở quốc gia Bắc Âu này. Ông đã đưa ra điều kiện tiên quyết cho việc gia nhập của Stockholm là phải dẫn độ các cá nhân bị Ankara truy nã về Thổ Nhĩ Kỳ.

Đề tài này đã nổi lên như trung tâm của một mạng lưới rối rắm các vấn đề gây căng thẳng giữa Ankara với Washington cũng như các cường quốc phương Tây khác. Chính quyền Tổng thống Joe Biden từng đặt điều kiện trong thương vụ bán phi đội F-16 trị giá 20 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ rằng ông Erdogan phải đồng ý để Thụy Điển gia nhập NATO. Trong khi đó, các thành viên hàng đầu khác của NATO dự kiến sẽ gây áp lực buộc Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý mở rộng liên minh trước hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong tháng Bảy.

“Chúng tôi đang bế tắc. Cần phải có một cuộc đối thoại để bắt đầu quan hệ với Liên minh châu Âu cũng như Mỹ”, Gulru Gezer, cựu viên chức ngoại giao cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ từng phục vụ ở cả Nga và Mỹ trong nhiệm kỳ trước của ông Erdogan, cho biết.

Nhưng đối với những người ủng hộ lâu năm của ông Erdogan, niềm tự hào về vị trí được sắp xếp lại của Thổ Nhĩ Kỳ trên bản đồ quyền lực thế giới vượt xa mọi lo ngại về tài chính hay các thách thức đối ngoại.

Refika Yardimci, một cử tri bỏ phiếu ở Istanbul hôm Chủ nhật, phát biểu: “Chúng tôi thấy những gì Tổng thống Erdogan đã làm cho đất nước, những cây cầu, con đường, ngành công nghiệp quốc phòng. Trước đây, đất nước chúng tôi ở trong hố sâu. Nhưng với lập trường quyết đoán của mình, ông ấy đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ vươn lên”.

Nguyên Khánh





Nguồn

Cùng chủ đề

Thổ Nhĩ Kỳ cấm Meta chia sẻ dữ liệu giữa Threads và Instagram

Vào tháng 12, cơ quan chức năng nước này đã mở một cuộc điều tra đối với công ty mẹ của Facebook là Meta về khả năng vi phạm luật cạnh tranh bằng cách liên kết các nền tảng truyền thông xã hội Instagram và Threads mà hãng công nghệ...

Cầu thủ đánh nhau với CĐV, cả đội bóng bỏ chạy

Cú đúp bàn thắng của Fred và pha lập công của Michy Batshuayi giúp Fenerbahce đánh bại kình địch Trabzonspor 3-2, qua đó chính thức có vé dự Cúp C1 châu Âu sau 15 năm chờ đợi. ...

Thổ Nhĩ Kỳ: Cầu thủ đánh nhau với CĐV, cả đội bóng bỏ chạy vào đường hầm

Chú thichCú đúp bàn thắng của Fred và pha lập công của Michy Batshuayi giúp Fenerbahce đánh bại kình địch Trabzonspor 3-2, qua đó chính thức có vé dự UEFA Champions League sau 15 năm chờ đợi.Sau trận đấu, cầu thủ Fenerbahce khoác vai, cùng nhau ăn mừng ngay trên sân nhà của đối thủ. Một CĐV bịt mặt bất ngờ lao xuống, giơ nắm đấm về phía cầu thủ Fenerbahce. Ngay lập tức, người đàn ông này...

Giáo hoàng Francis nói Ukraine nên ‘can đảm cầm cờ trắng’ trong đàm phán

Bình luận trên được Giáo hoàng Francis đưa ra trong một cuộc phỏng vấn quay vào tháng trước với đài truyền hình RSI của Thụy Sĩ. Trong cuộc phỏng vấn, ông đã được yêu cầu nêu quan điểm giữa hai luồng ý kiến.  Ý kiến thứ nhất cho rằng...

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bóng gió về chuyển giao quyền lực

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu đề cập khả năng từ bỏ quyền lực sau hơn hai thập kỷ lãnh đạo đất nước. "Tôi đang làm việc không ngừng nghỉ. Tôi quay cuồng đến mức tưởng như quên thở, bởi vì với tôi cuộc bầu cử lần này cũng là lần cuối. Với những quy định pháp luật hiện hành, đây sẽ là cuộc bầu cử cuối cùng của tôi", Tổng thống Recep Tayyip Erdogan phát biểu vào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội thi Lễ vật dâng vua kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế

Chiều 23/3/2024, cơ quan Hội Nông dân huyện được Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1100 ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức Hội thi Lễ vật dâng Vua (lễ mặn) và thi nấu cơm niêu đất với sự tham gia của 21...

Ấn Độ truy tố những tên cướp biển Somalia bị bắt tuần trước

Hãng tin AFP cho hay, 35 tên hải tặc Somalia đã được áp giải tới Mumbai trên tàu khu trục INS Kolkata của Hải quân Ấn Độ hôm thứ Bảy (23/3). Những kẻ này bị bắt trong một chiến dịch trấn áp của Ấn Độ vào tuần trước nhằm...

Quốc hội Mỹ thông qua gói ngân sách 1,2 nghìn tỷ USD

Cuộc bỏ phiếu thông qua với tỷ lệ 74-24 ở Thượng viện Mỹ. Trước đó, Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật ngân sách này cách đây 2 tuần. Điều này sẽ giúp các cơ quan liên bang quan trọng của Mỹ bao gồm các Bộ An ninh...

Bài đọc nhiều

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Sinh viên Việt Nam còn được trả lương trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các công ty bán dẫn Đài Loan. Lao động trong nhà máy bán dẫn tại Đài Loan - Ảnh: P.D. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hàn Quốc Diệu - chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM - cho biết Bộ Giáo dục Đài Loan vừa công bố "Chương trình đặc biệt giáo dục...

Đoàn giám sát Quốc hội làm việc với Chính phủ về nhiều nội dung quan trọng

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Chính phủ sẽ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Trọng Quỳnh/VPQH Ngày 22.3, tại Nhà Quốc hội,...

Trưởng ban Đối ngoại TW hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại TW Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến Ủy viên Thường vụ...

Nhiều công trình, sáng kiến được trao Giải thưởng Hồ Hảo Hớn: Hòa nhịp hơi thở cuộc sống

Hàng chục sân chơi cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa được hình thành từ vật liệu sau sản xuất; Ứng dụng chuyển đổi số vào việc học tập các bài lý luận chính trị cho đoàn viên và thanh niên; Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh với thanh thiếu nhi được thực hiện từ năm 1999 đến nay; hay chương trình “Chuyến xe mùa xuân” đưa hàng chục ngàn...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Chặng đường mới cho Đắk Nông sau 20 năm tái lập tỉnh

Đắk Nông kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, lịch sử cách mạng của vùng đất và con người Đắk Nông, tạo sự phát triển hài hòa và bền vững.Đặc biệt là địa phương có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, tỉnh cần tập trung các nguồn lực...

Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháy, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Video: Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháyTối 23/3, lực lượng Công an thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước) thông tin đang phong toả hiện trường để điều tra vụ cháy xảy ra tại nhà sách Tuấn Minh ở thị xã Phước Long.Thông tin ban đầu, khoảng 19h30, một số người dân thấy khói bốc lên bên trong nhà sách Tuấn Minh (phường Long Phước, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước). Sau đó,...

Vụ tấn công tại Moskva: Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt

Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga cho biết hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moskva. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công nhằm vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN Sau khi xảy ra vụ tấn công tại tòa nhà Crocus City Hall trong trung tâm mua sắm và biểu diễn nghệ...

Mới nhất

Chặng đường mới cho Đắk Nông sau 20 năm tái lập tỉnh

Đắk Nông kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, lịch sử cách mạng của vùng đất và con người Đắk Nông, tạo sự phát triển hài hòa và bền vững.Đặc...

Tổng thống Putin tuyên bố quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Matxcơva, Tổng thống Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang ở Nga, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công này. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu qua video trước toàn quốc ngày 23-3 - Ảnh: REUTERS/ĐIỆN KREMLIN Theo Đài RT,...

Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháy, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Video: Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháyTối 23/3, lực lượng Công an thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước) thông tin đang phong toả hiện trường để điều tra vụ cháy xảy ra tại nhà sách Tuấn Minh ở thị xã Phước Long.Thông tin ban đầu, khoảng 19h30, một số người dân thấy khói...

Mới nhất