Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTranh cãi về mặt trăng đầu tiên bên ngoài hệ Mặt Trời

Tranh cãi về mặt trăng đầu tiên bên ngoài hệ Mặt Trời


MỹPhát hiện ngoại mặt trăng đầu tiên của nhóm nghiên cứu ở Đại học Columbia vấp phải hoài nghi từ một số nhà thiên văn khác.





Mô phỏng ngoại mặt trăng quay quanh hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời. Ảnh: NASA GSFC/Jay Friedlander và Britt Griswold

Mô phỏng ngoại mặt trăng quay quanh hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời. Ảnh: NASA GSFC/Jay Friedlander và Britt Griswold

Các nhà thiên văn học luôn biết phát hiện mặt trăng xung quanh những hành tinh ngoài hệ Mặt Trời sẽ là một thành tựu lớn, nhưng hiện nay, cuộc tranh cãi nổ ra ở lĩnh vực khoa học hành tinh cho thấy việc phát hiện ngoại mặt trăng khó khăn tới mức nào, theo Live Science. Câu chuyện bắt đầu vào năm 2018, khi một nhóm nhà nghiên cứu bao gồm David Kipping, trợ lý giáo sư thiên văn học ở Đại học Columbia, tin chắc họ phát hiện ngoại mặt trăng đầu tiên. Vật thể quay quanh ngoại hành tinh Kepler-1625b, thế giới giống sao Mộc ở cách Trái Đất khoảng 8.000 năm ánh sáng. Ban đầu, vật thể được tìm thấy nhờ kính viễn vọng không gian Kepler.

Khi phát hiện, mặt trăng của Kepler-1625b được đặt tên là “Kepler-1625 b I”. Sau đó, nó được xác nhận thêm nhờ dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Hubble. Năm 2022, nhóm nghiên cứu khác cũng bao gồm Kipping dường như tìm ra ngoại mặt trăng thứ hai, lần này chỉ với kính Kepler. Vật thể này quay quanh Kepler-1708 b, hành tinh khí khổng lồ ở cách Trái Đất 5.400 năm ánh sáng với khối lượng gấp 4,6 sao Mộc. Ngoại mặt trăng tiềm năng thứ hai cũng có tên gọi tương tự mặt trăng đầu tiên, là “Kepler-1708 b I”.

Kỹ thuật sử dụng để phát hiện hai ngoại hành tinh tương tự phương pháp đi ngang đĩa sao (transit method), tính đến nay đã giúp bổ sung hơn 5.000 hành tinh vào danh mục hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Phương pháp đi ngang đĩa sao dựa trên phát hiện mức giảm nhẹ của ánh sáng phát ra từ sao chủ, kết quả khi hành tinh di chuyển phía trước ngôi sao từ điểm nhìn trên Trái Đất. Quy tắc tương tự cũng áp dụng với ngoại mặt trăng dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều. Nếu những mặt trăng này ở vị trí phù hợp quanh hành tinh mà chúng xoay quanh khi hành tinh đó đi qua sao chủ, điều đó cũng khiến ánh sáng giảm nhẹ.

Tuy nhiên, sự giảm ánh sáng nhỏ như vậy là manh mối chứng tỏ sự tồn tại của Kepler-1625 b I và Kepler-1708 b I đối với nhóm ủng hộ ngoại mặt trăng. Tuy nhiên, sự giảm ánh sáng gây ra do ngoại mặt trăng nhỏ đến mức không thể quan sát trực tiếp. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu cần dùng thuật toán phần mềm máy tính cực mạnh để tìm ra từ dữ liệu kính viễn vọng.

Theo Kipping, cả nhóm của ông và nhóm phản đối do René Heller đứng đầu sử dụng cùng bộ dữ liệu từ cùng kính viễn vọng, nhưng sự biến mất của Kepler-1625 b I và Kepler-1708 b I có thể do cách nhóm nghiên cứu xử lý dữ liệu thông qua thuật toán. Kipping cho rằng họ có thể bỏ sót Kepler-1708 b I do phần mềm họ chọn để phân tích dữ liệu kính vọng Hubble và Kepler. Dù có liên quan tới phần mềm mà nhóm Kipping sử dụng, phần mềm của nhóm Heller vẫn hơi khác biệt. Kipping cũng đề nghị nhóm Heller sử dụng phần mềm của họ bởi nó thường rất đáng tin cậy ở ngoài chế độ mặc định và nhạy với một số bước được dùng để xử lý dữ liệu. Điều này có thể lý giải tại sao những ngoại mặt trăng bị bỏ sót trong quá trình tính toán.

Đối với Kepler-1625 b I, Heller và đồng nghiệp gợi ý sử dụng hiệu ứng “stellar limb darkening”, có nghĩa rìa của một ngôi sao tối hơn trung tâm của nó, ảnh hưởng tới tín hiệu ngoại mặt trăng. Nhóm của Heller cho rằng hiệu ứng này giúp giải thích tốt hơn các quan sát về sao chủ thay vì sự giảm sáng gây ra bởi ngoại mặt trăng. Kipping nhận định cách này không thích hợp đối với ngoại mặt trăng tiềm năng bởi nhóm của ông đã xem xét cả hiệu ứng stellar limb darkening khi mô tả sự tồn tại của Kepler-1625 b I. Heller và nhóm của ông không tin Kepler-1625 b I và Kepler-1708 b I tồn tại.

Ít nhất, cả Heller và Kipping đều đồng ý nên tiếp tục nghiên cứu. Lý do những ngoại mặt trăng lộ diện trong phương pháp đi ngang đĩa sao là bởi chúng là thiên thể khổng lồ lớn cỡ tiểu sao Hải Vương, có đường kính gấp 1,6 – 4 lần Trái Đất. Nếu thực sự tồn tại, chúng rất đồ sộ. Kipping nghĩ đó là một phần lý do khiến chúng quá khác thường để có thể chấp nhận là phát hiện ngoại mặt trăng đầu tiên. Ông dự định sử dụng kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) để tìm kiếm thêm ngoại mặt trăng giống với mặt trăng trong hệ Mặt Trời hơn.

An Khang (Theo Live Science)




Source link

Cùng chủ đề

Nữ VĐV đầu tiên hoàn thành giải ultra trail khắc nghiệt nhất hành tinh

MỹJasmin Paris hôm nay 23/3 trở thành nữ VĐV đầu tiên chinh phục Barkley Marathon trong lịch sử 38 năm của giải ultra trail khắc nghiệt này. Paris hoàn thành cuộc đua sau 59 giờ, 58 phút và 21 giây, chỉ 99 giây trước COT (Cut-off time - thời gian quy định các VĐV phải hoàn thành cuộc đua). Paris về đích tại Barkley Marathon trong tiếng reo hò của khán giả. Ảnh: Howie Stern Cô là một trong năm người...

Cộng đồng quốc tế lên án vụ khủng bố ở Nga

Ông Kirby nói Mỹ đang thu thập thông tin về sự việc và cho biết chưa có dấu hiệu cho thấy chính phủ Ukraine và công dân Ukraine liên quan tới vụ khủng bố.Đại sứ quán Mỹ tại Nga hôm 7/3 từng cảnh báo về nguy cơ xảy ra tấn công cực đoạn tại Moskva và khuyến cáo công dân Mỹ không tụ tập ở nơi đông người. Tuy nhiên, ông Kirby khẳng định Washington không biết trước...

Nghị sĩ Cộng hòa yêu cầu phế truất Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Nghị sĩ Marjorie Greene đề xuất bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, khởi động quy trình có thể khiến ông Mike Johnson mất chức. Nghị sĩ Cộng hòa theo đường lối cứng rắn Marjorie Taylor Greene hôm 22/3 thông báo nộp đơn "đề xuất bãi nhiệm" Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, sau khi ông phớt lờ nhiều thành viên trong đảng Cộng hòa nhằm thông qua dự luật ngân sách 1.200 tỷ USD giúp chính phủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Dư vị miền xưa’ – ký ức vùng sông nước Nam bộ

Dấu ấn văn hóa Nam bộ và ký ức chèo xuồng, nấu rượu, nuôi heo, món ngon ngày lũ tràn đồng được tái hiện trong "Dư vị miền xưa". Sáng 23/3, tác giả Trần Minh Thương (bút danh Thạch Ba Xuyên) có buổi giao lưu tại đường sách thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, xoay quanh chủ đề Vấn vương vị bánh, đậm tình quê hương. Trong chương trình, ông giới thiệu tác phẩm mới nhất - Dư vị...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa...

Bài đọc nhiều

Vật thể xa nhất con người nhìn thấy là gì?

Với mắt thường, bầu trời đêm có hơn 9.000 điểm sáng, nhưng phần quan sát được này chỉ là một góc nhỏ của vũ trụ. Mô phỏng chớp sáng phun lên từ ngôi sao Proxima Centauri. Ảnh: NRAO/S. Dagnello Hệ sao khả kiến (nhìn thấy được) gần nhất là Alpha Centauri, cách Trái Đất khoảng 4,25 năm ánh sáng. Ngôi sao gần nhất trong hệ 3 ngôi sao này là Proxima Centauri, nhưng vì là sao lùn đỏ nên nó...

“Chất lượng nước – Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”

 Sáng 22/03, tại Hà Nội, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc, Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam (VINALAB) phối hợp cùng Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị phân tích Nhật Bản (JAIMA, trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản) và Viện khoa học và công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) tổ chức Hội thảo “Chất lượng nước – Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát...

Nhà máy điện đi dộng ‘đóng gói’ hơn 240 tấm pin mặt trời

Startup Áo Solar Container trình làng hệ thống quang năng di động SolarCont chứa 240 tấm pin mặt trời xếp gọn thành khối hộp lớn tương đương container tiêu chuẩn. Nhà máy điện đi dộng 'đóng gói' hơn 240 tấm pin mặt trời Hệ thống pin mặt trời SolarCont. Video: Solar Container Hệ thống SolarCont có thể được vận chuyển đến bất cứ nơi nào trên thế giới và triển khai như một nhà máy điện độc lập với lưới...

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về trí tuệ nhân tạo

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc lần đầu thông qua nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra. Nghị quyết do Mỹ bảo trợ được thông qua hôm 21/3 với sự đồng thuận của hơn 120 quốc gia thành viên mà không cần bỏ phiếu. Nghị quyết đặt mục tiêu thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Cùng chuyên mục

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Hội chứng cực hiếm khiến con người trông thấy mặt quỷ

Lần đầu tiên, các nhà khoa học tái tạo những gì bệnh nhân mắc hội chứng prosopometamorphopsia (PMO) khi nhìn gương mặt người khác. Gương mặt biến dạng mà Sharrah trông thấy khi nhìn mọi người. Ảnh: Antônio Mello Vào một sáng mùa đông cách đây 3 năm, Victor Sharrah thức dậy và trông thấy bạn cùng phòng đi vào nhà tắm. Tuy nhiên, khi Sharrah nhìn vào gương mặt người bạn, ông rất hoảng hốt vì những đường nét...

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã khai thác 70.000 giờ

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành với công suất 500 kWt từ năm 1984, sử dụng cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất thuốc phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nhân lực. Thông tin được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng...

Máy hát đĩa bỏ túi đầu tiên trên thế giới

Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone nhỏ gọn với đường kính 11,5 cm và độ dày 4,7 cm ra đời cách đây khoảng 100 năm, hoạt động không cần pin. Máy hát đĩa bỏ túi Mikiphone. Ảnh: Rare Historical Photos Những năm 1920, rất lâu trước khi các thiết bị hiện đại chiếm lĩnh cuộc sống thường nhật, một phát minh nhỏ tiện dụng đã mang âm nhạc đến túi của mọi người theo nghĩa đen. Phát minh xưa cũ...

VNPT và Vietnam Airlines triển khai chương trình hợp tác chiến lược, ra mắt ứng dụng VNA Discovery

Việc kết hợp cung cấp dịch vụ kết nối Internet trên tàu bay giữa Vietnam Airlines và VNPT sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng, nâng cao trải nghiệm khi hành khách được kết nối Internet trên tất các chuyến bay trong nước và quốc tế. Ngày 22-3, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết, triển khai chương trình hợp tác chiến lược giữa Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)...

Mới nhất

Mới nhất